Khám phá mâm cỗ ngày Tết miền Trung hấp dẫn, ngon miệng

mâm cỗ ngày tết miền trung
Shopee sale 4.4

Miền Trung nước ta nổi tiếng với những cảnh quan du lịch hấp dẫn, diện tích rộng lớn và văn hoá độc đáo. Vậy mâm cỗ ngày Tết miền Trung có gì mới lạ và khác gì so với 2 miền còn lại? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung

Miền Trung đất nước là vùng đất có diện tích rộng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, tuy nhiên lại cũng là khu vực thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên phải hứng chịu bão lũ, thiên tai,… Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mâm cơm Tết miền Trung cũng thường được sắp xếp đầy đủ các món ăn đặc biệt, thể hiện đúng tinh thần cần cù, chịu khó của người dân nơi đây.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung luôn có các món cuốn với bánh tráng, rau, thịt và các món kho mặn. Ngoài ra còn có các món tôm rim, dưa hành, ram chiên, chả giò, nộm,… đặc trưng nơi đây:

  • Món cuốn: Món ăn vừa thể hiện được sự sáng tạo trong việc kết hợp các nguyên liệu vừa làm nổi bật nét khéo léo trong ăn uống của người dân miền Trung.
  • Món kho: Các món măng kho mặn, thịt kho,… thường chứa đựng nhiều tâm tư của những người dân chân chất, thật thà, họ truyền đạt niềm hy vọng về sự tốt lành, sung túc và một năm mới an khang thịnh vượng qua các món kho.
  • Món tré: Tré là món ăn biểu tượng cho sự hòa thuận trong gia đình, mang lại giá trị tinh thần rất cao cho người dân miền Trung. ngày xưa, tré là món ăn dành cho các bậc vua chúa, vương giả, nhưng hiện nay, món này đã trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Trung.
mâm cỗ ngày Tết miền trung
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung. (Nguồn: aFamily)

Mâm cỗ ngày tết miền Trung gồm các món nào?

Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung, Shopee Blog mời bạn tiếp tục khám phá sự phong phú ẩm thực nơi đây với các món ăn đặc trưng cụ thể nhé!

Gà luộc

Thịt gà luộc không phải là một món ăn cỗ mới lạ nhưng nó mang lại hương vị truyền thống với thịt gà mềm dai, được hấp chung với lá chanh để làm tăng hương thơm và vị ngọt của thịt. Người miền Trung nói riêng và người Việt Nam nói chung sẽ thường ăn món này kèm theo muối tiêu chanh hoặc muối ớt để thưởng thức hương vị ngon nhất của thịt gà.

gà luộc
Gà luộc – món ăn truyền thống của cả 3 miền. (Nguồn: Canva)

Bánh tét

Tuỳ theo vùng miền, ở Miền Bắc các dịp Tết sẽ không thể bánh chưng còn miền Nam và miền Trung thì loại bánh truyền thống sẽ được thay bằng bánh tét. Ngoài ra, tùy theo khu vực, bánh tét cũng có những khác biệt nhỏ như kích thước hay các loại nhân đa dạng hơn. Ở một số vùng miền, chúng ta cũng có thể thấy sự kết hợp giữa bánh chưng và bánh tét trong mâm cỗ cúng tổ tiên, điều này còn phụ thuộc vào phong tục cụ thể của từng địa phương và từng gia đình.

bánh tét
Bánh tét truyền thống trong mâm cỗ người miền Trung. (Nguồn: Canva)

Nem chua

Nem chua thường được làm từ thịt lợn, được giã nhuyễn và ủ bằng men của lá chuối, ổi, hoặc lá sung và thính gạo cho đến khi chín. Khi chín đủ, nem chua sẽ có hương thơm đặc trưng, vị chua thanh, kết hợp với chút cay nhẹ từ ớt và tiêu được giã cùng. Nem chua từ Nghệ An đến Thanh Hóa xưa nay luôn là món ăn đặc sản được nhiều người tìm mua về làm quà. Ngày nay, có nhiều cách ăn nem sáng tạo hơn như chiên, ăn cùng tương ớt,…

Nem chua
Nem chua đặc trưng trong mâm cơm ngày tết miền Trung. (Nguồn: Ăn Uống Thanh Hoá)

Dưa món

Nếu như ở miền Bắc thường ăn dưa hành với bánh chưng và miền Nam có củ kiệu ăn cùng bánh Tét thì dưa món ở miền Trung cũng là một trong những món đặc trưng không thể thiếu mỗi dịp Tết để ăn cùng các loại bánh truyền thống. Dưa món ở miền Trung được chế biến công phu, khéo léo chỉ bằng các nguyên liệu đơn giản như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ,… Những nguyên liệu này được nêm nếm và ngâm lên men để có vị chua mặn đặc trưng.

Dưa món
Dưa món trong mâm cỗ miền Trung. (Nguồn: savourydays)

Ram cuốn

Ram là tên gọi khác của món chả giò kiểu miền Trung. Các nguyên liệu trong ram cũng tương tự như chả giò ở các vùng miền khác: thịt, trứng, mộc nhĩ, nấm hương,… Ngoài ra, miền Trung, đặc biệt là vùng đất Quảng Ngãi có món ram bắp đặc biệt với phần nhân bên trong chỉ có bắp. Món ăn này vẫn có hình dạng như chả giò bình thường chỉ khác phần nhân bên trong, đây là một món ăn cũng rất phổ biến mà không người dân miền Trung nào là không biết.

Ram cuốn
Ram cuốn – chả giò kiểu miền Trung. (Nguồn: Vinwonders)

Thịt ngâm nước mắm

Thịt heo ngâm mắm được xem là món ăn đặc sản trong ngày Tết miền Trung. Hương vị thơm nồng quyến rũ của nước mắm hoà quyện với từng lát thịt heo thơm ngon chắc chắn, được cắt đều tay sẽ khiến bạn thử một lần không thể nào quên. Với người dân miền Trung, ngày Tết bên cạnh đôi bánh Tét, dưa món, nhất định phải có thêm hũ thịt ngâm nước mắm. Nếu thiếu hương vị ngọt ngọt, mặn mặn của món ăn này, mâm cơm ngày tết miền Trung dường như sẽ không được trọn vẹn.

Shopee sale 4.4
thịt ngâm nước mắm
Thịt ngâm nước mắm đặc sản ngày Tết miền Trung. (Nguồn: Đặc Sản Quy Nhơn)

Tôm chua

Tôm chua là một món ăn có sự kết hợp đa dạng tinh tế các nguyên liệu như củ riềng, tỏi, ớt, khế, trái vả và một số loại rau thơm khác lại với nhau. Hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác của món ăn này đến từ sự hòa quyện trọn vẹn giữa đậm đà, ngọt bùi và chút chua chua, cay cay từ những nguyên liệu khác nhau. Mỗi thành phần trong món ăn đều được chế biến đúng cách, tạo nên một tác phẩm ẩm thực độc đáo không thể thiếu trên mâm cơm ngày tết miền Trung vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

tôm chua
Tôm chua là món ăn đặc sản của người miền Trung mỗi dịp Tết đến. (Nguồn: Vinwonders)

Giò bò

Giò bò là món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung được làm từ thịt bò xay, nêm nếm gia vị như nước mắm, tiêu, ớt, đường,… đặc biệt không pha thêm bột hay bất kì loại thịt nào khác để giữ trọn vẹn được hương vị thịt bò dai và mùi thơm vốn có của nó. Giò bò cũng như các loại chả thân thuộc khác trong ngày Tết, khi đặt lên mâm cơm Tết miền Trung thường được cắt tạo kiểu đẹp mắt và trang trí thêm ngò/ớt cho bắt mắt hơn.

Giò bò miền Trung
Giò bò là một trong các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. (Nguồn: hnf Food)

>> Xem thêm: 15+ các loại chả Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt

Canh khổ qua nhồi thịt

Nhiều người dân miền Trung quan niệm năm mới ăn khổ qua cho “cái khổ nó qua” vậy nên canh khổ qua cũng là một trong số những món ăn đặc trưng trong mâm cơm Tết miền Trung. Khi chế biến, phần thịt nhồi bên trong được băm nhỏ với mộc nhĩ, tiêu, hành,… Khi nấu khổ qua cũng trở nên ngon miệng với vị đắng nhẹ, ngọt tự nhiên, cay cay của tiêu và hương thơm nồng của hành. Canh khổ qua không chỉ là một món ăn có lợi cho sức khỏe mà còn là biểu tượng của sự lạc quan, hy vọng cho một năm mới tốt lành và qua đi mọi khó khăn.

Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt trong mâm cỗ miền Trung. (Nguồn: Canva)

Chè kê

Chè kê là một món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Khác biệt với chè đậu xanh, chè kê có độ sệt đặc biệt hơn, hương vị không quá ngọt, vẫn giữ được vị béo bùi đặc trưng của hạt kê. Ngoài ra, sự hòa quyện giữa hạt kê và đậu xanh sẽ tạo nên một cảm giác thú vị, độc đáo và kích thích vị giác khi thưởng thức. Món chè kê không chỉ là một sự bổ sung ngon miệng cho bàn cỗ Tết miền Trung mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh tế trong nền văn hóa ẩm thực đặc biệt của vùng đất chịu thương chịu khó này.

chè kê
Chè kê đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. (Nguồn: HC)

Gợi ý một số thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Thực đơn mâm cơm Tết miền Trung cũng đa dạng và nhiều điểm đặc biệt với nét văn hoá đặc sắc. Mời bạn cùng tham khảo một số thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Trung với Shopee Blog nhé!

  • Mâm cỗ 1 (Bánh Tét, dưa món, bò kho mật mía, thịt ngâm mắm, canh khổ qua, trái cây): Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung với đầy đủ các món mặn, ngọt và canh hoà quyện hương vị. Với mâm cỗ này, ngoài các món ăn chính truyền thống và đặc trưng ngày Tết, bạn có thể dùng thêm các loại trái cây: xoài, ổi, dưa hấu,… để làm món tráng miệng.
  • Mâm cỗ 2 (Bánh lăn, gà luộc lá chanh, tré, thịt heo kho củ cải, dưa món, ram, mứt gừng): Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung này đặc biệt mới lạ hơn với món tráng miệng mứt gừng ngọt cay thú vị. Các món chính như gà luộc lá chanh, thịt heo kho,… kết hợp cùng dưa món tổng thể sẽ tạo nên một sự hòa quyện hương vị tuyệt vời. Đặc biệt, khi ăn cùng mứt gừng, bạn có thể chuẩn bị thêm ấm trà nóng để tăng thêm phần kích thích vị giác.
  • Mâm cỗ 3 (Tôm chua, xôi đậu xanh, giò bò, bánh in, nem chua, canh khổ qua, chè khê): Mâm cỗ này mang đậm tinh thần miền Trung với hương vị tôm chua, nem, giò bò và chè khê hoà quyện. Từ món chính đến món tráng miệng đều là các món đặc trưng mà mọi người dân miền Trung đều không thể bỏ qua khi Tết đến.
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung vô cùng đặc sắc. (Nguồn: Uy Tín Thương Hiệu)

>> Xem thêm: Mâm cỗ Tết miền Bắc, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Qua bài viết trên, Shopee Blog đã cung cấp đến bạn các món ăn đặc trưng cũng như các điểm mới lạ, đặc biệt trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phần nào hiểu thêm được văn hoá của vùng đất thân thương này. Tết này nếu muốn thử trải nghiệm các món trong mâm cỗ miền Trung, hãy ghé ngay Shopee gian hàng bách hoá online để mua sắm các nguyên liệu nấu ăn và thiết bị gia dụng với giá cực ưu đãi nhé! Đừng quên theo dõi Shopee Blog thường xuyên để cập nhật các tin tức về sự kiệnmẹo vặt vào bếp hữu ích nhé! Cảm ơn bạn đã đón đọc!

>> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *