Với những ai lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt và quá trình vượt cạn thành công, chắc chắn bạn không thể bỏ qua các kiến thức cơ bản và cần thiết khi mang thai. Trong bài viết sau, Shopee sẽ bật mí với bạn những điều cần lưu ý khi mang thai, giúp hành trình làm mẹ của bạn trở nên suôn sẻ, nhẹ nhàng và an toàn hơn!
Những điều cần lưu ý khi mang thai mà mẹ bầu cần biết
Tiêm phòng trước khi mang thai
Một trong những lưu ý khi mang thai lần đầu chính là tiêm phòng. Khi mang thai, hệ miễn dịch của chị em phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn, dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Một số bệnh chỉ biểu hiện các triệu chứng khó chịu thông thường nhưng một số khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất giúp bạn tránh khỏi những nguy hiểm khôn lường. Các chị em chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi được quá trình phát triển của con yêu đồng thời phát hiện sớm được các nguy cơ dị tật hoặc các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Có 3 mốc khám thai vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu không được bỏ qua:
- 11-13 tuần: Đo độ mờ da gáy để kiểm tra được các bất thường về nhiễm sắc thể như Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành,…
- 21-24 tuần: Chẩn đoán các khuyết tật bẩm sinh của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng, nội tạng,…
- 30-32 tuần: Khám thai để phát hiện các vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, não,… nhận biết tình trạng thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
- 35-36 tuần: Kiểm tra “chốt” trước khi sinh.
Dinh dưỡng thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng chính là một trong những điều cần lưu ý khi mang thai tháng đầu. Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung 4 nhóm dưỡng chất đầy đủ gồm: tinh bột, đường, đạm và vitamin suốt thời gian mang thai.
Trong từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau với các dưỡng chất then chốt. Thực phẩm bữa ăn hàng ngày có thể vẫn chưa cung cấp được đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi, nhất là những mẹ bầu nghén nặng.
Vì vậy, bên cạnh các nhóm thực phẩm chính, bà bầu cần bổ sung thêm các vi chất để con thông minh, khỏe mạnh. Cụ thể là các viên uống bổ sung cho thai kỳ, bù đắp sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho bà bầu.
Đề phòng, xử lý biến chứng thai kỳ
Không phải tất cả các mẹ bầu đều có thai kỳ 9 tháng 10 ngày suôn sẻ. Một số sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi. Thường gặp nhất là:
- Nhau thai bám thấp.
- Đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sản giật.
- Thiếu ối.
Tăng cân khi mang thai
Tăng cân trong thai kỳ như thế nào là hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu. Trọng lượng cần tăng khi mang thai tùy thuộc theo cân nặng cũng như chiều cao của các mẹ. Chỉ số BMI thể hiện được mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng.
Dưới đây là mức tăng cân chuẩn dựa theo khuyến cáo của IOM – Viện y học Hoa Kỳ:
- Với người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 (cân nặng bình thường), bạn nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, bạn có thể tăng từ 0,5 tới 2kg và mỗi tuần còn lại của thai kỳ thì nên tăng đều đặn 0,5kg là tối ưu nhất cho sự phát triển của thai nhi.
- Người có chỉ số BMI dưới 18.5 (thiếu cân), bạn nên tăng từ 13-18kg trong suốt thai kỳ.
- Đối với người có chỉ số BMI từ 25-29 (thừa cân), bạn nên tăng từ 7-11kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu có chỉ số BMI từ 30 trở lên (béo phì), bạn nên tăng từ 5-9kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu bạn mang thai đôi, bạn nên tăng từ 17-24kg trong suốt thai kỳ nếu có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu thừa cân và 11-19kg nếu béo phì.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khi mang thai
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ nghỉ ngơi, làm việc cũng là một trong những điều lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu và suốt thai kỳ mà mẹ bầu cần nắm được:
- Không làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, đứng lâu, cúi nhiều, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
- Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày, ngủ trưa khoảng 30 phút.
- Không thức quá khuya.
- Vận động thường xuyên, giúp lưu thông máu và tinh thần thoải mái với các bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Rạn da thường xuất hiện vào tháng thứ 5. Chị em có thể dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm có chiết xuất thiên nhiên từ tháng thứ 4 để chăm sóc da và hạn chế tình trạng rạn nứt da, thâm đen, xấu xí.
Ngoài ra, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai và sinh con mẹ bầu có thể tham gia Shopee Mum’s Club để có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm mẹ và bé chất lượng với giá tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Đặc biệt, khi trở thành thành viên của Shopee Mum’s Club, mẹ còn nhận được rất nhiều các ưu đãi và đặc quyền riêng so với những khách hàng thông thường khác. Tham gia Shopee Mum’s Club ngay mẹ nhé!
Trên đây là những điều cần lưu ý khi mang thai giúp các mẹ biết được mình cần làm gì để tốt nhất cho bản thân và em bé trong bụng. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!