Không riêng gì loài người, đối với mèo thì thận cũng có chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng mèo bị sỏi thận ngày càng phổ biến. Cùng Shopee Blog theo dõi bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị tốt nhất cho các boss nhà mình nhé.
Nguyên nhân khiến mèo bị sỏi thận
Sỏi thận tồn tại dưới nhiều dạng và ở mèo có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Ảnh hưởng cơ chế di truyền
Cơ chế hấp thu và bài tiết dưỡng chất ở các giống mèo khác nhau. Một số loài có thể không hấp thu hoặc bài tiết được vài chất trong quá trình ăn uống. Và điều này khiến cho các chất thích tụ dần ở bàng quang, theo thời gian khiến mèo bị sỏi thận.
Giống mèo Ba Tư, mèo Anh, mèo Xiêm,… nằm trong nhóm có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tự nhiên cao hơn các giống mèo khác.
Vấn đề hệ tiêu hóa
Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hệ tiêu hóa có vấn đề dễ khiến thức ăn bị hoạt hóa kém, kéo theo hệ lụy của hệ bài tiết sau đó khiến mèo xuất hiện sỏi thận.
Ảnh hưởng từ quá trình chích thuốc trị ve
Hầu hết các loại thuốc chích trị ve hiện nay đều có chứa các thành phần gây hại cho gan và thận của thú cưng. Nếu mèo nhà bạn đã từng chích thuốc trị ve trong một thời gian dài thì khả năng mắc sỏi thận sẽ rất cao.
Nếu bạn từng điều trị ve cho mèo bằng thuốc chích, hãy theo dõi sức khỏe của mèo nhà mình thường xuyên. Nếu chưa, bạn nên chăm sóc thú cưng bị ve bằng các biện pháp ngoài da như: thoa thuốc, nhỏ thuốc và dùng dung dịch tắm rửa.
Lầm tưởng sai trong quá trình cho ăn uống và chăm sóc
Cho mèo dùng thức ăn sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sỏi thận ở loài vật bốn chân này. Trong đó, 3 nguyên nhân nổi bật đáng kể đến là:
- Cho mèo ăn 100% thức ăn khô dạng hạt: Ăn hạt không sai nhưng sai ở chỗ bạn chỉ cho ăn mà quên cho mèo uống đủ nước mỗi ngày. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, lâu ngày cặn thức ăn tích tụ lại và có nguy cơ khiến mèo bị sỏi thận
- Dùng thức ăn kém chất lượng, không phù hợp với độ tuổi: Mèo từ 1 tuổi trở lên cần ít nhu cầu về đạm hơn mèo con. Do đó, một số bạn không chú ý mà cứ tiếp tục cho mèo sử dụng quen các thức ăn từ khi chúng còn nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng dư đạm, tạo điều kiện cho bệnh sỏi thận xảy ra
- Dùng thức ăn mà không quan tâm đến thành phần: Chọn thức ăn cho thú cưng bạn cần chú ý đến các thành phần thích hợp trong đó. Nếu sử dụng liên tục một số loại thức ăn có chứa nhiều khoáng chất như: canxi, magie, photpho,… sẽ tạo tình trạng bão hòa và kết tủa các chất lại trong bàng quang, lâu ngày chúng sẽ kết tinh lại và tạo thành sỏi thận. Ngoài ra, một số thành phần có trong thức ăn mèo cũng gây tăng độ pH trong nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của sỏi
>> Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường
Các bệnh lý khác
Bên cạnh 3 lý do kể trên, chứng sỏi thận còn xuất hiện ở các chú mèo thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ bài tiết như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, mắc chứng nước tiểu đặc, đi tiểu ít hoặc khó tiểu.
Biểu hiện mèo bị sỏi
Sỏi thận là căn bệnh diễn tiến qua cả một quá trình dài. Các yếu tố tạo nên sỏi cần thời gian dài để lắng đọng, kết tủa và phát triển. Thông thường, sỏi thận kích thước nhỏ sẽ ít xuất hiện dấu hiệu và gây ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống của mèo. Do đó, biểu hiện mèo bị sỏi sẽ xảy ra khi giai đoạn bệnh ở mức đáng cảnh báo, trong đó bao gồm:
- Thường xuyên bị táo bón
- Uống nước nhiều bất thường
- Đau và căng cứng vùng bụng
- Trốn đi vệ sinh nơi lạ, không dùng chậu cát
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần
- Lở loét miệng và nướu răng, miệng có mùi khai
- Thường xuyên liếm và chải chuốt cho bộ phận sinh dục
- Chúi người về phía trước, cong lưng căng thẳng khi đi tiểu
- Ăn uống khó tiêu, chán ăn, nôn mửa, sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống
- Khó tiểu, số lần tiểu nhiều nhưng số lượng nước tiểu ít, đặc và ngắt quãng liên tục
- Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc có máu, vừa đi vừa kêu đau đớn do bị đau buốt, khó chịu
Những triệu chứng kể trên một khi xuất hiện đều cho thấy tình trạng mèo bị sỏi thận đang chuyển biến nặng và có thể ảnh hưởng tính mạng nếu để lâu ngày. Do đó, khi phát biểu hiện bất thường, bạn nên đưa mèo đến ngay các cơ sở thú ý gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Cách chữa sỏi thận cho mèo
Các bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán, xác định kích thước sỏi bằng một số phương pháp y khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Chẩn đoán mèo bị sỏi thận
Các phương pháp thường dùng để chẩn đoán kích thước sỏi thường là:
- Phân tích nước tiểu
- Chụp X – quang bụng và hệ tiết niệu
- Siêu âm bụng
Cách chữa sỏi thận cho mèo
Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh và sức khỏe của mèo, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Mèo bị sỏi thận nhẹ
Thường ở triệu chứng nhẹ, bệnh sẽ được phát hiện trong lúc bạn cho mèo khám định kỳ mà chưa có bất kỳ biểu hiện nào. Trường hợp này các bác sĩ thường áp dụng những phương án điều trị đơn giản và bạn có thể giúp mèo chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà.
Mèo bị sỏi thận nặng
Ở giai đoạn này, phẫu thuật gắp sỏi là giải pháp tốt nhất để chữa trị cho mèo. Thời gian từ lúc phẫu thuật gắp sỏi đến khi mèo hồi phục và đi lại bình thường diễn ra trong vòng 1 tuần.
Sau 1 tuần phẫu thuật, mèo vẫn có thể đi tiểu ra máu. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng bình thường và sẽ hết sau vài ngày. Bạn cứ bình tĩnh giúp mèo chăm sóc sức khỏe và đừng quá lo lắng.
Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận ở mèo
Chức năng thận góp phần ổn định huyết áp, kích thích quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và lọc các chất thải gây hại ra khỏi máu. Vì vậy, phòng ngừa sỏi thận ở mèo là điều cần làm để phát huy tối đa tuổi thọ của loài vật này.
Cùng Shopee Blog bỏ túi một số cách chăm sóc dưới đây bạn nhé!
- Nếu mèo bạn đã từng bị bệnh, hãy sử dụng thức ăn cho mèo sỏi thận để tránh bệnh tái phát
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, cung cấp đạm và khoáng vừa đủ
- Cho mèo uống đủ nước mỗi ngày để giảm áp lực lên bàng quang, hỗ trợ khả năng tuần hoàn và tiêu hóa thức ăn dễ dàng
- Hạn chế cho mèo ăn thức ăn dạng hạt. Nếu sử dụng hạt, bạn cần chọn các thương hiệu uy tín, có thành phần phù hợp với độ tuổi
- Cho mèo khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 1 – 2 lần/ năm như: chụp X – quang, siêu âm bụng
Có thể thấy hệ quả của bệnh sỏi thận ở mèo là không hề nhỏ, thậm chí nếu chữa khỏi vẫn chưa thể đảm bảo là mèo sẽ không bị gì ảnh hưởng về sau. Bởi vậy, bạn cần chủ động chăm sóc và quan tâm mèo nhà mình hơn. Shopee Blog hy vọng bài viết này đã giúp bạn thêm hiểu và thêm yêu các boss đáng yêu này.
>> Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn