Cúng tất niên là gì? Mâm cơm và văn khấn chi tiết

cúng tất niên
Shopee sale 5.5

Cúng tất niên là một trong những nghi thức quan trọng ngày Tết âm lịch nhằm đánh dấu việc kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong dịp này, các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cơm để trước là dâng lên tổ tiên, sau là con cháu cùng quây quần bên nhau thụ lộc. Hãy cùng Shopee Blog khám phá xem mâm cơm cúng giao thừa nên có gì và mẫu văn khấn trong bài viết dưới đây nhé!

Cúng tất niên là gì? Ý nghĩa cúng 30 tết

Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng trong văn hóa của người Việt. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại để tổng kết một năm vừa qua, nhìn lại những điều đã và chưa làm được, đồng thời chào đón năm mới với nhiều may mắn và bình an.

Đây cũng là thời khắc đoàn viên, gắn kết các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm từ xa xưa, gia đình nào càng đông đủ trong ngày 30 Tết càng chứng tỏ phúc lộc đề đa và có nhiều may mắn. Sau một năm vất vả học tập, làm việc, thì đây là dịp những người con xa quê trở về với gia đình và tham gia vào bữa cơm tối ấm áp.

Mâm cúng tất niên
Mâm cúng đêm giao thừa có ý nghĩa quan trong trong văn hóa người Việt (Nguồn: VietNamNet)

Cúng tất niên ngày nào là tốt nhất năm 2024?

Ngày tốt cúng tất niên 2024 diễn sẽ được diễn ra vào chiều tối 30 tháng chạp (do năm nay là là năm đủ). Buổi lễ thường được tổ chức vào buổi trưa hoặc chiều tối. Trong thời gian gần đây, nhiều gia đình có xu hướng cúng giao thừa sớm, có nghĩa là không nhất thiết phải tổ chức vào ngày 30 hoặc 29 Tết. Vậy cúng tất niên sớm có được không? Thực chất điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến ý nghĩa của buổi lễ. Tuy nhiên bạn nên thực hiện đúng ngày để giữ được nét truyền thống vốn có.

cúng tất niên
Ngày giờ đẹp cúng tất niên là vào bữa trưa hoặc chiều tối ngày 30 tháng Chạp (Nguồn: Báo Lao Động)

Theo các chuyên gia, thời gian để bạn bày bàn cúng tất niên công ty hay trong nhà tốt nhất là:

  • Ngày 26 tháng chạp ( 5/2/2024 theo lịch dương) tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ hoàng đạo gồm: 1h – 3h (giờ Ất Sửu); 7h – 9h (giờ Mậu Thìn); 11h – 13h (giờ Canh Ngọ); 13h – 15h (giờ Tân Mùi); 19h – 21h (giờ Giáp Tuất); 21h – 23h (giờ Ất Hợi).
  • Ngày 29 tháng chạp (8/2/2024 theo lịch dương) tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ hoàng đạo gồm: 23h-1h (giờ Canh Tý); 1h – 3h (giờ Tân Sửu); 7h – 9h (giờ Giáp Thìn); 9h-11h (giờ Ất Tị); 13h-15h (giờ Đinh Mùi); 19h-21h (giờ Canh Tuất).
  • Ngày 30 tháng Chạp (9/2/2024 theo lịch dương) tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ hoàng đạo gồm: 23h – 1h (giờ Nhâm Tý); 3h – 5h (giờ Giáp Dần); 5h – 7h (giờ Ất Mão); 11h – 13h (giờ Mậu Ngọ); 13h – 15h (giờ Kỷ Mùi); 17h – 19h (giờ Tân Dậu).

Gợi ý mâm cơm cúng 30 Tết theo 3 miền

Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cúng 30 tết miền bắc luôn phải có đủ 4 bát – 4 đĩa (cho mâm cỗ nhỏ), 6 bát – 6 đĩa hay 8 bát – 8 đĩa (cho mâm cỗ lớn). Hoặc có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao đến 2 – 3 tầng. Trong đó:

  • Bộ 4 bát – 4 đĩa bao gồm: Canh giò heo hầm măng lưỡi lợn, canh bóng thả, miến và mộc.
  • Bộ đĩa cho mâm cỗ lớn bao gồm: giò lụa, chả quế, thịt gà luộc, thịt heo.
mâm cơm tất niên
Bánh chưng, canh bóng thả là những món ăn không thể thiếu trong dịp này (Nguồn: VTC News)

Mâm cơm cúng tất niên miền Trung

Tương tự như ở các vùng miền Bắc hay miền Nam, người dân miền Trung cũng tất bật chuẩn bị cho mâm cơm chiều 30 Tết. Trong bàn cúng Tết của họ không nhất thiết phải có đủ số lượng bát đĩa như miền Bắc. Tuy nhiên, các món cúng tất niên vẫn phải đảm bảo đầy đủ theo phong cách truyền thống như giò lụa, gà luộc, măng khô, miến xào, bánh chưng/bánh tét, chả ram,…

cúng tất niên miền trung
Bàn cơm của người miền Trung không nhất thiết phải đủ 8 bát như miền Bắc (Nguồn: VTV News)

Mâm cơm cúng tất niên miền Nam

Mâm cúng 30 tết miền nam thường xuất hiện những món đặc sản như bánh tét, chả giò, thịt kho tàu, canh khổ qua, tôm khô, thịt luộc,… Người miền Nam cũng có phong tục dâng các món ăn nguội như bánh tét, củ cải ngâm, dưa giá, củ kiệu,… để cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới.

Mâm cúng đêm 30 Tết
Mâm cúng đêm 30 Tết của người dân miền Nam (Nguồn: VTV News)

Những lưu ý khi cúng tất niên 2024

Cũng giống như nhiều lễ cúng khác trong năm, cách cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời đều đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thành kính nhất. Dù không cần bày biện quá phức tạp hay trang trọng, thế nhưng gia chủ cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:

  • Việc bày biện mâm cúng cần được thực hiện cẩn thận, đẹp mắt và theo đúng truyền thống ngày Tết. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cơm chiều 30 tết có thể ít hoặc nhiều. Điều quan trọng là tấm lòng của gia chủ và sự có mặt đầy đủ của các thành viên trong gia đình.
  • Để buổi lễ thêm phần trang nghiêm và tôn kính, trước khi bắt đầu bày biện, bạn nên dọn dẹp bàn thờ và nhà cửa để đảm bảo mọi thứ gọn gàng và sạch sẽ.
  • Ý nghĩa cúng tất niên là để gia đình đoàn tụ và tận hưởng những giây phút ấm cúng bên nhau sao một năm vất vả vì công việc. Vậy nên hãy hạn chế xảy ra mâu thuẫn để tạo nên nhiều kỷ niệm tốt đẹp vào những ngày này.

>> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?

Shopee sale 5.5
Mâm cơm cuối năm
Mâm cơm cuối năm là giây phút đoàn tụ, sum vầy của các thành viên trong gia đình (Nguồn: vinwonders)

Văn khấn cúng tất niên cuối năm

Bài cúng tất niên cuối năm dành cho gia đình:

Văn khấn cúng cuối năm
Văn khấn cúng cuối năm tại gia (Nguồn: Shopee Blog)

Dưới đây là mẫu văn khấn cúng tất niên dành cho hộ kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:

Bày cúng cuối năm dành cho hộ kinh doanh
Bày cúng cuối năm dành cho hộ kinh doanh (Nguồn: Shopee Blog)

Một số câu hỏi thường gặp khi cúng tất niên cuối năm

Nên bày mâm cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà?

Theo thông lệ từ ông cha ta ngày xưa, mâm cúng giao thừa sẽ được diễn ra trên bàn thờ gia tiên hoặc thần phật trong nhà. Vì vậy trước ngày diễn ra lễ cúng, bạn cần dọn dẹp sạch sẽ và trang trí nhà cửa tươm tất.

Vào ngày 30 tháng Chạp, các thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại để nấu bữa cơm dâng cúng cho tổ tiên và thần linh. Nếu gia đình có khoảng sân rộng, cũng có thể bày lễ cúng tất niên tại đây cũng được. Tuy nhiên điều này là không bắt buộc.

Cúng tất niên có hoá vàng không?

Tục hóa vàng mã là tín ngưỡng lâu đời và đã trở thành một phần trong nét đẹp văn hóa tâm linh không thể bỏ qua của người Việt. Trong số những vật phẩm thờ cúng đêm giao thừa, tất nhiên cũng không thể thiếu vàng mã.

Sau khi hoàn thành phần lễ, gia chủ phải hóa vàng xong hết rồi mới được hạ mâm thụ lộc. Khi thực hiện nghi thức đốt vàng mã, bạn nên hóa phần tiền vàng trước để gửi đến các gia thần, sau đó mới hóa các đồ dùng giấy dành cho ông bà tổ tiên.

Không cúng tất niên có sao không?

Mặc dù chỉ là một nghi thức lễ tâm linh, tuy nhiên mâm cúng ngày Tết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong văn hóa của người Việt. Ngoài là dịp gia đình sum họp, bữa cơm đêm giao thừa còn là cột mốc đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời chiêu mời ông Công – ông Táo về nhà để tiếp tục cao quản việc bếp núc, gia đạo. Vậy nên dù bận rộn đến đâu, bạn cũng đừng quên dành chút thời gian cùng gia đình thực hiện buổi lễ ý nghĩa này nhé!

>>Xem thêm: Cách cúng ông Công ông Táo đầy đủ chi tiết nhất 2023

Cùng với tục thờ phụng ông bà tổ tiên, cúng tất niên không chỉ là nghi thức truyền thống mà còn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Trên đây là những chia sẻ của Shopee Blog về phương thức và mẫu văn khấn cho ngày cuối năm. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị được một buổi lễ chỉn chu và ấm áp cùng gia đình.

Hiện tại, trên sàn Shopee hiện đang có vô vàng chương trình khuyến mãi cực đậm cho bạn thỏa sức mua sắm các vật dụng trang trí đầu xuân. Truy cập ngay để không bỏ lỡ bất kỳ sự kiện hấp dẫn nào nhé!

>> Xem thêm: Các ngày cúng Tết quan trọng để cầu chúc cả năm bình an

Shopee sale 5.5

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *