Cách giặt quần áo như thế nào để thơm lâu luôn là mối quan tâm của nhiều chị em, nắm bắt được một số tuyệt chiêu giặt giũ quần áo sẽ giúp các nàng tối ưu thời gian nhưng vẫn đảm bảo áo quần thơm tho cho suốt hoạt động cả ngày dài. Mùi hương nhẹ nhàng phù hợp cũng giúp cho tinh thần bạn được thư giãn và thoải mái. Bỏ túi ngay những tips giặt quần áo thơm lâu như ngoài tiệm qua bài viết bên dưới nhé.
Cách giặt quần áo bằng tay thơm như tiệm
Một trong những ưu điểm của cách giặt đồ bằng tay chính là bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với vải, tăng sự ma sát giúp quần áo sạch hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số chất liệu vải cần giặt bằng tay thay vì máy giặt để đảm bảo chất lượng của quần áo. Để giặt áo quần bằng tay được sạch sẽ và thơm lâu, bạn có thể tham khảo qua quy trình giặt đồ như sau:
Kiểm tra thông tin nhãn mác trên quần áo
Các ký hiệu nhãn mác trên quần áo chính là chú thích cũng như lưu ý để giữ chất lượng quần áo được bền màu và thời gian sử dụng lâu dài hơn. Đối với cách giặt đồ bằng tay thì bạn có thể lưu ý đến các ký hiệu như nhiệt độ, phương pháp sấy, có được sử dụng chất tẩy rửa,… để đảm bảo quần áo không bị phai màu hay hư hỏng.
Phân loại quần áo trước khi giặt
Ngày nay, quần áo được sản xuất với nhiều chất loại chất liệu cũng như màu sắc khác nhau. Do đó, trước khi giặt áo quần, bạn cần phải phân loại quần áo theo chất liệu và màu sắc phù hợp để tránh làm hư hỏng vải trong quá trình giặt đồ.
Bạn nên để riêng những quần áo màu với quần áo trắng để tránh tình trạng bị lem màu. Đối với những màu thuộc tone lạnh hay có sắc độ đậm như đen, nâu, xám thì bạn nên ngâm riêng trước để tránh bị lem màu với những quần áo khác. Hay những quần áo có dính vết bẩn như thức ăn, dầu mỡ,… thì bạn cũng nên ngâm trước với nước lạnh khoảng 15 phút với xà phòng hoặc thuốc tẩy.
Lựa chọn nhiệt độ phù hợp
Lựa chọn mức nhiệt độ phù hợp sẽ giúp làm sạch vết bẩn tốt hơn, đồng thời giữ được độ bền cho chất liệu vải. Bạn có thể tham khảo một số mức nhiệt phù hợp với quần áo như sau:
- 30 độ C: Dành cho các loại quần áo dễ ra màu hay bị co rút vải.
- 40 độ C: Nếu quần áo làm từ chất liệu vải lanh, cotton hay len tổng hợp.
- 50 độ C: Các loại quần áo được làm từ chất liệu vải polyester hay cotton tổng hợp.
- 60 độ C: Đối với các loại drap trải giường, đồ trẻ em hay khăn tắm.
- 90 độ C: Dành cho các loại quần áo cotton màu trắng.
Bạn có thể giặt áo quần với mức nhiệt độ thấp nhất, sau đó thêm từ từ nước nóng vào đối với các nhóm quần áo chuyên dụng. Đối với quần áo của trẻ em không có ghi nhiệt độ thì bạn có thể giặt với lượng nước hơi ấm để đảm bảo độ khử trùng và giúp áo quần nhanh sạch hơn.
Ngâm quần áo trước khi giặt
Bạn lựa chọn loại bột giặt hay nước giặt phù hợp rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ tương thích với lượng quần áo cần giặt. Sau đó, bạn bỏ quần áo vào ngâm khoảng 5-10 phút rồi bắt đầu giặt. Đối với các loại quần áo ít bẩn thì bạn có thể giặt ngay mà không cần ngâm, còn với quần áo có vết bẩn nhiều thì bạn nên ngâm tầm 15-30 phút trước khi giặt.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn loại bột giặt hoặc nước giặt có khả năng tẩy rửa cao nhưng vẫn an toàn với da tay. Với quy trình giặt đồ bằng tay thì bạn nên cho lượng bột giặt vừa đủ, không nên cho quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến chất liệu của quần áo.
Quy trình giặt đồ thơm lâu – Sử dụng nước xả vải
Sử dụng nước xả vải sau khi giặt là một trong các bước giặt đồ giúp chất vải mềm hơn và đem lại hương thơm dịu dàng cho quần áo. Sau khi đã giặt áo quần và làm sạch xà phòng trên quần áo, bạn pha nước xả vải với lượng nước thích hợp, sau đó ngâm số quần áo đã giặt vào khoảng 15 phút để áo quần lưu hương tốt hơn.
Tính chất làm mềm quần áo của nước xả sẽ giúp phục hồi cấu trúc của sợi vải, giảm sự tổn thương trang phục trong quá trình giặt, phơi và mang đến sự mềm mại mỗi khi bạn mặc lên người. Một số loại nước xả vải dịu nhẹ và giữ hương lâu bạn có thể tham khảo như Downy, Comfort, Hygiene, Dnee,… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng lượng nước xả phù hợp với mỗi lần giặt, tránh lạm dụng quá nhiều nhé!
Phơi quần áo ở nơi thoáng mát
Khi giặt áo quần bằng tay quần áo sẽ còn tích nhiều nước và không được vắt khô như máy nên bạn cần phơi đồ ở nơi có nhiều nắng và gió, khoảng cách giữa những chiếc áo, quần cũng nên hợp lý (tầm 5-7cm) để không bị ám mùi ẩm mốc. Thời gian thích hợp để bạn phơi đồ chính là vào buổi sáng sớm, bởi khi đó ánh nắng dịu nhẹ cùng thoáng mát sẽ giúp diệt khuẩn trên quần áo và khiến chúng khô nhanh hơn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt đồ bằng tay thơm lâu
Hướng dẫn cách giặt quần áo thơm lâu bằng máy giặt
Với cuộc sống hiện đại thì máy giặt đã trở thành “trợ lý” đắc lực của nhiều gia đình, giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả. Khi thực hiện cách giặt đồ bằng máy giặt, bạn cũng cần tuân thủ một số quy tắc giữ cho quần áo luôn sạch sẽ và thơm tho.
Phân loại quần áo trước khi giặt
Tương tự với cách giặt quần áo bằng tay, bạn cũng cần phân loại quần áo trắng và màu ra riêng từng đợt để tránh bị lem màu. Ngoài ra, đối với giặt máy, bạn sẽ cần phân loại thêm các loại quần áo có phụ kiện đính hạt, đồ lót hay chất liệu mỏng cho vào từng túi giặt đồ riêng biệt. Cách giặt quần áo không bị xù này sẽ giúp cho quần áo không bị tưa chỉ, rớt hạt hay hạn chế được lực tác động mạnh từ máy giặt gây hư hỏng.
Làm sạch quần áo với máy giặt đúng chuẩn
Trước hết, bạn cho quần áo vào lồng giặt, lưu ý khối lượng quần áo phù hợp với khối lượng tối đa của máy. Tiếp đó, bạn cho chất giặt tẩy vào ngăn chứa của máy, tùy vào từng hãng máy giặt mà thiết kế ngăn chứa sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết các ngăn chứa như sau:
- Detergent: Bột giặt hoặc nước giặt.
- Softener: Nước xả vải.
- Bleach: Thuốc tẩy trắng quần áo.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý liều lượng của bột giặt, nước giặt hay nước xả vải hợp lý. Nếu sử dụng quá nhiều bột giặt sẽ khiến cho vải bị cứng. Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm viên giặt quần áo hay nước giặt xả 2 trong 1 tiện lợi và đem lại hiệu quả giặt giũ khá tốt, giúp bạn tiết kiệm được thời gian cân nhắc liều lượng bột giặt hay nước xả phù hợp.
Chọn chế độ giặt phù hợp
Thông thường, các máy giặt hiện đại ngày nay đều có tích hợp 3 chế độ giặt-xả-vắt vào trong cùng một chương trình giặt (giặt thường, giặt nhanh,…) Tuy nhiên, nếu bạn cần điều chỉnh chế độ giặt phù hợp thì có thể tham khảo qua một số chức năng như sau:
- Điều chỉnh mực nước: Tùy thuộc vào số lượng quần áo mà bạn điều chỉnh mực nước phù hợp để tối ưu hóa về hiệu suất.
- Sấy: Với các loại máy giặt cao cấp thì sẽ có thêm chế độ sấy khô giúp quần áo nhanh khô hơn.
- Vắt: Chế độ vắt khô quần áo.
Tùy vào chất liệu vải mà bạn có thể chế độ giặt áo quần phù hợp. Một số chế độ giặt phổ biến của máy bạn có thể tham khảo như sau:
- Giặt thường (Normal): Chế độ giặt phổ biến và phù hợp với đa số các chất liệu vải. Với thời gian giặt 60 phút cùng nhiệt độ nước khoảng 30 độ sẽ giúp làm sạch sâu các vết bẩn hiệu quả.
- Giặt nhanh (Quick): Chế độ có thời gian giặt nhanh hơn 10-15 phút so với chế độ giặt thường, giúp tiết kiệm thời gian và phù hợp với những loại quần áo có chất liệu vải mềm vừa phải, ít vết bẩn. Bởi chế độ này sẽ không làm sạch được các vết bẩn cứng đầu.
- Giặt chăn màn (Blanket): Chế độ giặt chuyên sâu dành cho các loại drap trải giường hay chăn màn có chất liệu dày. Với tổng thời gian giặt-xả-vắt lên đến 70 phút và chức năng làm sạch sâu sẽ giúp đánh bay các vết bẩn, làm sạch chăn màn hiệu quả.
- Giặt nhẹ (Delicates): Chế độ giặt với lực kéo xoay nhẹ nhàng, phù hợp với các loại quần áo có chất liệu vải tơ tằm, lụa hay áo dài dễ rách.
- Giặt đồ trẻ em (Baby): Chế độ giặt này được chuyên dùng để giặt sạch sâu quần áo của trẻ em. Với khả năng làm sạch sâu hiệu quả sẽ giúp xóa bay các vết bẩn trên quần áo trẻ, tăng cường xả sạch để không còn lại cặn hóa chất hay bột giặt gây kích ứng da.
Một số lưu ý khác
Một số vấn đề thường gặp có thể khiến cho việc giặt giũ và chăm sóc nhà cửa trở nên tốn thời gian, không đem lại hiệu quả cao. Do đó, bạn có thể tham khảo qua một số cách khắc phục khi giặt áo quần như sau:
- Sau khi giặt áo quần, bạn nên lấy đồ đem ra phơi càng sớm càng tốt vì nếu để quá lâu trong lồng giặt, quần áo sẽ có mùi hôi và nấm mốc tích tụ.
- Nếu dùng chức năng sấy thì bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm bóng giặt ion sẽ giúp khử tĩnh điện trên vải, giữ cho sợi vải luôn bông mịn và mềm mại.
- Tránh cho quá nhiều đồ vào máy giặt, điều này sẽ khiến máy bị quá tải đồng thời không làm sạch quần áo hiệu quả. Bạn có thể chia nhỏ theo từng đợt giặt để đảm bảo quần áo được làm sạch tốt nhất.
- Vệ sinh máy giặt định kỳ để đảm bảo máy hoạt động tốt và bền lâu.
Cách giặt quần áo không cần xà phòng
Sử dụng bột làm bánh cream of tartar giặt quần áo
Bột cream of tartar được sử dụng trong việc làm bánh. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng bột này để thực hiện các bước giặt quần áo vì nó có một số tính chất có lợi trong quá trình làm sạch.
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch cream of tartar rồi đun sôi 2 lít nước.
- Bước 2: Khi nước sôi, thêm 6 muỗng cà phê bột cream of tartar vào nước. Sau khi thêm cream of tartar, tắt bếp và để nước nguội xuống một chút.
- Bước 3: Đặt quần áo cần giặt vào dung dịch nước và cream of tartar khoảng 2 giờ và đảm bảo quần áo được ngâm hoàn toàn trong dung dịch.Thời gian này bột cream of tartar hoạt động để làm mềm và loại bỏ các vết bẩn trên quần áo.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể tiếp tục giặt quần áo bằng nước sạch để loại bỏ bột cream of tartar và vết bẩn đã được làm mềm.
Dùng chanh và muối giặt quần áo
Với cách giặt áo quần bằng chanh và muối bạn nên thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn nên rắc một lượng muối lên trên vết bẩn. Muối có tính chất hút ẩm và có khả năng làm mềm các vết bẩn khó tan.
- Bước 2: Sau khi rắc muối, bạn nên nhỏ một ít nước cốt chanh lên bề mặt vết bẩn hoặc chà xát một miếng chanh lên vết bẩn.
- Bước 3: Đặt đồ có vết bẩn đã được phủ muối và chanh dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng sẽ giúp muối tan ra và làm ẩm vết bẩn, cùng với đó, tính axit của chanh sẽ tác động để làm tan và làm mềm các vết bẩn cứng đầu.
- Bước 4: Sau khi để đồ dưới ánh nắng trong một khoảng thời gian, bạn nên giặt lại chúng với nước sạch. Với vết bẩn đã được xử lý bằng muối và chanh, vết bám bẩn sẽ biến mất hoàn toàn khi được giặt bằng nước sạch.
Cách giặt quần áo khô đơn giản tại nhà
Dung môi giặt khô là một loại chất lỏng được sử dụng để làm sạch quần áo và sợi dệt may trong quá trình giặt khô. Thay vì sử dụng nước, các dung môi này có khả năng hoà tan các chất bẩn và dầu mỡ trên quần áo mà không gây ra sự co rút, biến dạng hay phai màu. Hiện nay, cách giặt quần áo không bị co rút này được sử dụng trong tủ sấy/ tủ chăm sóc quần áo.
Với cách giặt này quy trình giặt phơi quần áo gồm mấy bước? Dưới đây là các bước mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị, phân loại và xử lý trước các vết bẩn khó tẩy
Quần áo mà bạn sử dụng hàng ngày được làm từ nhiều loại vải khác nhau. Để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất mà không gây hư hại cho quần áo, việc phân loại trước khi giặt là cần thiết. Hãy tách riêng các loại vải và màu sắc khác nhau. Điều này giúp tránh việc màu sắc lan nhau. Nếu có vết bẩn khó tẩy, hãy xử lý sơ qua trước khi giặt để đảm bảo hiệu quả làm sạch quần áo.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp xử lý đặc biệt hoặc chất tẩy vết bẩn phù hợp. Việc này giúp làm mềm và loại bỏ một phần vết bẩn trước khi tiến hành quá trình giặt khô chính. Lưu ý, việc chuẩn bị và phcân loại quần áo đúng cách cùng với xử lý trước các vết bẩn cứng đầu là quan trọng để đảm bảo quá trình giặt khô mang lại kết quả tốt nhất cho quần áo của bạn. Cách phân loại này sẽ rất cần thiết với cách giặt quần áo hàng hiệu.
Bước 2: Thực hiện quá trình giặt khô
Sau khi hoàn tất việc phân loại, bạn đặt quần áo cần làm sạch vào máy giặt khô, cũng được gọi là tủ chăm sóc quần áo. Trong quá trình giặt khô, máy sẽ thực hiện các hoạt động như lắc nhẹ và thổi hơi nước vào quần áo để loại bỏ các vết bẩn.
Bước 3: Đặt giấy hoặc túi thơm (nếu cần)
Để mang lại mùi thơm cho quần áo, bạn có thể đặt giấy hoặc túi thơm vào khay trong tủ chăm sóc quần áo. Máy sẽ sử dụng hơi nước để mang mùi thơm bám vào từng sợi vải. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp truyền thống bằng cách xếp giấy thơm giữa các lớp quần áo và tiến hành ủi như bình thường.
>> Xem thêm: Review giấy thơm quần áo – 10+ loại giấy thơm giặt quần áo tốt nhất
Bước 4: Hoàn tất quá trình làm khô quần áo
Sau khi hoàn tất quá trình giặt khô, máy sẽ giảm nhiệt độ và sử dụng gió để làm khô hoàn toàn quần áo. Đây là cách giúp duy trì độ bền và sự tươi mới cho quần áo của bạn. Ngoài ra, trước khi đưa quần áo vào tủ giặt khô, bạn có thể thấm đồ qua dung môi giặt khô để làm sạch hiệu quả hơn. Mỗi loại vải thường đi kèm với dung môi phù hợp. Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm để lựa chọn dung môi phù hợp cho quần áo của bạn.
>> Xem thêm: Cách giặt quần áo thơm lâu như tiệm suốt cả ngày dài
Lưu ý cách giặt quần áo cho các loại trang phục
Mỗi loại trang phục đều yêu cầu quy trình giặt đồ phù hợp để giữ được độ bền cho chất vải cũng như màu của sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý khi giặt các loại trang phục để item thời trang yêu thích luôn sạch thơm và giữ được độ bền ngay sau đây!
Cách giặt áo trắng sạch thơm
Áo trắng là loại quần áo rất dễ bị phai màu hay lem màu từ các đồ màu sang, chính vì vậy áo trắng cần có quy trình giặt đồ kỹ càng để giữ được độ bền của áo. Cách giặt áo trắng bền màu và trắng sáng như sau:
- Dùng chanh và giấm ăn: Chà xát chanh vào những nơi có vết bẩn hoặc ố vàng, sau đó ngâm áo vào hỗn hợp nước ấm + giấm khoảng 3-4 tiếng rồi giặt lại, áo sẽ trắng sáng hiệu quả.
- Baking soda: Trộn baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sệt, tiếp đó lấy bàn chải quét vào những nơi cần tây trắng, để khô khoảng một tiếng rồi xả lại với bột giặt.
- Sử dụng oxy già và bột giặt: Cho oxy già cùng bột giặt vào nước ấm rồi trộn đều, cho áo trắng vào ngâm khoảng 5 phút rồi giặt sạch lại với bột giặt. Có thể sử dụng thêm nước xả vải để át mùi oxy già trên áo.
- Chanh tươi: Cắt chanh tươi thành từng lát vừa phải và đun sôi với nước. Sau đó, bạn bỏ áo vào ngâm khoảng một tiếng rồi giặt lại như bình thường.
Ngoài ra, một số lưu ý về cách giặt quần áo mới mua không bị phai màu như sau:
- Áo mới mua bạn nên giặt bằng tay và sử dụng thêm giấm để “khóa màu” ngay từ lần đầu giặt.
- Giặt bằng sản phẩm dịu nhẹ, không dùng chất tẩy.
- Nếu sử dụng máy giặt, hãy bỏ áo vào túi giặt chuyên dụng.
>> Xem thêm: 10+ cách giặt quần áo mới mua không bị phai màu ngay tại nhà
Giặt áo da – Cách giặt đồ thơm như tiệm
Áo da là item thời trang được nhiều người ưa chuộng dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Bên cạnh công dụng giữ ấm, áo da còn thể hiện được cá tính và sự sành điệu cho người mặc. Thế nhưng giặt áo da như thế nào để áo luôn như mới, bền và đẹp lại là nỗi lo của nhiều bạn. Một số cách giặt quần áo đúng cách hữu ích như sau:
- Sử dụng dung dịch giặt áo da chuyên dụng: Pha nước giặt với nước theo tỷ lệ 1:1, dùng bàn chải mềm hoặc khăn ẩm nhúng vào dung dịch và chà lên những vết bẩn bên ngoài áo da. Sau đó, lộn áo trái và ngâm trong dung dịch tầm 15 phút, xả sạch với nước và phai khô.
- Dùng dầu Oliu, giấm và tinh dầu: Pha các nguyên liệu theo tỷ lệ 1:1:1 rồi dùng khăn mềm nhúng vào dung dịch và chà lên bề mặt áo. Cuối cùng, dùng khăn khô lau sạch hỗn hợp là xong.
Ngoài ra, cũng có một số tips nhỏ giúp bảo quản áo da luôn bền đẹp như mới:
- Không được để áo da bị ẩm, sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Không ủi hoặc để áo da tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng sẽ khiến áo bị bong tróc và hư hỏng.
>> Xem thêm: Tổng hợp các cách giặt áo da bền đẹp
Cách giặt áo phao lông vũ
Nếu là tín đồ của loại áo lông vũ mềm mại và đầy phong cách thì bạn không thể bỏ qua cách giặt đồ thơm lâu và không bị đổ lông. Áo lông vũ được biết đến là loại áo khoác mùa đông được làm từ chất liệu lông vũ tự nhiên hoặc lông vũ nhân tạo, đồng thời rất lâu khô nếu không có máy sấy hỗ trợ. Chính vì vậy, nếu không có cách giặt áo phao đúng sẽ làm áo sẽ dễ bị hư và mất form.
Một trong những khó khăn khi giặt áo lông vũ chính là áo rất dễ bị vón cục và không thể mặc được nữa. Vì vậy để giúp áo không bị vón cục, cách giặt áo lông vũ bằng tay nhanh khô đúng cách như sau:
- Gỡ rối các cục lông bị vón: Dùng tay nhẹ nhàng tháo gỡ các cục bông bị vón ngay lúc vừa ngâm áo vào nước, bởi khi áo khô sẽ rất khó để gỡ những cục bông này.
- Phơi áo lông vũ trên khăn tắm khô: Bằng cách này, phần nước trong áo lông vũ sẽ được thấm qua khăn tắm và giúp áo lông vũ khô nhanh hơn. Sau khi giặt, bạn phơi áo lên một chiếc khăn tắm to, cuộn khăn lại và để trong 10 phút rồi mở ra, lặp lại cho đến khi áo khô.
- Giũ nhẹ áo và phơi bình thường: Giũ nhẹ để làm tơi bông trong áo, sau đó dùng móc phơi áo ở nơi thoáng gió.
Nếu bạn giặt áo phao bằng máy thì cần lưu ý một số điều như sau:
- Giặt bằng nước lạnh ở chế độ giặt nhẹ. Không dùng chế độ vắt cực khô, giặt nhanh, giặt mạnh và thuốc tẩy quần áo.
- Nếu sử dụng chế độ sấy, bạn có thể bỏ thêm vào 2-3 quả bóng tennis, những quả bóng này sẽ có công dụng đánh tơi các sợi bông trên áo và tránh bị vón cục.
- Dùng nước giặt trung tính, dịu nhẹ.
- Nếu áo đã cũ, bạn nên giặt bằng tay, không giặt máy.
- Sau khi giặt xong áo hay có mùi hôi, tình trạng này sẽ tự biến mất nên bạn không cần sử dụng thêm các biện pháp khác,
- Chỉ giặt áo khi cần thiết, có thể là 2 lần/năm, tránh giặt quá nhiều sẽ khiến áo dễ bị hư và không bền.
Ngoài ra, nếu áo có mùi thì bạn có thể khử mùi ẩm mốc bằng cách ngâm áo lông vũ vào hỗn hợp gồm một chén giấm + bốn lít nước trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó giặt và dùng nước xả vải hoặc xịt thơm quần áo để tạo mùi thơm dài lâu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt áo phao đúng cách luôn đẹp và mới
Cách giặt đồ dạ
Đồ dạ là item thời trang giúp giữ ấm khá tốt nhưng lại rất khó để làm sạch. Đối với các loại quần áo chất liệu dạ, bạn nên lưu ý cách giặt đồ dạ như sau:
- Chỉ nên sử dụng nước lạnh để giặt đồ dạ. Không sử dụng nước nóng sẽ khiến sợi vải dạ bị co lại hoặc giãn ra gây mất form.
- Sử dụng các loại bột giặt hoặc nước giặt có tính dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa cao sẽ gây xù lông quần áo.
Ngoài ra, nếu quần áo vô tình bị dính các vết bẩn thì bạn có thể “cứu nguy” bằng một số cách giặt đồ dạ đơn giản:
- Sử dụng vaseline: Đối với các vết bẩn ít, dễ dàng tẩy rửa thì bạn có thể sử dụng vaseline. Bạn chỉ cần dùng bàn chải hoặc khăn mềm, lau lên mặt vết bẩn sau đó lau lại với khăn khô là vết bẩn đã được làm sạch hiệu quả.
- Giấm hoặc baking soda: Mẹo giúp đánh bay mùi ẩm mốc hoặc các vết bẩn khó chùi như dầu mỡ, dây mực,… Bạn sử dụng khăn mềm thấm vào giấm hoặc baking soda, sau đó lau trực tiếp lên vết bẩn. Cuối cùng dùng khăn sạch lau đi, lớp da trên áo sẽ sạch bóng hoàn toàn.
- Xà phòng hoặc dầu gội đầu: Dùng khăn có thấm một ít xà phòng hoặc dầu gội đầu sẽ giúp làm sạch hiệu quả các vết bẩn trên áo. Sau khi lớp áo da khô ráo thì bạn sử dụng thêm một ít dầu xả lên chỗ vừa lau và dùng khăn lau khô một lần nữa.
Cách giặt quần jean không bị phai màu
Quần jean sử dụng lâu ngày sẽ bị phai màu và chất lượng vải cũng bị giảm đi. Một số cách giặt quần jean được bền màu và giảm thiểu tình trạng phai màu như sau:
- Giặt áo quần bằng tay trong lần giặt đầu tiên để tránh tình trạng ra màu.
- Giặt đồ jean bằng nước giặt có khả năng giữ màu tốt. Đồng thời hạn chế giặt quần jean bằng bột giặt.
- Pha giấm vào nước giặt, những thành phần của giấm sẽ giúp vải giữ được màu tốt, không bị phai.
- Lộn mặt trái khi giặt áo quần sẽ làm giảm sự tiếp xúc với mặt ngoài, giữ màu tốt hơn và không bị xù lông.
- Sấy hoặc ủi quần jean ở nhiệt độ thấp. Nếu có sử dụng bàn ủi, bạn nên ưu tiên chọn loại bàn ủi hơi nước để bảo vệ chất vải denim tốt hơn.
Cách giặt giày không bị mất form
Để đánh bay các vết bẩn và mùi hôi khó chịu từ giày dép, đặc biệt là các đôi giày thể thao, bạn có thể tham khảo qua một số mẹo giặt như sau:
- Xác định kỹ chất liệu của giày (canvas, da, vải lưới, cao su, da lộn,…) để có cách giặt giày đúng.
- Không giặt giày với nước quá nóng và bàn chải quá cứng sẽ làm mòn cũng như hỏng giày.
- Giặt giày bằng tay sẽ giúp giữ form cho giày hiệu quả. Bạn có thể giặt giày bằng máy nhưng chỉ khi bạn không có thời gian.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng để giữ được form dáng và giảm phai màu cho giày.
- Nếu giày có bị dính các vết bẩn nhỏ, dễ lau chùi thì bạn có thể sử dụng baking soda, giấm, cồn, rượu, kem đánh răng hoặc chanh để loại bỏ vết bẩn đơn giản tại nhà.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt giày không mất form và phai màu
Cách xả quần áo thơm lâu và mềm vải
Nước xả vải giúp áo quần mềm mại và thơm lâu. Nếu biết cách dùng đúng, nước xả vải còn giúp lưu giữ hương thơm suốt cả ngày và tăng độ bền cho quần áo. Một số cách xả quần áo thơm lâu như sau:
- Chỉ nên ngâm quần áo trong nước xả khoảng từ 10 -15 phút để đảm bảo nước xả đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nếu bạn giặt áo quần bằng tay, không nên đổ trực tiếp nước xả lên quần áo mà nên hòa tan trước vào một thau nước sạch và sau đó bỏ quần áo vào ngâm. Nếu bạn giặt áo quần bằng máy thì nên lưu ý sử dụng nước xả vải vừa đủ, không quá nhiều sẽ làm giảm khả năng hút ẩm của quần áo.
Một số câu hỏi thường gặp khi giặt quần áo
Giặt quần áo bằng dầu gội đầu được không?
Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu gội đầu nào có sẵn tại nhà để giặt quần áo bị hôi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế giặt quần áo bằng dầu gội đầu có màu hoặc chứa dầu xả. Chất tạo màu trong dầu gội dễ làm quần áo bị nhiễm màu, bên cạnh đó, thành phần dầu trong dầu xả có thể gây hư hại sợi vải.
Làm sao khi quần áo giặt máy bị vệt trắng?
Một nguyên nhân phổ biến khiến quần áo bị vệt trắng là cặn bẩn từ chất tẩy rửa không tan hoàn toàn trong quá trình giặt. Điều này có thể xảy ra khi sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa hoặc khi sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp cho loại vải.
Để khắc phục, hãy đảm bảo sử dụng lượng chất tẩy rửa thích hợp cho khối lượng quần áo và loại vải. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử giảm lượng chất tẩy rửa và rửa lại quần áo một lần nữa để loại bỏ cặn bẩn còn sót lại.
Ngâm quần áo bao lâu thì giặt?
Có nên ngâm quần áo trước khi giặt không và ngâm quần áo trong bột giặt bao lâu? Nếu quần áo bị vết bẩn cứng đầu hoặc bẩn nặng, bạn nên ngâm trước khi giặt có thể giúp làm mềm vết bẩn và dễ dàng loại bỏ chúng. Thời gian ngâm tùy thuộc vào mức độ bẩn và loại vết bẩn. Thông thường, ngâm từ 30 phút đến 1 giờ là đủ. Nếu quần áo rất bẩn, bạn có thể ngâm qua đêm.
>> Xem thêm: Cách là quần áo nhanh, thẳng, đẹp – Mẹo ủi quần áo mọi chất liệu
Nên giặt quần áo vào lúc nào?
Thời điểm giặt quần áo phụ thuộc vào lịch trình và sở thích cá nhân của bạn. Tuy nhiên, dưới đây là một số gợi ý:
- Đợi cho đủ lượng quần áo cần giặt trước khi bắt đầu quá trình giặt. Điều này giúp tận dụng tối đa sức mạnh và năng suất của máy giặt.
- Chọn thời gian mà bạn có đủ thời gian để thực hiện toàn bộ quá trình giặt và làm khô quần áo. Điều này thường là vào cuối tuần hoặc buổi tối khi bạn không có nhiều công việc khác.
Có nên lộn trái quần áo khi giặt?
Lộn trái quần áo giúp bảo vệ bề mặt và màu sắc của quần áo khỏi sự ma sát với các vật liệu khác trong quá trình giặt. Điều này giúp giữ cho quần áo trông mới và bền lâu hơn.
Có nên giặt quần áo bằng nước nóng?
Nước nóng có khả năng làm mềm và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu như mỡ, dầu hoặc vết máu. Điều này đặc biệt hữu ích cho quần áo làm việc, quần áo thể thao hoặc quần áo có vết bẩn nặng. Tuy nhiên sẽ có trường hợp quần áo bị co sau khi giặt ở các loại vải như len, cotton khi giặt quần áo ở nhiệt độ quá cao. Do đó bạn cần xem kỹ loại vải để chọn nhiệt độ giặt quần áo bằng nước nóng thích hợp.
Nên giặt quần áo ở bao nhiêu độ?
Thường thì nhiệt độ giặt quần áo được chỉ định trên nhãn chăm sóc của quần áo. Nhãn chăm sóc cung cấp hướng dẫn về cách giặt, bao gồm cả nhiệt độ tối ưu. Dưới đây là một số hướng dẫn chung:
- Nước nóng (60°C – 90°C): Dùng cho quần áo cotton, linen bẩn nhiều, khăn tắm, ga giường.
- Nước ấm (40°C – 60°C): Dùng cho quần áo cotton, linen ít bẩn, quần áo tổng hợp bẩn nhiều.
- Nước mát (20°C – 40°C): Dùng cho quần áo tổng hợp ít bẩn, quần áo len, lụa.
- Nước lạnh (dưới 20°C): Dùng cho quần áo mỏng, dễ phai màu.
>> Xem thêm: Cách giặt áo len chuẩn: không bị xù, nhão và co giãn
Quần áo phơi bị mưa có cần giặt lại không?
Bạn nên giặt lại quần áo phơi bị dính mưa. Bởi nước mưa có chứa axit nitric và axit sunfuric, đây là những axit nhẹ có thể làm phai màu và làm hỏng quần áo. Bên cạnh đó, trong các nguyên nhân khiến quần áo giặt xong bị hôi là do quần áo dính mưa trở nên ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi và nấm mốc trên quần áo.
Giặt quần áo bằng sữa tắm được không?
Bạn có thể giặt quần áo bằng sữa tắm trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, không nên sử dụng sữa tắm thường xuyên để giặt quần áo vì hiệu quả giặt tẩy không cao và có thể ảnh hưởng đến chất liệu vải.
Có nên giặt quần áo thường xuyên?
Giặt quần áo thường xuyên là một thói quen hợp lý và quan trọng để duy trì sự sạch sẽ và vệ sinh của quần áo. Khi bạn sử dụng quần áo hàng ngày, chúng sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không giặt quần áo thường xuyên, các tạp chất này có thể tích tụ trên bề mặt quần áo và gây mất vệ sinh, mùi hôi và nguy cơ gây bệnh.Tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn giặt và tránh giặt quần áo quá thường xuyên để tránh gây hại cho vải.
>> Xem thêm: Cách giặt áo Hoodie nỉ và bảo quản áo không bị xù lông
Giặt quần áo bằng nước rửa chén được không?
Có thể bạn sử dụng nước rửa chén để giặt quần áo trong một trường hợp khẩn cấp nào đó, nhưng không nên sử dụng nước rửa chén thường xuyên để giặt quần áo. Nước rửa chén được thiết kế để làm sạch chén đĩa, nồi chảo và các vật dụng nhà bếp bằng cách loại bỏ mỡ và các chất bẩn khác.
Nước rửa chén thường chứa các chất tẩy rửa mạnh như chất chống bọt và chất làm mềm nước. Tuy nhiên, nước rửa chén không phải là lựa chọn tối ưu cho việc giặt quần áo. Nó có thể gây tổn hại cho sợi vải, làm mất màu và gây kích ứng da. Hơn nữa, nước rửa chén không đủ mạnh để loại bỏ một số vết bẩn cứng đầu trên quần áo.
Vậy là Shopee Blog đã gợi ý cho bạn cách giặt quần áo tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả vượt trội. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc giữ trang phục hàng ngày của các gia đình luôn thơm tho. Đừng quên theo dõi Shopee Blog thường xuyên để đón đọc những tips chăm sóc nhà cửa luôn sạch bóng. Ghé qua Shopee và Shopee Blog ngay hôm nay để được nhận những ưu đãi miễn phí vận chuyển cùng voucher giảm giá siêu hời bạn nhé!
Xem thêm:
>> Hướng dẫn 10+ cách tẩy mốc quần áo hiệu quả
>> 15+ cách tẩy trắng quần áo đơn giản, hiệu quả tại nhà
>> Gợi ý 18+ các loại nước giặt thịnh hành, tốt nhất hiện nay