Các lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam mà bạn nên biết

các lễ trong đám cưới
sale 3.3

Cưới hỏi là một trong những thủ tục quan trọng và có nhiều nét văn hoá riêng biệt ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về các thủ tục đám cưới, Shopee Blog sẽ giới thiệu đến bạn các lễ trong đám cưới truyền thống ở Việt Nam nhé.

6 lễ trong đám cưới truyền thống của Việt Nam phổ biến nhất

Thông thường mỗi miền ở Việt Nam thì có những thủ tục và lễ nghi khác nhau về đám cưới. Nhưng về cơ bản, cả ba miền đất nước đều có 6 lễ trong đám cưới cơ bản và phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ xem mặt. Đây là một trong 3 lễ quan trọng nhất của các lễ trong đám cưới. Trước buổi lễ dạm ngõ, gia đình nhà trai sẽ chọn ngày đẹp và thông báo cho nhà gái để buổi gặp mặt diễn ra suôn sẻ. Lễ này là buổi lễ mà gia đình hai bên chính thức gặp mặt lần đầu để bàn bạc về ngày cưới và tổ chức đám cưới.

Trình tự tổ chức lễ dạm ngõ

Trình tự tổ chức lễ dạm ngõ sẽ diễn ra theo quy trình sau:

  • Nhà gái sẽ chuẩn bị trà, nước để tiếp đón nhà trai sang.
  • Nhà trai sẽ chuẩn bị một số lễ vật để trao cho nhà gái. Nhà gái nhận các lễ vật này và đưa lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương.
  • Sau đó, hai bên gia đình sẽ ngồi lại và bàn về ngày cưới và các thủ tục cưới xin.

Thành phần tham dự: Các thành viên thân thiết trong gia đình cô dâu chú rể bao gồm: cô dâu, chú rể, ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột và một số anh chị em ruột của bố mẹ cô dâu chú rể.

Các lễ vật dạm ngõ: Lễ vật dạm ngõ sẽ có sự khác nhau giữa các miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Miền Bắc: Lễ vật dạm ngõ ở miền Bắc gồm cặp trà, cặp rượu, bánh và đều được chuẩn bị theo số chẵn để thể hiện sự có đôi có cặp.
  • Miền Trung: Lễ vật của miền Trung có khay trầu cau, rượu và một số loại bánh địa phương.
  • Miền Nam: Trong Nam, lễ vật dạm ngõ bao gồm bánh phu thê, cặp rượu, cặp trà, trầu cau têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Lễ dạm ngõ - Nghi thức đầu tiên của các lễ trong đám cưới
Lễ dạm ngõ – Nghi thức đầu tiên của các lễ trong đám cưới (Nguồn: vuanem.com)

Lễ ăn hỏi – Nghi thức lễ đính hôn

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là nghi thức lễ đính hôn, là nghi thức đám cưới nhà gái quan trọng. Lễ ăn hỏi sẽ thông báo chính thức về việc gả con cái giữa 2 bên họ hàng. Cô gái sẽ chính thức trở thành vợ sắp cưới của chàng trai và chàng trai là chàng rể tương lai của nhà gái.

Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi

sale 3.3
  • Nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để làm lễ ăn hỏi. Nhà gái lấy hai phần để dâng lên tổ tiên và trả lại cho nhà trai phần còn lại.
  • Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai bên gia đình, mời nước và trầu cau các vị trưởng bối trong nhà.
  • Sau đó là buổi tiệc thân mật hai bên họ hàng.

Thành phần tham dự: Họ hàng ruột của cô dâu chú rể và các khách mời có mối quan hệ thân thiết với gia đình.

Các lễ vật ăn hỏi: Lễ vật ăn hỏi thường bao gồm mâm trầu cau, mâm rượu, mâm trà, mâm bánh trái, mâm trái cây, mâm xôi gấc, mâm heo quay,… Nghi thức đám hỏi miền Nam sẽ có sự khác nhau với miền Bắc và số lượng tráp sẽ có sự khác nhau ở các vùng miền. Miền Bắc thường đi theo số lẻ 5, 7, 9 tráp, trong khi phong tục cưới hỏi miền Nam là số chẵn 6, 8, 10 chẵn.

Lễ ăn hỏi
Cô dâu và chú rể trong lễ ăn hỏi của nghi thức đám cưới nhà gái (Nguồn: bongda24h.vn)

Lễ xin dâu

Lễ xin dâu là một thủ tục thuộc các lễ trong đám cưới được thực hiện trước ngày rước dâu. Thủ tục này được thực hiện vào trước ngày rước dâu.

Trình tự lễ xin dâu: Vào trước ngày rước dâu, mẹ chú rể cùng một vài người thân sẽ mang theo lễ vật sang nhà gái và thông báo giờ rước dâu vào ngày mai. Nhà gái sẽ nhận lễ vật để dâng lên tổ tiên và thắp hương. Sau khi xong các thủ tục cúng tổ tiên thì nhà trai ra về để chuẩn bị cho lễ rước dâu vào hôm sau.

Thành phần tham dự: Mẹ chú rể và một số người thân.

Lễ vật xin dâu: Lễ vật gồm trầu và rượu.

Lễ xin dâu
Lễ xin dâu ở nhà gái trước ngày rước dâu (Nguồn: huythanhjewelry.vn)

Lễ rước dâu

Lễ rước dâu là một trong những nghi thức quan trọng bậc nhất trong các lễ trong đám cưới. Nghi lễ này sẽ được thực hiện ngay sau lễ xin dâu. Nhà trai sẽ đến nhà gái làm các nghi lễ và thủ tục để rước cô dâu về nhà chồng.

Trình tự lễ rước dâu

  • Chú rể cùng một số người thân thiết trong gia đình sẽ mang hoa cưới sang nhà cô dâu để tiến hành làm lễ tiên gia, phát biểu và tặng của hồi môn cho cô dâu.
  • Sau khi làm xong các thủ tục, nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà chồng để làm lễ thành hôn.

Thành phần tham dự: Chú rể, cha mẹ chú rể và những người thân trong gia đình.

Lễ vật rước dâu: Lễ vật gồm các tráp cưới và của hồi môn cho cô dâu. Những lễ vật của lễ rước dâu sẽ được Shopee Blog miêu tả rõ hơn ở phần những câu hỏi thường gặp.

Lễ rước dâu
Lễ rước dâu là một trong các nghi lễ trong đám cưới truyền thống (Nguồn: boongwedding.com)

Lễ cưới – Đại tiệc

Lễ cưới hay còn gọi là lễ thành hôn. Lễ này là nghi thức lễ cưới nhà trai, diễn ra sau khi rước cô dâu về nhà chồng. Tại buổi lễ này, họ hàng và bạn bè thân thiết hai bên sẽ tới dự tiệc và chúc mừng cho cô dâu chú rể.

Trình tự lễ thành hôn

  • Sau khi rước cô dâu về nhà chồng, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương và làm lễ trước bàn tiên gia nhà trai.
  • Sau đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu trước quan viên họ hàng hai bên. Tiếp theo, chú rể sẽ dắt cô dâu chào quan viên hai họ và trao quà.
  • Cuối cùng là dự tiệc và tiến hành các tiết mục văn nghệ.

Thành phần tham dự: Họ hàng thân thiết hai bên gia đình và bạn bè.

Lễ thành hôn
Lễ thành hôn tổ chức ở nhà hàng (Nguồn: linhnga.vn)

>> Xem thêm: Chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo: checklist các việc cần làm

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi thức cô dâu chú rể quay về nhà vợ sau khi cưới nhằm chào hỏi và thăm gia đình nhà vợ. Thời gian lại mặt sẽ diễn ra sau đám cưới từ 1 đến 3 ngày, tuỳ theo thời gian cô dâu chú rể sắp xếp.

Lễ vật lại mặt: Mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu chú rể mang về. Lễ vật không quá cầu kỳ và khắt khe, chỉ chuẩn bị đơn giản bánh kẹo và hoa quả.

Thành phần tham dự: Cô dâu, chú rể và gia đình nhà vợ.

Lễ lại mặt là thời điểm dâu rể về nhà ngoại
Lễ lại mặt là thời điểm dâu rể về thăm nhà ngoại (Nguồn: vuanem.com)

>> Xem thêm: Đi đám cưới mặc gì? 21+ gợi ý phối đồ vừa đẹp vừa lịch sự

Một số câu hỏi về các nghi lễ trong đám cưới

Để hiểu rõ hơn về các lễ trong đám cưới, cùng Shopee Blog tham khảo một số câu hỏi thường gặp dưới đây nhé.

Các lễ trong đám cưới có thể lược bỏ hoặc rút gọn lại để rút ngắn quá trình cưới hỏi không?

Dù làm đơn giản và giản lược đến đâu, thì có ba nghi thức lễ cưới không thể bỏ qua là ăn hỏi, rước dâu và lại mặt. Đây là phong tục tập quán của Việt Nam đã được lưu giữ và duy trì nhiều đời nay.

Nghi thức lễ cưới công giáo là nghi thức gì? Có quan trọng không?

Nghi thức lễ cưới công giáo và nghi thức tổ chức hôn lễ dành cho người theo đạo công giáo hoặc lấy chồng, lấy vợ là người công giáo. Lễ này được tổ chức tại Nhà thờ, cô dâu chú rể sẽ trao nhẫn cưới và lập lời thề dưới sự chứng kiến của Thiên Chúa, Cha xứ, gia đình hai bên và cộng đoàn. Đối với người Công giáo, nghi lễ này được xem là một nghi lễ rất thiêng liêng.

Nghi thức lễ cưới công giáo
Nghi thức lễ cưới công giáo. (Nguồn: Forever Mark)

Lễ vật rước dâu gồm bao nhiêu tráp và mỗi tráp gồm những gì?

Theo phong tục cưới hỏi ở Việt Nam, tráp cưới là lễ vật biểu hiện các lễ nghi trong đám cưới nên phải thật trang trọng và chỉn chu. Mỗi vùng sẽ có sự chuẩn bị và bố trí khác nhau.

Lễ vật rước dâu
Lễ vật rước dâu gồm bao nhiêu tráp? (Nguồn: 7799wedding.vn)

Miền Bắc

Số mâm tráp của miền Bắc thường là số lẻ. Tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình mà số mâm tráp có sự khác nhau:

  • Lễ vật 3 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen.
  • Lễ vật 5 tráp: mâm trầu cau, mâm hạt sen, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá.
  • Lễ vật 9 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm bánh cốm, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê, mâm heo sữa quay, tráp hoa quả kết rồng kết phượng.
  • Lễ vật 11 tráp: giống 9 tráp và thêm mâm xôi gấc, tháp bia, tháp bánh nướng dẻo.

Miền Trung

Lễ vật miền Trung thường là số chẵn, gồm những lễ vật bắt buộc sau:

  • Mâm quả trầu cau
  • Mâm quả trà và đôi rượu
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả (số lượng chẵn cặp)
  • Mâm ngũ quả

Miền Nam

Tráp rước dâu ở miền Trung thường sử dụng các mâm lễ vật như sau:

  • Trầu cau
  • Trà rượu
  • Bánh phu thê
  • Xôi gấc đỏ hình trái tim
  • Trái cây
  • Heo quay hoặc gà luộc

Của hồi môn bao gồm những gì?

Của hồi môn là tài sản cha mẹ cho con gái khi kết hôn thường bao gồm quần áo, tiền bạc, vàng. Chung quy là những đồ vật quý giá và có giá trị thể hiện mong muốn con có cuộc sống sung túc.

Của hồi môn
Của hồi môn có thể là trang sức làm bằng vàng bạc (Nguồn: Thanh Niên)

>> Xem thêm: Đám cưới bạn thân nên tặng quà gì? Gợi ý 21 quà cưới cho bạn thân ý nghĩa, độc đáo

Của hồi môn có nhiều ý nghĩa rất tốt đẹp. Với số tiền này, cha mẹ mong cô dâu khi bắt đầu cuộc sống mới sẽ có thêm điều kiện để trang trải mà không rơi vào tình trạng túng thiếu. Ngoài ra, các bậc phụ huynh mong là mỗi khi con gái cô đơn và nhớ nhà, con có thể ngắm nhìn của hồi môn và cảm thấy an ủi, nguôi ngoai.

Shopee Blog vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về các lễ trong đám cưới phổ biến nhất tại Việt Nam. Mỗi miền sẽ có một nét đẹp văn hoá cưới hỏi riêng, song những nghi lễ truyền thống đều được gìn giữ và lưu truyền. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích đến bạn trong việc chuẩn bị cho hôn sự sắp tới. Đừng quên theo dõi các sự kiện tiếp theo từ Shopee Blog nhé.

>> Xem thêm: Thủ tục đám hỏi cần những gì để buổi lễ được đầy đủ và trang trọng?

sale 3.3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *