Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ Tết của các gia đình Bắc Bộ, thông thường chỉ để được từ 3 – 4 ngày ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của chúng nhờ sử dụng các cách bảo quản bánh chưng được Shopee Blog chia sẻ ngay dưới đây.
Bánh chưng để được bao lâu?
Nếu phải kể đến những món ăn mang đậm hương sắc mùa xuân, thì chắc chắn đó là bánh chưng và bánh tét. Vào dịp Tết nguyên đán, các gia đình miền Bắc hoặc Trung lại tất bật mua sắm nguyên liệu về để gói lượng lớn bánh chưng ăn dần. Vì vậy, cách bảo quản bánh chưng lâu hư và không mất đi hương vị tự nhiên luôn được nhiều người quan tâm.
Trong điều kiện bánh được luộc chín kỹ, ép hết nước và treo ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời thì có thể để được từ 3 – 4 ngày. Hoặc nếu bạn treo bánh lên cao để ráo hơn, nhiệt độ khô cộng với độ ẩm thấp, bánh chưng thậm chí có thể bảo quản được lâu hơn.
Tuy nhiên như đã biết, những vùng có truyền thống gói bánh chưng tết thường có không khí lạnh vào độ đông xuân. Tết cổ truyền cũng là giai đoạn mùa đông lạnh nhất tại đây nên bánh chưng có thể để ngoài đến khoảng 10 ngày mà không cần cho vào tủ lạnh.
Lưu ngay 10+ cách bảo quản bánh chưng lâu đơn giản
Bảo quản bánh chưng trong điều kiện thường
Vì là món ăn truyền thống đã có mặt lâu trước khi người dân biết dùng đến tủ lạnh, vậy nên vẫn có cách bảo quản bánh chưng lâu hư sau Tết trong điều kiện thường. Với cách bảo quản bánh chưng này, bạn chỉ cần luộc bánh chín kỹ và ép chặt hết nước, sau đó mang đi treo ở một góc khô thoáng trong nhà là sẽ để được 7 – 10 ngày mà không mốc hư.
Tuy nhiên, bạn không nên để quá nhiều bánh chưng chồng lên nhau mà nên trải đều chúng ra sàn nhà hoặc treo lên cao tách biết. Tránh tạo môi trường ẩm mốc khiến bánh nhanh hư.
Bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh
Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển nên hầu như gia đình nào cũng sở hữu một chiếc tủ lạnh để giữ thức ăn được tươi ngon lâu hơn. Bạn cũng có thể tận dụng cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để giữ đến 15 ngày.
Bánh sau khi bảo quản trong ngăn mát thường bị cứng nhưng bạn đừng quá lo lắng. Cách làm mềm bánh chưng để tủ lạnh nhanh chóng và giữ nguyên hương vị là mang đi hấp tầm 15 – 30 phút hoặc cho vào lò vi sóng hâm nóng lại. Bằng cách bảo quản bánh chưng này, bạn vẫn được thưởng thức chiếc bánh mềm dẻo, nóng hỏi và thơm ngon dù đã qua mùa Tết đi chăng nữa.
Cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá
Thêm một cách bảo quản bánh chưng sau Tết rất hiệu quả nữa là để trong ngăn đông đá tủ lạnh. Vậy bánh chưng để ngăn đá được bao lâu? Phương pháp này mặc dù có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hâm nóng lại, tuy nhiên đây lại là cách bảo quản bánh được lâu nhất, có thể ăn cả tháng mà không sợ nấm mốc hoặc ôi thiu.
Nếu bạn là người thích ăn bánh chưng chiên, có thể bóc lá bánh ra trước, cắt thành miếng vừa ăn rồi cho vào hộp nhựa bảo quản thực phẩm tủ lạnh. Khi muốn ăn, bạn chỉ cần lấy đủ phần bánh đã cắt, cho vào chảo dầu chiên vàng thơm là có thể thưởng thức ngay.
Sử dụng phương pháp hút chân không
Nếu cách bảo quản bánh chưng ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được tầm 7 – 10 ngày, thì với phương pháp hút chân không, bạn có thể để đến 15 ngày. Bánh sau khi luộc chín, bạn ép thật kỹ để ráo nước hoàn toàn. Sau khi thấy phần lá đã khô hẳn bạn cho vào túi zip, dùng máy hút chân không hoặc nhúng trực tiếp vào thùng nước để đẩy hết không khí ra ngoài, sau đó đóng chặt miệng túi. Bánh sau khi được hút chân không có thể cất trong tủ lạnh hoặc để điều kiện phòng đều được.
Giữ bánh chưng ngày Tết lâu hư nhờ dùng lá gói sạch
Theo kinh nghiệm của các thợ gói bánh lành nghề, một cách bảo quản bánh chưng được lâu hơn là bạn nên rửa thật sạch phần lá gói. Lá dong hoặc lá chuối khi mua về phải được rửa nhiều lần qua nước ấm, sau đó dùng khăn lau sạch lại và phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng nửa buổi. Hoặc để tiết kiệm thời gian hơn, một vài thợ làm bánh còn trụng lá nhanh một lượt qua nước nóng để làm sạch vi khuẩn và giúp lá mềm dễ gói hơn.
>> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu
Sau khi luộc bánh chín hãy rửa kỹ bằng nước sạch
Bánh chưng cần luộc chín kỹ để gạo nở thật đều. Sau khi chính, bạn nên vớt bánh ra và để ngay vào nước lạnh để rửa sạch lại. Nước và chất nhầy tiết ra trong quá trình luộc sẽ được loại bỏ và không bám ngoài vỏ bánh, nhờ vậy giúp hạn chế tình trạng ôi thiu nhanh. Đây là cách bảo quản bánh chưng đặc biệt hữu dụng tại những vùng có thời tiết nắng nóng.
Kiểm tra bánh thường xuyên
Bánh sau khi để tầm 3 – 4 ngày, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu thấy có dấu hiệu nấm mốc bên ngoài vỏ lá, bạn chỉ cần đem đi hơ qua với lửa rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tiếp tục bảo quản là được.
Dùng đến đâu chỉ cắt đến đó và gói bằng màng bọc thực phẩm
Một chiếc bánh chưng thông thường sẽ có kích thước khá lớn. Vậy nên nếu khi ăn không hết, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bảo quản gói lại. Phương pháp này giúp giữ bánh chưng đã cắt được tầm 1 ngày ở điều kiện phòng và 3 – 4 ngày trong tủ lạnh.
Giữ bánh lâu hư nhờ dùng dao cắt sạch
Bạn nên dùng dây thừng hoặc dao sạch để cắt bánh. Vì dụng cụ cắt sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bánh, nên nếu không được làm sách sẽ khiến cho phần thức ăn hoặc vi khuẩn có sẵn bám vào mặt cắt, gây ẩm mốc, ôi thiu nhanh hơn.
Loại bỏ những chiếc bánh đã mốc, lên men chua
Bánh chưng là món ăn chứa độ ẩm cao, có thịt và chất béo nên là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nếu ăn bánh chưng khi bị mốc hoặc chua rất dễ đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc. Vì vậy nếu nhận thấy bánh chưng của mình đã có dấu hiệu ôi thiu, bạn đừng ngần ngại loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Biến tấu món ăn ngon từ bánh chưng thừa sau Tết
Biến tấu chiếc bánh chưng truyền thống thành các món ăn mới lạ là cách bảo quản bánh chưng được nhiều bà nội trợ tận dụng. Bạn có thể tham khảo một vài cách chế biến hấp dẫn được Shopee Blog giới thiệu dưới đây để không gây lãng phí nhé!
- Bánh chưng chiên (rán) bằng nước lọc: Bạn cắt bánh thành miếng vừa ăn và cho vào chảo, đổ nước lọc đun sôi cho bánh tan ra hết. Sau khoảng 15 -20 phút bánh quyện vào nhau, lớp mỡ từ thịt chảy ra giúp miếng bánh vàng ruộm ngon mắt. Ưu điểm của cách làm này là không cần dùng dầu mỡ nhiều, bánh có đủ nhiệt để tạo sự giòn, dai nhất định.
- Cháo bánh chưng: Bánh được cắt lát nhỏ rồi cho vào nồi nước nấu nhừ ra (nếu dùng nước hầm xương hoặc luộc gà sẽ ngon hơn). Sau đó cho thêm thịt, hành lá, rau mùi, tiêu, hành phi và nêm nếm lại với gia vị nấu ăn phù hợp. Cách này vừa giúp giải ngấy sau những buổi tiệc tùng ngày Tết vừa xử lý gọn đồ ăn thừa trong tủ.
- Pizza bánh chưng: Bạn tách nhân và vỏ bánh thành hai phần riêng. Sau đó trộn vỏ bánh với trứng gà, hành lá và mang chiên sơ với lửa nhỏ. Phần nhân trộn cùng phô mai và rau củ để dàn đều lên mặt bánh vừa chiên. Tiếp tục chiên ở lửa thấp tầm 7 – 10 phút cho vàng đều là được.
>> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Một số câu hỏi thường gặp về cách bảo quản bánh chưng sau tết
Bánh chưng để trong tủ lạnh có độc hại không?
Cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh hay ngăn đá được nhiều gia đình áp dụng nếu không ăn hết trong dịp Tết. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng để tủ lạnh 3 – 4 tuần vẫn có thể ăn được nếu bảo quản ở mức nhiệt từ 5 đến -18 độ C.
Khi lấy bánh ra, không có hiện tượng mốc hay bị chua, chỉ đông cứng lại là vẫn có thể hâm nóng rồi ăn bình thường. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào khi để quá lâu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên mua hoặc gói bánh chưng với số lượng vừa phải để dùng trong mùa Tết là tốt nhất.
Cách hấp lại bánh chưng để lâu ngày trong ngăn đá
Để sử dụng lại những chiếc bánh đã được bảo quản lâu trong ngăn đá, bạn nên để bánh xuống ngăn mát trong 12 tiếng để rã đông. Hoặc để nhanh hơn, bạn có thể dùng lò vi sóng để quay trong khoảng 10 – 15 phút ở mức nhiệt trung bình.
Cách nhận biết bánh chưng đã hỏng
Bánh chưng bị hỏng thường có các dấu hiệu như chảy nước, có mùi ôi thiu, xuất hiện nhiều nhớt ở vỏ bánh. Ngoài ra, nếu thấy nấm mốc xuất hiện ở một góc cũng nên bỏ chiếc bánh đi, bởi lúc này vi khuẩn đã xâm nhập rất sâu vào trong, ăn vào rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Trên đây là những thông tin về cách bảo quản bánh chưng mà Shopee Blog chia sẻ cho bạn. Mong là những gợi ý trên sẽ giúp bạn biết cách bảo quản và giữ được hương vị thơm ngon của bánh chưng sau mùa Tết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua các loại nguyên liệu nấu ăn và vật dụng gói bánh tại mục bách hóa online trên sàn Shopee với vô vàn các deal giảm giá đang chờ đón. Và cũng đừng quên cập nhật liên tục để không bỏ lỡ các sự kiện hot sắp diễn ra vào mùa Tết sắp đến nhé!
>> Xem thêm: 7+ cách gói bánh chưng thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Tết