Tam cá nguyệt: Một số mốc thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý

Mẹ nên lưu ý gì trong các kỳ tam cá nguyệt (Ảnh: beyeu.com)
Shopee sale 4.4

Sản khoa hiện đại đã phân chia thời gian mẹ bầu thành 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ mang những đặc điểm và chế độ dinh dưỡng riêng biệt để thai kỳ phát triển ổn định, khỏe mạnh. Cùng Shopee tìm hiểu xem tam cá nguyệt là gì và những điều mà mẹ bầu cần phải lưu ý trong bài viết sau đây nhé!

Tam cá nguyệt là gì?

Thai kỳ của mẹ bầu hiện nay được chia thành 3 giai đoạn chính. Đây cũng là sự phân chia dựa trên khái niệm “tam cá nguyệt”: 

  •  3 tháng đầu thai kỳ hay tam cá nguyệt thứ nhất: Bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13.
  •  Tam cá nguyệt 2 hay 3 tháng giữa thai kỳ: Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ
  •  3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt 3): Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần 40 (hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở)

Tam cá nguyệt thứ 1 – Giai đoạn đầu tiên của thai kỳ

Ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai (tam cá nguyệt thứ nhất), mẹ bầu sẽ trải qua những đợt khám thai đầu tiên để bác sĩ chuyên khoa sản xác định mức độ chắc chắn của việc bạn đã mang thai hay chưa, thai đã làm tổ trong buồng tử cung hay chưa. Điều này sẽ được tiến hành bằng phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm vùng bụng. 

Mẹ đã hiểu rõ các giai đoạn tam cá nguyệt chưa (Ảnh: beyeu.com)
Mẹ đã hiểu rõ các giai đoạn tam cá nguyệt chưa (Ảnh: beyeu.com)

Tiếp theo mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, khuyến cáo trong sinh hoạt hàng ngày. Mẹ bầu còn biết ngày dự sinh dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc chỉ số siêu âm. Mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác ốm nghén (buồn nôn, nôn, kén ăn, sợ mùi) vô cùng mệt mỏi. Trong khi các mẹ thì hoàn toàn không có biểu hiện này. Các mẹ sẽ ổn định lại sức khỏe sau khi bước sang tuần 11 và 12 của thai kỳ. 

Thời điểm này mẹ bầu nên bắt đầu thay đổi dần cách sinh hoạt, cũng như các sản phẩm chăm sóc riêng dành cho bà bầu

Tam cá nguyệt thứ 2 bà bầu nên ăn gì?

Nhiều mẹ bầu vẫn thường hay thắc mắc tam cá nguyệt thứ 2 từ tuần bao nhiêu, vậy hãy cân nhắc các dấu hiệu quan trọng sau. Ở giai đoạn này, một số mẹ bầu sẽ tạm biệt những cơn ốm nghén liên miên và bắt đầu dần quen với việc bụng bầu càng lúc càng to dần vì sự phát triển của bé. Đây là thời điểm mẹ bầu cần lưu ý đến những chất dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể. Mục đích là đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Ví dụ bé sẽ hấp thụ protein, axit folic, sắt, thực phẩm giàu chất xơ…

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bà bầu nên ăn gì là điều mẹ nên biết
Mẹ bầu nên ăn gì để cho con khỏe mẹ xinh (Ảnh: ferrovit.com.vn)

Vậy tam cá nguyệt thứ 2 bà bầu nên ăn gì? Mẹ bầu cần bổ sung 300kcal mỗi ngày, các bữa ăn cần đủ chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin…Nên  tránh bổ sung thực phẩm chứa sắt, canxi hoặc các chất khác cùng lúc. Canxi làm giảm khả năng hấp thu sắt. Nếu cảm thấy khó tiêu hóa, mẹ bầu cần chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày. 

Các nguồn thức ăn chứa sắt bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Hải sản nấu chín
  • Rau lá xanh
  • Các loại hạt
  • Đậu và đậu lăng
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm bánh mì và bột yến mạch
  • Ngũ cốc ăn sáng được bổ sung vitamin

Tam cá nguyệt thứ 3 nên ăn gì?

Ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ to hơn, bụng cao và nhô nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc sẽ khó thở hơn và đi đứng cũng không còn thoải mái như trước. Phụ nữ ở tam cá nguyệt thứ 3 cần nhiều nước hơn để hình thành nhau thai, túi ối. Việc mất nước khi mang thai sẽ gây ra các biến chứng như dị tật ống thần kinh, giảm khả năng sản xuất sữa mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 đến 12 ly nước mỗi ngày nhé.

Mẹ bầu liệu có biết tam cá nguyệt thứ 3 nên ăn gì
Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu để có thai kỳ khỏe mạnh (Ảnh: cih.com.vn)

Mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 nên ăn gì? Thai kỳ ở giai đoạn này đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để phát triển các cơ bắp và mô. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, đậu và sữa. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên cung cấp một lượng protein nằm ở mức khoảng 70 gram mỗi ngày. Không những thế các thực phẩm chứa protein chứa sắt, khoáng chất còn giúp mẹ bầu ngăn chặn được các tình trạng thiếu máu, xuất huyết khi sinh thậm chí là khả năng sinh non cũng giảm bớt. 

Shopee sale 4.4
  • Cháo với sữa ít chất béo
  • Các loại trái cây như táo, kiwi, đu đủ, dưa hấu, cam, dâu tây, lê, …
  • Đậu gà (chickpea) và cơm
  • Quả óc chó và các loại hạt

Ngoài ra đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu nên bắt đầu tìm hiểu về những vật dụng cần thiết cho mẹ và bé như bỉm và tã, đồ dùng cho bé, thực phẩm chức năng bổ sung, quần áo cho trẻ sơ sinh, … 

Tóm lại, cẩm nang của mẹ bầu ở cả 3 giai đoạn tam cá nguyệt đều rất quan trọng. Mẹ bầu cần luôn chú ý đến sức khỏe, bổ sung các thực phẩm cho bà bầu, tham khảo thêm sách dành cho bà bầu cũng như những lời khuyên của bác sĩ để con được cung cấp đủ dưỡng chất và khỏe mạnh được sinh ra đời. 

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *