Mách bạn 3 cách nấu bún bò đơn giản, chuẩn vị Huế

Cách nấu bún bò
Shopee sale 4.4

Bún bò là một trong những món ăn mang nhiều nét đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam. Để nấu được một tô bún bò có hương vị đậm đà, thơm lừng vị ruốc, ăn vào không ngấy không phải là một điều dễ dàng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, cùng Shopee Blog khám phá ngay 3 cách nấu bún bò chuẩn vị Huế, có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. 

Những điều bạn cần biết về bún bò

Bún bò là món ăn trứ danh của xứ Huế mộng mơ. Khi có dịp đến thăm thành phố này, bạn sẽ được nghe một câu chuyện dân gian kể về nguồn gốc của bún bò Huế. Tương truyền rằng vào thế kỷ 16 – thời chúa Nguyễn Hoàng, có một cô gái sinh sống là làng Cổ Tháp – Hương Điền nổi danh với nghề làm bún, dân làng thường gọi cô là với cái tên là cô Bún. 

Bún bò có nguồn gốc từ làng Vân Cù - xã Hương Trà, Huế
Bún bò có nguồn gốc từ làng Vân Cù – xã Hương Trà, Huế (Nguồn: Shopee Blog)

Sau này, vì nhiều nguyên nhân, cô Bún đã chuyển sang làng Vân Cù – xã Hương Trà để sinh sống và tiếp tục phát triển tài nghệ của mình. Tại đây, cô đã nghĩ ra cách dùng bún bò, mắm ruốc, ớt và một số nguyên liệu khác để nấu thành nước dùng, tạo nên hương vị đặc biệt cho món bún. Từ đó, cách nấu bún bò Huế đã được hình thành và lưu truyền cho nhiều thế hệ sau. 

Hiện nay, món bún bò Huế đã có mặt tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Cách nấu bún bò, hương vị của bún ở mỗi miền cũng có sự khác biệt nhất định, chẳng hạn như:

Sự khác nhau giữa bún bò 3 miền
Sự khác nhau giữa bún bò 3 miền (Nguồn: Shopee Blog)

Cách nấu bún bò Huế với gân bò

Nếu bạn là một tín đồ trung thành với món bún bò Huế, nhưng lại không muốn phải ăn quá nhiều thịt, hãy thử ngay phiên bản nấu bún bò Huế cùng gân bò nhé! Gân bò có vị giòn, dai, sẽ mang đến cho bạn những hương vị mới lạ khi ăn cùng nước dùng thơm lừng mùi sả và ruốc. Xem ngay cách nấu bún bò với gân dưới đây:

Nguyên liệu, gia vị nấu bún bò Huế cần chuẩn bị

Nguyên liệu, gia vị nấu bún bò Huế bạn cần chuẩn bị là:

Nguyên liệu cần có để nấu bún bò gân
Nguyên liệu cần có để nấu bún bò gân (Nguồn: Shopee Blog)

Cách thực hiện

Hướng dẫn cách nấu bún bò Huế với gân chi tiết như sau:

  • Bước 1: Dùng một lượng muối vừa đủ để chà xát, chà đều lên gân bò rồi rửa sạch lại với nước. 
  • Bước 2: Dùng rượu trắng để bóp gân bò trong khoảng 5 phút thì rửa lại với nước sạch, để khô ráo.
  • Bước 3: Nướng gừng cho đến khi cháy vỏ, sau đó cạo vỏ đi, đập nhuyễn phần củ gừng bên trong và dùng bột đó tẩm ướp trực tiếp lên phần gân bò để lấy mùi thơm. 
  • Bước 4: Ướp gân bò với tỏi băm nhỏ, nửa phần hành tím băm nhỏ, nửa muỗng cà phê ớt bột, nửa muỗng cà phê tiêu, một muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng canh dầu hạt điều và 3 cây sả đập dập. Ướp thịt trong khoảng 20-30 phút để gia vị thấm đều. 
  • Bước 5: Cho một muỗng canh dầu ăn vào nồi và bật bếp. Khi dầu sôi, cho hành tím vào để phi thơm. Sau đó, cho gân bò vào nồi và bắt đầu xào đều tay để thịt được săn lại. Tiếp theo, cho một lượng nước vừa bằng với phần gân bò và hầm trong khoảng 1 tiếng. Nếu bạn sử dụng nồi áp suất, bạn chỉ cần hầm trong 30 phút.
  • Bước 6: Gọt thơm, rửa sạch và cắt thành những khoanh nhỏ vừa ăn. 
  • Bước 7: Đun sôi 1.5L nước và cho phần gân bò vừa nấu xong vào. Cho thêm một muỗng cà phê đường phèn, một muỗng canh nước nắm, một muỗng canh mắm ruốc, nửa muỗng cà phê bột nêm và nấu trong khoảng 20 phút để thơm chín và mềm. 
  • Bước 8: Rửa sạch hành lá, tách phần đầu hành và thân hành ra riêng. Phần đầu hành cho vào nồi nước dùng, nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng và tắt bếp. Sau đó, bạn chỉ cần xắt nhỏ phần thân hành, rải trực tiếp lên bún và chan nước dùng vào tô là xong. 
Thành phẩm bún bò gân thơm ngon, dai giòn
Thành phẩm bún bò gân thơm ngon, dai giòn (Nguồn: Shopee Blog)

Cách nấu bún bò, giò heo trọn vị Huế

Nếu bạn là một người yêu thích hương vị bún bò Huế truyền thống, hãy thử ngay cách nấu bún bò được hướng dẫn sau đây nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Một số nguyên liệu cần có để nấu một tô bún bò Huế, giò heo chuẩn vị
Một số nguyên liệu cần có để nấu một tô bún bò Huế, giò heo chuẩn vị (Nguồn: Shopee Blog)

Các bước thực hiện

Với cách nấu bún bò này, bạn cần phải thực hiện 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Sơ chế nguyên liệu

Shopee sale 4.4
  • Rửa sạch sả, gừng và đập dập
  • Băm nhỏ lần lượt tỏi, hành tím và một ít sả
  • Nhặt rau, ngâm với nước muối hoặc nước rửa rau chuyên dụng và rửa sạch 3 lần nước
  • Lột vỏ hành tây, thái lát mỏng và ngâm cùng nước đá lạnh để giảm độ hăng
  • Cạo sạch lông còn sót lại trên giò heo, gỡ bỏ phần móng heo ở bên ngoài. Sau đó, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn và mang đi rửa sạch
  • Rửa sạch bắp bò, nạm bò, sau đó cuộn lại và dùng dây buộc chặt.
  • Cắt huyết thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Rửa sạch xương heo

Giai đoạn 2: Hầm xương và thịt

  • Bước 1: Đun sôi một nồi nước lớn, cho xương heo vào nấu cho đến khi nước sôi thì tắt bếp, loại bỏ phần nước này đi. 
  • Bước 2: Cho thêm bắp bò, nạm bò, 4 cây sả đã đập dập, một ít muối và thêm nước nhiều hơn mặt thịt khoảng 1cm vào nồi xương và đun sôi lại lần nữa. Khi nước đã sôi, bạn cần hạ lửa xuống và thường xuyên vớt bọt để nước có được độ trong đúng điệu. Để lửa nhỏ và cho nồi nước dùng sôi thêm trong 30 phút rồi tắt bếp. Sau đó, bạn cần vớt ngay phần bắp bò và nạm bò ra và cho vào một tô nước lạnh đã chuẩn bị sẵn trước đó. 
  • Bước 3: Xắt nạm bò và bắp bò thành từng miếng vừa ăn, lưu ý không xắt mỏng quá dễ làm bở thịt. 
  • Bước 4: Đun sôi một nồi nước khác, sau đó cho phần mắm ruốc Huế đã chuẩn bị vào và khuấy đều, vớt bọt liên tục, đợi nước sôi thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Đổ phần nước này qua một lớp rây để lọc cặn, chỉ lấy nước cốt. 
  • Bước 6: Lấy phần giò heo trong nồi ở Bước 2 cho vào một chiếc nồi khác, thêm vào đó phần nước mắm ruốc vừa rây xong, hành, gừng, sả và một ít muối rồi đun sôi. Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ hơn để hầm giò heo cho đến khi thấy giò mềm, tơi. Sau đó, vớt giò ra và lọc lấy thịt, bỏ phần xương. 

Giai đoạn 3: Làm màu hạt điều cho nước dùng

  • Bước 1: Cho hạt điều vào chảo cùng với một ít dầu và xào cho đến khi thấy màu dầu chuyển đỏ cam
  • Bước 2: Vớt hạt điều ra, cho thêm hành và tỏi băm vào và phi thơm rồi tắt bếp

Giai đoạn 4: Nấu nước dùng bún bò

  • Bước 1: Cho nước hầm xương, nước hầm giò heo, bắp bò, nạm bò, sả và hành tây vào một nồi lớn, đun sôi và cho màu điều vào. 
  • Bước 2: Có thể thêm nước nếu thấy nước ít, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp khi thấy nồi nước đã sôi. 

Sau 4 giai đoạn trên, bạn chỉ cần cắt thêm chả Huế, chuẩn bị thêm một dĩa rau sống ăn kèm là xong. Sau đó, bạn sắp từng phần bún, rau, thịt, giò đầy đủ vào tô, chan nước dùng lên trên và bắt đầu thưởng thức. 

Bún bò giò heo có hương vi chuẩn mực, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Bún bò giò heo có hương vi chuẩn mực, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (Nguồn: Shopee Blog)

>>> Xem thêm: Bật mí cách làm sợi bún tươi tại nhà

Cách nấu bún bò tái

Bên cạnh cách nấu bún bò gân hay bún bò giò heo, cách nấu bún bò tái cũng được nhiều người tìm kiếm. Cùng xem qua công thức nấu bún bò tái của Shopee Blog nhé!

Nguyên liệu cần thiết

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bún bò tái
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bún bò tái (Nguồn: Shopee Blog)

Cách nấu bún bò

Cách nấu bún bò tái chi tiết sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt bò và chia thành 2 phần, một phần xắt lát mỏng vừa ăn, một phần cho vào nồi nước hầm chung với xương để lấy vị ngọt
  • Bước 2: Rửa sạch phần xương, sau đó trụng xương với nước sôi để loại bỏ hết chất dơ, giúp cho nước dùng trong hơn sau khi nấu
  • Bước 3: Gọt vỏ 15gr gừng, 2 củ hành tím, sau đó bọc lại cùng hoa hồi và quế trong giấy bạc rồi nướng ở 180 độ C trong 7 phút
  • Bước 4: Đập dập sả và cắt thành từng thanh ngắn khoảng 5cm, lột vỏ hành tây và xắt lát mỏng, ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút để loại bỏ mùi hăng
  • Bước 5: Cho vào xương và 2L nước vào nồi rồi hầm với lửa nhỏ trong 90 phút để chắt lọc nước ngọt. Vớt bọt thường xuyên trong quá trình này để giúp cho nước dùng trong hơn, ngon hơn và đẹp mắt hơn.
  • Bước 6: Sau 90 phút cho thêm gừng, quế, hoa hồi, gừng sả và thịt bò vào và nấu thêm khoảng 15 phút. 
  • Bước 7: Vớt gừng, sả, quế, hoa hồi và xương ra, nêm nếm lại gia vị cho nước dùng vừa miệng. Vẫn để thịt bò trong nồi và nấu thêm 15 phút nữa
  • Bước 8: Vớt thịt bò ra và cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, cho màu điều và hành lá vào nồi nước dùng và khuấy nhẹ, vẫn để nồi bún bò sôi nhẹ. 
  • Bước 9: Cho bún, thịt bò sống, thịt bò chín vào tô rồi chan nước lèo đang sôi lên trên để làm tái thịt bò. Sau đó, bạn có thể vắt thêm chanh, cho thêm rau sống tùy thích vào để tăng thêm độ ngon cho món ăn. 
Bún bò tái là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới
Bún bò tái là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới (Nguồn: Shopee Blog)

Hướng dẫn cách làm mắm ruốc nấu bún bò Huế tại nhà

Bạn biết không, điều làm nên “linh hồn” của món bún bò Huế truyền thống chính là mắm ruốc Huế. Thay vì chọn mua mắm ruốc có sẵn ở ngoài hàng, sao bạn không thử tự tay làm một lọ ruốc chuẩn vị yêu thích của mình? 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu nấu ăn sau đây:

  • 4kg ruốc tươi, hay còn gọi là tép hoặc tôm nhỏ ở một số vùng
  • 1,5kg muối hạt
  • Một số vật dụng làm mắm: nia phơi ruốc, cối đá và hũ sàng

Cách thực hiện

Chi tiết các bước làm mắm ruốc Huế như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch ruốc tươi và để ráo
  • Bước 2: Cho ruốc vào chảo nóng và xào đều tay với một ít muối hạt trong khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp
  • Bước 3: Rải đều ruốc đã xào lên nia và phơi nắng khoảng 1 tiếng. Khi bạn thấy ruốc đã khô là có thể mang vào để thực hiện công đoạn kế tiếp
  • Bước 4: Nhặt sạch rác, bụi bẩn bám trên ruốc khi phơi. Tiếp theo, cho ruốc, 1,5kg muối vào cối đá và bắt đầu giã nhuyễn
  • Bước 5: Cho hỗn hợp đã giã nhuyễn vào hũ sành, rải lên trên một lớp muối mỏng và phủ kín miệng hũ bằng một tấm vải. 
  • Bước 6: Đặt hũ sành ở ngoài trời, nơi có không khí thoáng mát, không ẩm ướt. Sau 6 tháng ủ, nếu bạn thấy màu ruốc đã chuyển sang đỏ hồng, có dậy mùi men chua là có thể sử dụng được. 
Mắm ruốc Huế được xem là linh hồn làm nên sự thành công của bún bò
Mắm ruốc Huế được xem là linh hồn làm nên sự thành công của bún bò (Nguồn: Shopee Blog)

Cách làm sa tế thơm ngon ăn kèm với bún bò

Để món bún bò Huế thêm phần đậm đà, chúng ta không thể nào bỏ qua sa tế. Việc tự làm sa tế tại nhà sẽ giúp bạn điều chỉnh độ mặn, độ cay,… của sa tế vừa ý nhất, giúp cho tổng thể món ăn thêm hoàn hảo hơn. Vì vậy, ngoài cách nấu bún bò, bạn cũng đừng bỏ qua cách làm sa tế đơn giản nhưng cực cuốn miệng sau đây nhé!

Nguyên liệu làm sa tế

  • 1 quả thơm băm nhuyễn
  • 150gr ớt sừng (có thể tăng hoặc giảm tùy vào khẩu vị)
  • 6 cây sả băm nhuyễn
  • 2 củ tỏi băm nhuyễn
  • Ớt xay nhỏ
  • Gia vị cơ bản: dầu ăn, đường và muối

Cách thực hiện

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đặt chảo lên bếp, đợi khi chảo nóng thì cho vào 5 muỗng dầu ăn và tráng đều
  • Bước 2: Cho tỏi và sả vào để phi thơm và đảo đều tay
  • Bước 3: Cho vào chảo thơm băm nhuyễn và tiếp tục đảo. Sau khoảng 5 phút thì cho thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng đường và đảo đều
  • Bước 4: Tiếp tục cho vào chảo phần ớt đã được xay nhỏ và nấu cho đến khi thấy hỗn hợp có độ sệt vừa đủ thì tắt bếp

Sau đó, bạn đợi sa tế nguội rồi cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Nếu không có thời gian để tự làm sa tế, bạn có thể xem qua một số sản phẩm phù hợp tại đây:

Sa tế giúp cho bún bò thêm đậm vị
Sa tế giúp cho bún bò thêm đậm vị (Nguồn: Shopee Blog)

Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu, gia vị nấu bún bò Huế

Nếu nguyên liệu nấu không đảm bảo độ tươi, ngon, thành phẩm món ăn của bạn sẽ không đảm bảo được chất lượng trọn vẹn. Vì vậy, ngoài việc học cách nấu bún bò ngon, bạn cũng cần nắm rõ cách chọn đúng nguyên liệu tươi. 

  • Giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm đông lạnh, bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi. Với thịt bò, bạn có thể nhìn qua màu sắc để đánh giá chất lượng miếng thịt. Thịt bò tươi sẽ có sắc đỏ tươi, lớp mỡ thường ánh vàng nhạt. Khi ấn vào, miếng thịt sẽ có độ đàn hồi tốt, không bị dính, không nhớt và không có mùi hôi. 
  • Với gân bò, bạn nên chọn gân bò có màu trắng hồng, tươi, có mùi hơi nồng đặc trưng. Tuyệt đối không nên mua gân đã đổi màu vàng, có mùi hôi bất thường, đã bị chảy mủ, chảy dịch vì đây là gân bò không tươi. Đồng thời, nếu gân bò hoàn toàn không có mùi nồng đặc trưng cũng không nên chọn mua, vì có thể đã bị xử lý bằng chất hóa học.
  • Ngoài ra, khi chọn mua giò để nấu bún bò, bạn nên chọn loại giò trước. Đây là loại giò có nhiều gân hơn, ít thịt hơn, nhưng cũng vì vậy mà hương vị của nó thanh đạm, ngọt giòn và ít bị ngấy hơn khi ăn nhiều. 

Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn chưa tự tin về khả năng nêm nếm của mình, bạn có thể chọn mua các gói gia vị nấu bún bò Huế phổ biến hiện nay. Bạn có thể xem qua một những sản phẩm sau đây:

Gia vi nấu bún bò Huế sẽ là cứu tính cho những người ít khi vào bếp
Gia vi nấu bún bò Huế sẽ là cứu tính cho những người ít khi vào bếp (Nguồn: Shopee Blog)

>>> Xem thêm: Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh chuẩn không cần chỉnh

Tổng kết

Với 3 cách nấu bún bò Huế như trên, Shopee Blog hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra được công thức phù hợp với mình nhất. Món bún bò gân sẽ rất phù hợp để giải ngấy cho những ngày chán cơm. Món bún bò Huế giò heo theo kiểu truyền thống lại là lựa chọn lý tưởng cho những buổi tiệc cùng gia đình. Và nếu bạn muốn có một bữa sáng thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, hãy thử qua công thức nấu bún bò tái nhé!

Việc lựa chọn nguyên liệu sẽ quyết định rất nhiều đến mức độ thành công của món ăn, hãy cân nhắc trước khi chọn mua nguyên liệu. Nếu bạn muốn tìm kiếm nhiều công thức nấu ăn đơn giản, thú vị hơn, hãy ghé thăm Shopee Blog mỗi ngày nhé!

>>> Xem thêm: Cách nấu thịt đông ngày Tết ngon đúng điệu

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *