Ý nghĩa của cây xương rồng và gợi ý top 5 mẫu cây đẹp

ý nghĩa của cây xương rồng
Shopee sale 4.4

Xương rồng là loại cây được nhiều người yêu thích không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn bởi ý nghĩa sâu sắc đằng sau chúng. Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu về ý nghĩa của cây xương rồng và các dạng cây phổ biến của chúng nhé!

Giới thiệu chung về cây xương rồng

Tên khoa học của xương rồng là Cactaceae. Đây là loài thực vật bắt nguồn từ vùng đất Châu Mỹ, sau đó được đem đi trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, xương rồng sống tại các vùng đất có khí hậu khô, nóng như sa mạc, hoang mạc, vùng nhiệt đới,… 

Xương rồng có phần thân mọng nước và chúng có thể sống phủ sát mặt đất, mọc thành những bụi cây lớn. Phần lớn xương rồng sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác. 

Giới thiệu về cây xương rồng
Cây xương rồng từ lâu đã là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. (Nguồn: Shopee Blog)

Phần thân cây màu xanh lục mọng nước, phần lớn lá cây có gai nhọn. Được biết, phần  gai nhọn này có tác dụng giảm sự mất nước ở cây và bảo vệ thân cây. Hoa của loại cây này mọc và nở rất chậm. Thông thường từ nửa năm đến một năm chúng mới nở một lần và tùy vào từng cây sẽ có một màu hoa khác nhau. 

Chính vì sực độc đáo này, nhiều người đã nuôi trồng các giống cây xương rồng kiểng nhằm phục vụ mục đích trang trí. Về tuổi thọ, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng nếu được phát triển trong môi trường tốt, các loài xương rồng có thể sống tới 300 năm tuổi.

Ý nghĩa của cây xương rồng 

Nhiều bạn thường lầm tưởng trồng xương rồng chỉ để làm cảnh, nhưng trong thực tế đây là loại cây mang khá nhiều ý nghĩa cả trong cuộc sống lẫn phong thủy.

Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống

Sự bền bỉ song hành với khả năng chịu áp lực cao

Với khả năng sinh tồn ngay cả trong môi trường khắc nghiệt nhất, cây xương rồng thể hiện sức mạnh bền bỉ và khả năng chịu áp lực cao. Nó đại diện cho những bạn có tính cách mạnh mẽ, kiên trì, có thể cân bằng giữa lý trí và trái tim. 

Sự chung thủy trong tình yêu

Sau khi biết được vẻ đẹp mạnh mẽ bên ngoài của cây xương rồng, bạn hãy để ý đến phần thân cây bên trong mọng nước của chúng. Phần thân là đại diện cho tuýp người vẻ ngoài thì cứng rắn nhưng bên trong lại rất tốt bụng và giàu tình cảm.

Ngoài ra, cây xương rồng kiểng là loại cây rất hiếm khi có hiện tượng ra hoa. Vì lẽ đó, nếu bạn bắt gặp hình ảnh này có nghĩa là sự chúc mừng cho những thành công mà con người đạt được sau khoảng thời gian trải qua khó khăn.

Cây xương rồng có ý nghĩa gì?
Không chỉ có hình dáng đẹp, xương rồng còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. (Nguồn: Shopee Blog)

Ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy

  • Nếu chủ nhân có bạn bè hoặc đang trong mối quan hệ yêu đương: Cây xương rồng tượng trưng cho tình yêu thương khắn khít trong tình bạn, tình yêu. Nếu bạn dùng cây xương rồng để tặng cho bạn bè và người yêu, điều đó chứng tỏ tình cảm bạn dành cho họ sẽ không bao giờ phai nhạt. Đồng thời món quà này cũng thay bạn bày tỏ mong muốn được đồng hành cùng họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
  • Nếu chủ nhân đã lập gia đình: Cây xương rồng đặt trong nhà sẽ là lựa chọn rất phù hợp cho tổ ấm của bạn. Chúng tượng trưng cho một gia đình yên bình, hạnh phúc bền lâu. Ngoài ra cây cũng là lời nguyện chúc sức khỏe của các thành viên trong gia đình để luôn vững vàng trước những bước ngoặt trong đời.

Cây xương rồng hợp mệnh gì?

Nếu xét về mệnh, những người mệnh Kim sẽ rất phù hợp để trồng xương rồng. Lý do chính là vì loại cây này sẽ giúp bạn hóa giải tà khí, đem lại cho chủ nhân tài lộc rủng rỉnh, làm chuyện gì cũng sẽ thuận lợi.

Shopee sale 4.4

>> Xem thêm: Mệnh Kim hợp hoa gì? 8 loài cây cho người mệnh Kim 2022

Cây xương rồng hợp tuổi gì?

Tuổi Rồng được xem là tuổi phù hợp với cây xương rồng. Về bản chất, chúng có một sự liên quan đến nhau khi cái tên xương rồng được hiểu là bộ xương của con rồng. Vì thế, những bạn tuổi Thìn nên lựa chọn xương rồng làm một trong những cây cảnh trong nhà. Với sự chăm sóc của bạn, cây sẽ mang đến những điều tốt lành về mặt tình duyên, sự nghiệp và sức khỏe.

Vị trí đặt cây xương rồng sao cho hợp phong thủy

Theo quan niệm về phong thủy, các loại xương rồng có kích thước lớn thích hợp đặt ở các vị trí thoáng mát như ngoài trời và sân vườn. Với các cây có kích thước nhỏ thì những góc như bàn làm việc hoặc kệ tủ sẽ là vị trí rất phù hợp.

