Những hoạt động ngày Tết 2024 không thể thiếu của Việt Nam

Nên lưu ý đến tuổi tác người nhận khi chọn mua quà tặng ý nghĩa dịp Tết

Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình từ mọi phương trời quay về nhà để sum họp dưới ấm gia đình và cùng nhau tham gia vào các hoạt động ngày Tết không thể thiếu của người Việt. Hãy cùng Shopee Blog điểm danh lại ngay sau đây nhé!

Các hoạt động chuẩn bị trước Tết

Những hoạt động để chuẩn bị cho ngày Tết không chỉ khiến con người ta bận rộn và tất bật, chúng còn mang lại cảm giác rộn ràng, háo hức đối với mỗi gia đình Việt. Dù bạn ở vùng miền nào của tổ quốc thì các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên đán không thể bỏ sót những việc sau.

Dọn nhà và trang trí nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa cuối năm là hoạt động rất quen thuộc mỗi khi dịp Tết đến. Mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tổng vệ sinh ngôi nhà quen thuộc của mình. Đó không chỉ là cách để các thành viên gắn kết với nhau mà còn dọn dẹp đi những rắc rối và điều không may trong gia đình ở năm cũ.

Hoạt động ngày tết - Dọn dẹp nhà cửa nhân dịp cuối năm
Hoạt động ngày tết – Dọn dẹp nhà cửa nhân dịp cuối năm (Nguồn: Canva.com)

Để tránh gặp phải “cơn ác mộng dọn nhà” cuối năm, bạn nên lên trước danh sách các vị trí, đồ vật cần được lau chùi. Chẳng hạn, bạn có thể bắt đầu với những việc nhỏ nhặt như lau chùi bát đĩa, ly tách. Những công việc này tương đối đơn giản nên các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau tham gia dọn dẹp.

Sau đó, bạn sẽ bắt đầu với những việc phức tạp hơn như tổng vệ sinh phòng khách. Đây là bộ mặt của gia đình nên bạn đừng quên trang trí thêm cây mai, cây đào để khiến phòng ốc đầy ắp không khí Tết nhé! Cuối cùng, bạn sẽ dọn dẹp các khu vực còn lại như phòng ngủ, nhà bếp, phòng thờ,…

>> Xem thêm: Top 8 mẹo dọn dẹp nhà cửa đón tết đơn giản nhanh chóng

Gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục ngày Tết từ rất lâu của nhiều người dân Việt. Theo sự tích từ xa xưa, bánh chưng tượng trưng cho đất, đại diện cho hy vọng của con người về một năm trời đất mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngoài ra, bánh chưng còn mang ý nghĩa như chữ hiếu dành cho cha mẹ. Vì thế, tập tục nấu bánh chưng mỗi năm dâng cho đấng sinh thành cũng từ đây mà ra đời.

Ý nghĩa của bánh tét cũng tương tự như bánh chưng. Hình ảnh lớp nếp dẻo và đậu xanh vàng ươm được bao bọc bởi nhiều lớp lá được ví von như hình ảnh người mẹ đang bao bọc cho con. Bên cạnh ý nghĩa về gia đình, bánh tét còn ngụ ý cho mong ước của người dân về sự an cư lập nghiệp.

>> Xem thêm: Top 7+ cách gói bánh chưng thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Tết

Gói bánh chưng là phong tục ngày tết
Gói bánh chưng là phong tục ngày tết (Nguồn: Canva.com)

Bạn có thể tận dụng các đồ cũ không còn sử dụng để làm củi đốt cho nồi bánh chưng, bánh tét. Bạn có thể bắt đầu nấu bánh từ ngày 27, 28 âm lịch. Việc nấu bánh sẽ kéo dài khoảng 1 ngày nên thời gian còn lại bạn có thể đem bánh để biếu cho ông bà, hàng xóm,… Nếu bạn không có thời gian để nấu bánh thì bạn hoàn toàn có thể mua bánh tại các địa điểm uy tín như chú ý hạn sử dụng và chất lượng bánh nhé!

Đi chợ Tết

Người dân thường kéo nhau ra chợ đặc biệt là những ngày 27, 28 tháng Chạp để mua sắm dự trữ cho 3 ngày trong Tết. Người ta thường mua trầu cau, mâm ngũ quả, thịt cá, rau củ, bánh kẹo tết,…Tuy nhiên, có một số đồ vật cấm kỵ bạn không nên mua để tránh gặp xui xẻo trong năm tới như dao, kéo, thớt,…

>> Xem thêm: 17+ các loại bánh kẹo ngày tết thơm ngon và chất lượng

Chợ Tết - Đặc trưng trong ngày Tết
Chợ Tết – Đặc trưng trong ngày Tết (Nguồn: Canva.com)

Bày mâm ngũ quả

Dân gian thường có câu mâm ngũ quả “cầu, sung, dừa, đủ, xoài” nó đồng âm với câu “cầu sung vừa đủ xài”, mang ý nghĩa về một năm mới sung túc và đủ đầy. Người ta hy vọng, cầu mong rằng với mâm ngũ phẩm này, gia đình của họ sẽ may mắn, hạnh phúc và an khang hơn trong năm mới.

>> Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền chuẩn đẹp

Mâm ngũ quả - Tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy
Mâm ngũ quả – Tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy (Nguồn: Canva.com)

Từ đó, mâm ngũ phẩm với 5 loại trái cây mãng cầu, trái dứa, đu đủ, quả xoài, quả sung dẫn trở thành một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người Việt.

Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên thiên đình để báo cáo tình hình dưới thiên giới cho Ngọc Hoàng. Trong ngày này, người ta sẽ thường dọn dẹp sạch sẽ bếp núc và nấu mâm cơm để cúng tiễn ông Táo về trời.

>> Xem thêm: Cách cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn xác

Cúng ông Công, ông Táo ngày Tết
Cúng ông Công, ông Táo ngày Tết (Nguồn: Canva.com)

Theo lễ nghi, mâm cơm sẽ bao gồm các đồ vật không thể thiếu như mũ giấy, áo giấy và con cá chép vàng để thả vào thau nước cho ông Táo cưỡi về thiên đình. Ông Táo là biểu tượng cho sự ấm no hạnh phúc của mỗi nhà Bởi thế, tập tục này thể hiện mong muốn về sự hòa thuận, êm ấm giữa ông bà, cha mẹ và con cái trong năm mới.

Đón giao thừa

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt sẽ bày ra một mâm cúng để đón Giao Thừa. Mâm cơm không chỉ nhằm cầu bình an, may mắn cho năm mới. Đó còn là bữa ăn mà các thành viên trong gia đình thường sum vầy đông đủ bên nhau, cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc chuyển giao năm mới.

Như thường lệ, mọi người sẽ ăn uống, rồi nghe nhạc và thưởng thức chương trình Táo quân hài hước chiếu ở khung giờ quen thuộc vào 8h tối. Cuối cùng, họ sẽ cùng nhau chờ đón xem pháo hoa huy hoàng, rực rỡ khép lại năm cũ và mở ra một năm mới đầy hạnh phúc, an yên.

>> Xem thêm: Tổng hợp địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán 2024

Hoạt động ngày tết - Đón Giao Thừa cùng gia đình
Hoạt động ngày tết – Đón Giao Thừa cùng gia đình (Nguồn: Canva.com)

Các hoạt động diễn ra trong ngày Tết

Làm lễ cúng tổ tiên

Mỗi buổi sáng những ngày Tết đầu năm, nhiều gia đình truyền thống thức dậy khá sớm để chuẩn bị mâm cơm làm lễ cúng ông bà tổ tiên. Đây là phong tục tập quán ngày Tết phản ánh giá trị nhân văn, đạo đức trong lối sống của người Việt. Nó nhắc nhở mỗi gia đình biết uống nước nhớ nguồn, không bao giờ quên tổ tiên của mình.

>> Xem thêm: Các ngày cúng Tết quan trọng để cầu chúc cả năm bình an

Làm lễ cúng tổ tiên - Phong tục tập quán ngày Tết
Làm lễ cúng tổ tiên – Phong tục tập quán ngày Tết (Nguồn: Canva.com)

Đi tảo mộ

Trong ngày đầu tiên của năm mới, sau khi cúng bữa cơm của ông bà, mọi người thường sẽ chuẩn bị nhang đèn để đi thăm viếng mộ ông bà tổ tiên. Đây là cách để thế hệ sau tưởng nhớ người đã khuất và giáo dục con cháu biết đến nguồn cội gia đình.

Những hành động mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” sẽ là bài học tốt cho con cháu đời sau noi theo. Việc tảo mộ cũng sẽ giúp gia đình bạn có hoạt động chung gắn kết gia đình hơn.

Đi tảo mộ - Phong tục tập quán ngày Tết
Đi tảo mộ – Phong tục tập quán ngày Tết (Nguồn: Canva.com)

Đi chùa hái lộc đầu năm

Đi chùa đầu năm là hoạt động ngày Tết của nhiều người dân Việt Nam. Mọi người thường ăn mặc lịch sự trang trọng để đến chùa thắp nhang niệm Phật để tâm hồn thanh thản. Đó còn là cách để cầu nguyện mong cho gia đình có một năm mới tràn ngập sức khỏe, hạnh phúc. Hoạt động tâm linh nhưng ý nghĩa này đã tiếp nối qua nhiều thế hệ cho đến bây giờ.

Hái lộc có nhiều hình thức để thực hiện, cốt cách là ở cái tâm. Vậy nên, để tránh cảnh cây bị bẻ cành hoang tàn ngày Tết, bạn có thể mua chậu cây nhỏ, cành mía,… Như thế, hành động hái lộc sẽ đẹp và văn minh hơn.

Đi chùa hái lộc ngày đầu xuân - Ý nghĩa phong tục ngày Tết
Đi chùa hái lộc ngày đầu xuân – Ý nghĩa phong tục ngày Tết (Nguồn: Canva.com)

Chúc Tết và lì xì đầu năm

Lì xì và chúc Tết người thân bạn bè là hoạt động ngày Tết đầy ý nghĩa và mang một giá trị văn hóa nhất định trong lòng người Việt. Vào ngày Tết, nhiều gia đình sẽ cùng nhau đi chúc đến nhà nội ngoại và hy vọng ông bà lớn tuổi sang năm sẽ thật nhiều sức khỏe, may mắn, bình an.

>>Xem thêm: 100+ câu chúc Tết hay và ý nghĩa cho năm mới thành công

Chúc Tết đầu xuân - Phong tục ngày Tết

Trong khi đó, những người lớn sẽ lì xì cho những bạn nhỏ các phong bao màu đỏ, bên trong chứa đựng những đồng tiền mới tinh. Ý nghĩa của phong tục ngày Tết này là chúc cho con cháu sẽ gặp được nhiều may mắn, học giỏi và thành công. Phong tục ngày Tết này tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn ở cả người cho và người được nhận.

Lưu ý khi tham gia các hoạt động ngày Tết

Nhiều gia đình hiện đại thường thích đi du lịch trong những ngày Tết, đến những vùng đất mới, thưởng thức món ăn mới lạ và chơi trò chơi dân gian ngày Tết đặc trưng ở từng vùng miền khác nhau. Đối với những gia đình này, bạn nên chú ý kiểm tra nhà cửa từ ổ cắm điện, bình xăng, khóa nước, kiểm tra khóa nhà trước khi đi.

Bên cạnh đó, khi đi du lịch ở những địa điểm lạ bạn nên chú ý đến xăng xe và cất giữ những đồ vật quý giá để tránh bị mất trộm. Chỉ cần cẩn trọng hơn một chút sẽ giúp cho các cuộc vui ngày Tết trở nên trọn vẹn hơn.

Ngoài ra, mặc dù tình trạng dịch bệnh COVID hiện nay đã có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, để đảm bảo cho an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên tuân thủ quy định 5K để hạn chế dịch bệnh lây lan trong dịp lễ.

Dù bạn là người dân ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam thì những hoạt động ngày Tết truyền thống này vẫn là một phần không thể thiếu và ý nghĩa trong lòng mỗi người. Nếu trong năm cũ bạn có gặp nhiều sóng gió, khó khăn như thế nào thì Tết Nguyên Đán cũng là sự kiện để bạn dừng lại suy nghĩ và chuẩn bị cho hành trình mới cho một năm mới. Nếu bạn thấy bạn viết hữu ích thì đừng quên truy cập vào trang web của Shopee Blog để đọc thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Xem thêm:

>> Top 20+ quà tết xu hướng 2024 vừa ý nghĩa vừa sang trọng

>> Những điều kiêng kỵ ngày Tết để tránh xui rủi mà bạn nên biết

>> Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa mà bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *