Mèo bị tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở thú cưng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thú cưng hoặc nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Cùng Shopee Blog điểm qua các trường hợp hay gặp ở mèo sau đây nhé.
Vì sao mèo bị tiêu chảy?
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mèo bị tiêu chảy là do nguồn thức ăn. Bất kỳ các vấn đề nào về nguồn thức ăn, nước uống như ôi thiu, nhiễm khuẩn,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt là những bé mèo có đường tiêu hoá kém.
Ngoài ra, mèo cũng có thể bị tiêu chảy bởi một số nguyên nhân tiềm ẩn khác như môi trường sống vệ sinh kém, nhiễm trùng do các vi khuẩn, virus. Nặng hơn là mèo bị mắc các bệnh như viêm tuỵ, ung thư, cường giáp,…
Các trường hợp tiêu chảy ở mèo thường gặp
Mỗi nguyên nhân sẽ có những triệu chứng tiêu chảy khác nhau. Dưới đây là các trường hợp tiêu chảy ở mèo thường gặp.
Mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường
Một trong những trường hợp thường gặp với thú cưng khác là mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường. Với trường hợp này, mèo vẫn còn sức khoẻ và không quá nguy hiểm nếu nhận ra dấu hiệu sớm.
Nguyên nhân
Các trường hợp mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn có thể ăn uống được thường, nguyên nhân sẽ đến từ chế độ ăn uống. Cụ thể như sau:
- Thay đổi thức ăn đột ngột
Thay đổi thức ăn đột ngột khiến mèo chưa thể thích ứng kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo có thể bị tiêu chảy. Tình trạng này khá phổ biến khi chủ đổi chế độ ăn cho các bé từ ăn truyền thống sang ăn hạt.
- Ăn thức ăn lạ hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo
Một chế độ không đủ dinh dưỡng như thiếu chất xơ hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ làm hệ tiêu hóa hoạt động không trơn tru cũng khiến mèo dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, đối với những chú mèo có hệ tiêu hoá nhạy cảm thì thức ăn lạ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đường ruột của bé.
Cách điều trị mèo tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường
- Khi phát hiện dấu hiệu mèo bị tiêu chảy, bạn nên cho mèo nhịn ăn trong vòng 24 tiếng để theo dõi tình trạng.
- Nên thay đổi dần dần chế độ ăn uống để mèo quen dần, không nên thay đổi đột ngột.
- Tránh cho mèo ăn đồ sống hoặc đồ ăn quá giàu mỡ.
- Thay nước sạch cho mèo thường xuyên.
>> Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường
Mèo con bị tiêu chảy
Mèo con thường có đường tiêu hoá nhạy cảm và yếu hơn nên đây là đối tượng rất hay bị tiêu chảy.
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính thường gặp gây nên tình trạng tiêu chảy ở mèo con:
Do thức ăn
Mèo con còn nhỏ, rất háu ăn và chưa có ý thức về đồ ăn, đồ uống nên không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, nếu sử dụng thức ăn cho mèo không đúng độ tuổi như hạt cứng, sữa của người lớn,… sẽ dẫn đến dư đạm, khó tiêu hoá và có thể bị tiêu chảy.
Đến từ các bệnh lý khác
- Tác dụng phụ của thuốc: Đối với các bé mèo chưa hoàn thiện hệ miễn dịch thì việc tiêm phòng các mũi vacxin phòng bệnh giảm bạch cầu, vacxin phòng bệnh dại,… trong một số trường hợp có thể khiến mèo bị tác dụng phụ của thuốc.
- Nhiễm ký sinh trùng: Mèo con ở độ dưới 2 tháng tuổi thường rất dễ bị ký sinh trùng xâm nhập qua đường ăn uống, qua mèo mẹ hay môi trường sống xung quanh do hệ tiêu hóa còn yếu. Mèo con dưới 2 tháng tuổi thường rất dễ bị ký sinh trùng xâm nhập. Chúng ký sinh ở thành ruột, đường tiêu hoá khiến mèo bị tiêu chảy và bị viêm đường ruột.
- Bệnh truyền nhiễm do virus: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây nguy hiểm cho mèo. Dấu hiệu của bệnh này là mèo con bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa, có dịch hôi tanh và bỏ ăn,…
- Căng thẳng từ môi trường sống: Khi bước vào một ngôi nhà mới, một môi trường sống mới, mèo con thường dễ bị sợ hãi và lo lắng. Trong trường hợp này, tiêu chảy được xem là phản ứng của cơ thể trước một kích thích tâm lý nào đó.
Cách điều trị mèo con bị tiêu chảy
Khi phát hiện mèo con bị tiêu chảy, bạn có thể tham khảo bác sĩ thú y về việc bổ sung men vi sinh cho mèo để tăng các lợi khuẩn đường ruột cho mèo.
Cách điều trị nhanh nhất khi mèo con bị tiêu chảy là cho bé uống Clorocid. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cân nặng và liều lượng. Đối với mèo con, chỉ cho bé uống nửa viên, mèo trên 1kg thì uống 1 viên. Sau khi cho uống xong, bạn nên quan sát thêm các biểu hiện của bé nhé.
Mèo bị tiêu chảy và nôn
Mèo bị tiêu chảy và nôn là một bệnh lý nguy hiểm ở thú cưng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây nên bệnh này thường bắt nguồn từ ngộ độc thực phẩm, do viêm kết ruột hoặc do ký sinh trùng.
- Ngộ độc thực phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mèo bị tiêu chảy và nôn. Việc thức ăn bị ẩm mốc, hư hỏng sẽ khiến mèo dễ bị nôn vì hệ thống miễn dịch của mèo đang phản ứng với số thức ăn đó.
- Viêm kết ruột: Triệu chứng của bệnh viêm ruột ở mèo chính là chán ăn, nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ký sinh trùng như E.Coli Salmonella và Campylobacter,…
- Ký sinh trùng: Ký sinh trùng cũng được coi là một nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy và nôn ở mèo. Các ký sinh trùng giun móc, giun đũa, trùng bào tử,… ký sinh ở ruột mèo gây kích ứng và gây ra tình trạng nôn.
Cách điều trị mèo bị tiêu chảy và nôn
- Cho mèo uống đường glucose, nước điện giải để bù khoáng, bù nước.
- Tùy theo từng triệu chứng, dấu hiệu mà bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị cho phù hợp theo sự kê đơn của bác sĩ. Một vài loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy ở mèo: Oresol, Loperamid, Smecta,…
- Để giúp mèo chống nôn, có thể truyền dịch tĩnh mạch hoặc cho mèo uống thuốc chống nôn. Tốt nhất là hãy đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám và điều trị nhanh nhất có thể để tránh mèo mất sức.
Mèo đi ngoài ra máu
Mèo đi ngoài ra máu là bệnh lý không thể coi thường. Đây là dấu hiệu cho thấy mèo của bạn có thể bị nguy hiểm.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là:
- Ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thức ăn cấp độ nặng, mèo có thể sẽ đi ngoài ra máu. Trường hợp này, mèo có thể đã ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất hoặc thuốc trừ sâu hay kém chất lượng. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà lượng máu trong phân sẽ ít hoặc nhiều. Ngoài ra, nếu mèo ăn phải dị vật không tiêu hoá được, cũng sẽ khiến đường tiêu hoá bị tổn thương và đi ngoài ra máu.
- Ký sinh trùng đường ruột
Khi không tẩy giun định kỳ cho thú cưng sẽ dẫn đến có quá nhiều ký sinh trùng bám ở thành ruột. Điều này sẽ khiến tổn thương, tắc nghẽn đường tiêu hoá và gây ra tình trạng đi ngoài ra máu ở mèo. Nếu phân mèo bị lỏng, có màu đen hoặc màu sẫm thì có thể mèo của bạn đã bị nhiễm ký sinh trùng.
- Nhiễm virus, vi khuẩn
Khi mèo của bạn có triệu chứng tiêu chảy kèm máu, có mùi hôi tanh khó chịu, không thể ăn uống được thì có thể bé đã bị bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, mèo uể oải, mất kiểm soát và co giật cũng là những dấu hiệu của bệnh này. Khi thấy tình trạng này, bạn cần đưa mèo đến cơ sở y tế thăm khám vì đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong.
Cách điều trị mèo đi ngoài ra máu
- Một số cách xử lý nhanh tại nhà là không cho mèo ăn trong vòng 12 giờ đầu để theo dõi tình trạng phân mèo. Trong thời gian đó để tránh mèo bị mất nước, bạn cần pha nước điện giải để bổ sung khoáng và bổ sung nước cho mèo trong 24h đầu.
- Tốt nhất là bạn nên đưa mèo đi đến bệnh viện thú y để được thăm khám kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở mèo
Tiêu chảy ở mèo là bệnh phổ biến nhưng không phải là không có cách để phòng ngừa. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Tiêm phòng và tẩy giun sán định kỳ hằng năm cho mèo. Nên tiêm phòng ngay từ khi mèo còn nhỏ để an toàn và hiệu quả nhất. Tốt nhất là bạn nên đưa thú cưng đi khám định kỳ 6 tháng/ lần.
- Cần chuẩn bị thức ăn cho mèo theo chế độ ăn uống phù hợp. Tránh để mèo ăn các loại thức ăn có hại cho đường tiêu hoá như thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiễm hóa chất, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
- Đối với các chủ nhân bận rộn, bạn có thể tham khảo các thực phẩm chức năng bổ sung cho thú cưng như: nước khoáng cấp Đạm và Canxi, bột bổ sung Vitamin và đề kháng, men vi sinh hỗ trợ đường tiêu hoá,…
- Cần vệ sinh cho thú cưng và môi trường sống của chúng thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
Shopee Blog vừa tổng hợp một số trường hợp mèo bị tiêu chảy thường gặp. Mỗi trường hợp đều có những nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và có những phương pháp chăm sóc thú cưng của mình phù hợp.
>> Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng cho thú cưng của bạn