Cây xương rồng để trong nhà tại phòng khách và phòng ngủ đều không tốt. Nguyên nhân vì đó là nơi thoáng, hội tụ năng lượng rất tốt để gia đình thư giãn, hội họp nhưng nếu đặt xương rồng ở đây sẽ làm nguồn năng lượng bị tiêu hao.

Về hướng đặt cây xương rồng, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng bạn nên đặt cây theo hướng Tây Bắc. Đặc biệt là nên có cây xương rồng cảnh để bàn làm việc, bởi chúng giúp cho chủ nhân bổ sung sung khí, làm việc hiệu suất và đạt hiệu quả cao.

Các loại cây xương rồng cần được trồng hoặc đặt ở những nơi phù hợp, nhằm hạn chế những tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, công danh, tiền tài. Hãy cân nhắc, lựa chọn những vị trí này khi trồng các loại xương rồng cảnh nhé!

>> Xem thêm: Các loại cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc nên trưng trong nhà

Cách chăm sóc cây xương rồng

Xương rồng nổi tiếng vì là loại cây dễ nuôi trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý đáp ứng những yếu tố sau đây để cây sống lâu và luôn tươi tốt nhé!

Chăm sóc xương rồng
3 yếu tố cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây xương rồng. (Nguồn: Shopee Blog)
  • Ánh sáng: Xương rồng là cây ưa sáng nên bạn hãy ưu tiên đặt cây tại những vị trí có ánh nắng nhiều như ban công, sân thượng,…
  • Đất: Tuy cây không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đất trồng có đủ dưỡng chất để cây phát triển tốt. Sẽ rất tốt nếu bạn có thời gian làm vườn để cải tiến chất lượng đất. Ngoài ra, hãy lưu ý tới việc xới đất để đảm bảo đất tơi xốp, giàu oxi và thoát nước tốt.
  • Nước: Nhu cầu nước của cây xương rồng không nhiều. Bạn chỉ cần tưới cây vài ngày một lần và ở mức vừa đủ để đất thấm nước.

Top 5 loại cây xương rồng được yêu thích hiện nay

Xương rồng bát tiên

Euphorbia Milii là tên khoa học của xương rồng bát tiên. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng quốc đảo Madagascar. Hoa của chúng thường có hai màu màu đỏ và vàng, nếu được chăm sóc tốt thì cây sẽ cho ra rất nhiều hoa và tụ này từng bụi sặc sỡ. Đặc biệt. hoa của xương rồng bát tiên thường rất lâu tàn (từ 2 – 6 tháng). 

Xương rồng bát tiên
Cận cảnh cây xương rồng bát tiên khi ra hoa. (Nguồn: Cây)

Xương rồng tai thỏ

Sở dĩ loại xương rồng này có cái tên đáng yêu như vậy vì hình dáng thân cây dẹt như tai thỏ. Phần hoa nhỏ nhắn có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, hồng và mọc trên các nhánh tai khác nhau. Hiện nay trên thị trường đã có đa dạng kích thước giống cây này. Tuy nhiên loại có kích thước nhỏ rất được yêu thích đặc biệt là với các bạn nữ.

Xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ có hình dáng đáng yêu. (Nguồn: Eva)

Xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ thuộc họ cây rễ chùm, phần thân có hình cầu đầy đặn và phủ xung quanh thân cây gai nhọn. Khi già đi, xương rồng kim hổ sẽ có sự phát triển về mặt kích thước. Phần gai khi nhỏ có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu trắng. 

Khi đến thời gian trưởng thành, xương rồng kim hổ sẽ ra hoa, thời gian phù hợp nhất là vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Hoa nở xung quanh phần đầu ngọn giống như đang đội vương miệng rất đẹp mắt. 

Cây xương rồng kim hổ
Cận cảnh cây xương rồng kim hổ. (Nguồn: Cảnh quan Bình Dương)

Xương rồng trụ

Xương rồng trụ thường có chiều cao trung bình là 60cm. Cây có phần thân to, hình dáng như trái bầu dài và thường mọc tụ lại thành những bụi lớn nhỏ. Từng chi tiết gai của cây rất sắc sảo, đồng đều và màu sắc của chúng cũng sẽ đậm dần từ gốc đến ngọn. 

Xương rồng trụ thường được ưu ái sử dụng để trang trí không gian nhà, quán cà phê, showroom,… vì chúng là một trong số những loại xương rồng tiểu cảnh có tính thẩm mỹ cao.

Đặc điểm của cây xương rồng
Xương rồng trụ được ưa thích vì có tính thẩm mỹ cao. (Nguồn: Web cây cảnh)

Xương rồng tuyết

Nếu bạn là người yêu thích giống xương rồng cảnh mini thì bạn sẽ bị đốn tim bởi loại cây này. Xương rồng tuyết có hình dáng như những quả trứng màu xanh lá đậm. Bọc xung quanh chúng là những nhánh gai trắng muốt hình như bông tuyết xếp thành các vòng tròn. Phần thân cây mọng nước, nếu được cung cấp đủ nắng và dinh dưỡng thì cây sẽ ra rất nhiều nhánh cây con và hoa.

Hình dáng của xương rồng tuyết
Xương rồng tuyết khi ra hoa. (Nguồn: Sen đá kim cương)

Hy vọng sau bài viết này, Shopee blog đã giúp bạn khám phá ý nghĩa của cây xương rồng, đồng thời cũng được biết thêm các loại xương rồng phổ biến để trang trí nhà cửa. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không sở hữu ngay một cây để trang trí góc nhỏ trong nhà, hoặc gói thành một món quà xinh xắn để tặng những người bạn yêu mến. Theo dõi Shopee Blog nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cảnh và hạt giống  nhé!

>> Xem thêm: Điểm danh các loại cây trồng ban công chịu nắng cực tốt

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *