10 vị trí mọc mụn: vị trí nào cho thấy sức khỏe có vấn đề?

10 vị trí mọc mụn: vị trí nào cho thấy sức khỏe có vấn đề? 1
Shopee sale 4.4

Mụn là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Vậy từng vị trí mọc mụn trên mặt và body có thể nói lên được điều gì? Mụn mọc ở đâu là cảnh báo về sức khỏe có vấn đề? Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu và giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!

Contents hide

Các vị trí mụn nói lên điều gì?

Theo y học cổ truyền, mỗi vị trí mụn trên mặt và cơ thể sẽ phản ánh những bệnh lý khác nhau. Các nhà khoa học cũng đã lập nên bản đồ mặt (face mapping), trong đó từng vùng mặt sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan nào đó bên trong cơ thể. Từ đó, khi những đốm mụn nổi lên ở vị trí nào thì điều đó sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Bạn có thể giải mã vị trí mọc mụn thông qua bản đồ mặt - Vị trí mụn nói lên điều gì?
Bạn có thể giải mã vị trí mọc mụn thông qua bản đồ mặt – Vị trí mụn nói lên điều gì? (Nguồn: beautywithinofficial.com)

Ngoài vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn còn có thể dựa trên vị trí mụn để tìm hiểu tác nhân bên ngoài nào đã gây mọc mụn. Từ đó bạn sẽ rút ra được các cách khắc phục kịp thời để chấm dứt tình trạng mụn kéo dài.

Giải mã ý nghĩa của 10 vị trí nổi mụn thường gặp nhất

Như đã đề cập ở trên, mỗi vị trí nổi mụn sẽ tương ứng với một cơ quan nào đó trong cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy nốt mụn mà bạn gặp phải đang thể hiện điều gì? Cùng Shopee Blog giải mã vị trí mụn trên cơ thể và khuôn mặt ngay bây giờ nhé!

Mụn mọc trên trán – do stress, đội mũ hoặc để tóc mái

Nguyên nhân

Mụn mọc trên trán có thể là bất kỳ loại mụn nào, từ mụn đầu trắng, đầu đen đến mụn viêm sưng. Nhìn chung, vị trí mọc mụn này là dấu hiệu của các vấn đề như:

  • Đầu óc căng thẳng: Stress và mất ngủ cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng trán mọc mụn, đặc biệt là mụn ẩn và mụn đầu trắng.
  • Do dạ dày gặp vấn đề: Mụn mọc ở trán cũng có thể là do bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng khiến chức năng dạ dày gặp vấn đề.
  • Do đội mũ: Mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, mũ len,… hay bất kỳ loại mũ nào nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn, dầu thừa hoặc tế bào chết từ da. Nếu không vệ sinh sạch sẽ mà cứ tiếp tục đội thì rất dễ kích thích mụn ở vùng trán và vùng thái dương xuất hiện.
  • Do để tóc mái: Nếu bạn bị mụn ở trán thì tóc mái cũng là một yếu tố cần xem xét. Nắng nóng sẽ khiến tóc bị bết do mồ hôi, vi khuẩn, dầu thừa và bám dính vào trán gây mụn.

Mụn mọc trên trán thường là do stress, đội mũ hoặc do để tóc mái
Mụn mọc trên trán thường là do stress, đội mũ hoặc do để tóc mái (Nguồn: medlatec.vn)

Cách khắc phục

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi vùng trán tại sao lại bị mụn, hãy cùng Shopee Blog tham khảo một số cách khắc phục tình trạng này nhé. Cụ thể là:

  • Thử tham gia một số hoạt động yêu thích để giải tỏa đầu óc.
  • Ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật tiếp xúc với da mặt như mũ bảo hiểm và các loại nón khác.
  • Không để mái hoặc vén mái qua hai bên một cách gọn gàng khi trời nắng nóng.

Ngoài ra, vì việc mọc mụn ở trán khá mất thẩm mỹ nên bạn có thể sử dụng các loại miếng dán mụn. Một số thương hiệu uy tín được yêu thích hiện nay là FOCALLURE, DERMA ANGEL, Mayan,…

Vị trí nổi mụn ở gò má – do bụi bẩn, gan hoặc túi mật

Nguyên nhân

Mụn mọc ở má là tình trạng chung của nhiều người vì các nguyên nhân thường gặp như sau:

Shopee sale 4.4
  • Tiếp xúc với nhiều bụi bẩn: Đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Việc phải đeo khẩu trang để phòng dịch COVID-19 cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn ở gò má trầm trọng thêm.
  • Do gặp những vấn đề liên quan đến gan: Người bị gan yếu hoặc có tiền sử bệnh viêm gan sẽ thường bị nổi mụn sưng đỏ ở hai bên má. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể, từ đó dẫn đến chất độc tích lũy và gây ra mụn.
  • Do gặp vấn đề về túi mật: Việc mụn ở má trái cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm túi mật hoặc mật kết sỏi. 

Mụn ở gò má thường là vì gặp bụi bẩn, hoặc do gan, túi mật có vấn đề
Mụn ở gò má thường là vì gặp bụi bẩn, hoặc do gan, túi mật có vấn đề (Nguồn: vinmec.com)

Cách khắc phục

Nếu không tìm cách để cải thiện tình trạng mụn ở gò má thì rất có khả năng mụn sẽ sưng tấy, tái phát nhiều lần hoặc tạo thành sẹo. Để hạn chế tình trạng này, các chuyên gia da liễu đã khuyến nghị như sau:

  • Chăm sóc da mặt và làm sạch mặt 2 lần/ngày bằng các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt.
  • Thay mới hoặc vệ sinh khẩu trang thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu hoặc cà phê.
  • Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như: khổ qua, dưa chuột và bí đao,…
  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt như: kẹo, bánh, trà sữa,… Việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm cho gan hoạt động liên tục dẫn đến quá tải.

Mụn ở quanh miệng – do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Nguyên nhân

Theo bản đồ mặt, khu vực quanh miệng có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Nếu vị trí này nổi mụn thì lý do hàng đầu là bởi chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Cụ thể hơn là việc uống ít nước và ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ruột và gan, khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành nên những nốt mụn quanh vùng miệng.

Nguyên nhân mụn mọc ở quanh miệng thường xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Nguyên nhân mụn mọc ở quanh miệng thường xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh (Nguồn: phongkhamhana.com)

Cách khắc phục

Mụn ở quanh miệng là dấu hiệu của việc phải thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Vì vậy bạn hãy thử hành động theo một số gợi ý sau để cải thiện tình trạng này nhé!

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng thêm các loại viên sủi thanh nhiệt, viên uống thải độc gan,…
  • Chuyển từ việc sử dụng đồ ăn đóng hộp sang thực phẩm chế biến tươi sống.
  • Khi chế biến thực phẩm, hãy ưu tiên các món luộc, hấp.
  • Cần hạn chế việc thêm quá nhiều đường, muối vào món ăn.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả trong khẩu phần mỗi bữa ăn để giúp cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều và quá no vào bất kỳ bữa nào trong ngày để cho hệ tiêu hóa có thể làm việc tốt nhất.

Mụn ở cằm – do nội tiết, rối loạn giấc ngủ hoặc chống tay

Nguyên nhân

Mụn mọc ở cằm thường là mụn trứng cá hoặc mụn bọc, viêm và sưng. Việc những nốt mụn này mọc ở vị trí cằm thường xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Những thay đổi về hormone hoặc sự mất cân bằng nội tiết sẽ khiến da vùng cằm bị nổi mụn. Theo các bác sĩ da liễu, các nốt mụn này thường có xu hướng xuất hiện ngay trước khi kỳ kinh nguyệt sắp đến hoặc vào nửa sau của chu kỳ. Ngoài ra, nhiều phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng là đối tượng phải đối mặt với tình trạng này.
  • Do thói quen chống tay vào cằm: Tay người tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn thông qua các bề mặt khác nhau như bàn, ghế, điện thoại,… Khi đưa tay chống lên cằm, bạn sẽ vô tình đưa những vi khuẩn này bám vào da mặt và gây ra mụn.
  • Bị rối loạn giấc ngủ: Tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ rối loạn sẽ làm tăng sự đề kháng insulin. Từ đó, sự đề kháng insulin có thể làm tăng glucose trong máu và gây ra mụn trứng cá.

Mụn ở cằm có thể là do thói quen chống tay vào cằm, hay nội tiết hoặc giấc ngủ bị rối loạn
Mụn ở cằm có thể là do thói quen chống tay vào cằm, hay nội tiết hoặc giấc ngủ bị rối loạn (Nguồn: thanhnien.vn)

Cách khắc phục

Để hạn chế nổi mụn ở cằm, bạn cần:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Từ bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn trên mặt.
  • Ăn nhiều thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thải bỏ độc tốt như khổ qua (mướp đắng), bí đao, rau dền,…
  • Ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Ngoài ra, một số bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống androgen,… để cân bằng nội tiết từ bên trong. Tuy nhiên những loại thuốc này cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới có thể sử dụng.

Mụn mọc ở lông mày – vấn đề về tuần hoàn máu và túi mật

Nguyên nhân

Nguyên nhân của mụn mọc ở lông mày có thể là do túi mật có vấn đề, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Việc ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo sẽ làm cho túi mật phải hoạt động quá sức, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương.

Lông mày là vị trí ít mọc mụn nhưng một khi đã bị thì đa số là mụn bọc sưng đỏ. Vị trí này khá nhạy cảm nên có thể sẽ hơi đau nhức hơn so với các vùng má, trán.

Mụn ở chân mày là biểu hiện của vấn đề về tuần hoàn máu và túi mật
Mụn ở chân mày là biểu hiện của vấn đề về tuần hoàn máu và túi mật (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Cách khắc phục

  • Tránh thực phẩm cay, nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng nhiều đồ ăn nhanh và nước uống có ga.
  • Không sử dụng bia rượu và những thức uống chứa cồn khác.
  • Đi ngủ sớm và đủ giấc.
  • Tập thể dục hàng ngày để kích thích lưu thông tuần hoàn máu.

Mụn ở vị trí quai hàm – vấn đề về hệ bạch huyết và nội tiết

Nguyên nhân

Vùng quai hàm gần cổ cũng thường xuyên nổi những nốt mụn sưng viêm hoặc mụn ẩn. Trong một số trường hợp nặng, mụn còn nổi thành từng mảng dày đặc nhìn khá mất thẩm mỹ. Nguyên nhân phát sinh mụn ở vị trí quai hàm là do: 

  • Chức năng của hệ thống bạch huyết gặp vấn đề: Hệ thống bạch huyết hoạt động không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thải độc. Từ đó độc tố tích tụ và cơ thể bắt đầu thải độc dưới da thông qua mụn.
  • Nội tiết tố rối loạn: Việc nồng độ nội tiết tố thay đổi bất thường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mụn ở quai hàm. Tình trạng này thường xuất hiện người đang dậy thì, nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc người đang ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Quai mũ bảo hiểm không sạch: Quai mũ bảo hiểm thường tích tụ rất nhiều bụi bặm, vi khuẩn, dầu thừa hoặc tế bào chết từ da. Nếu không vệ sinh sạch sẽ mà cứ tiếp tục đội thì rất dễ gây viêm nhiễm và kích thích mụn ở vùng quai hàm xuất hiện.

Mụn ở vị trí quai hàm thể hiện vấn đề về hệ bạch huyết và nội tiết
Mụn ở vị trí quai hàm thể hiện vấn đề về hệ bạch huyết và nội tiết (Nguồn: thanhnien.vn)

Cách khắc phục

  • Uống các loại nước ép rau củ để thanh lọc da và cơ thể.
  • Tăng cường hoạt động thể dục thể thao để giúp cơ thể thải độc tố qua đường mồ hôi.
  • Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Ngoài ra, bạn có thể thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống androgen,… để cân bằng nội tiết từ bên trong. Đặc biệt là không nên tự ý dùng tại nhà mà cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì mới có thể sử dụng.

Mụn mọc ở mũi – tim, phổi và bít tắc lỗ chân lông

Nguyên nhân

  • Tim và phổi đang gặp vấn đề: Mũi là khu vực liên kết mật thiết đối với tim và phổi khi xét theo bản đồ mặt. Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy là lời cảnh báo rằng tim, phổi đang gặp vấn đề.
  • Bít tắc lỗ chân lông: Đối với da dầu và da hỗn hợp, khu vực mũi là nơi tiết ra rất nhiều dầu. Nếu không được làm sạch đúng cách thì dầu thừa sẽ đọng lại ở các lỗ chân lông, gây bít tắc và tạo nên mụn đầu đen hoặc mụn viêm.

Mụn mọc ở mũi có thể là do vấn đề về tim, phổi hoặc bít tắc lỗ chân lông
Mụn mọc ở mũi có thể là do vấn đề về tim, phổi hoặc bít tắc lỗ chân lông (Nguồn: cureskin.com)

Cách khắc phục

  • Bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3 tốt cho tim mạch. Ngoài ra bạn cũng có thể uống các loại viên uống omega – 3.
  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt vào mỗi sáng, tối và massage kỹ vùng mũi.
  • Sử dụng các sản phẩm có chứa BHA, than hoạt tính,… để giảm bít tắc lỗ chân lông.
  • Kiểm tra tim, phổi tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa.

>> Xem thêm: Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Mụn ở tai – thận thải độc kém

Nguyên nhân

  • Do chức năng thận gặp vấn đề: Xét theo face mapping thì tai là khu vực đại diện cho thận. Vì thế, nếu u nhọt bất chợt nổi lên và sưng tấy trong tai thì có nghĩa là chức năng bài tiết, thải độc của thận đang gặp vấn đề.
  • Uống ít nước: Việc uống không đủ lượng nước cơ thể cần cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không thải độc và bài tiết tốt. Từ đó gây ra tình trạng mụn ở lỗ tai, vành tai.
  • Ít vệ sinh tai: Ngoài những yếu tố kể trên, việc không vệ sinh tai mỗi ngày hoặc nhiễm trùng do xỏ khuyên đều có thể là nguyên nhân khiến tai nổi nhọt.

Mụn ở tai là do chức năng thải độc của thận kém hoặc do ít vệ sinh tai
Mụn ở tai là do chức năng thải độc của thận kém hoặc do ít vệ sinh tai (Nguồn: antoanvesinh.com)

Cách khắc phục

  • Uống ít nhất 2 lít nước/ngày, ưu tiên nước lọc hoặc nước ép rau củ để đảm bảo chức năng thận.
  • Sử dụng viên uống thải độc thận, trà thải độc thận,…
  • Thường xuyên vệ sinh những đồ vật tiếp xúc với tai hàng ngày như tai nghe, điện thoại, đồ ngoáy tai.
  • Xỏ khuyên tại những địa chỉ uy tín và chăm sóc, vệ sinh tai đúng theo chỉ định.
  • Tránh chạm tay hoặc đồ vật vào khu vực mới xỏ khuyên để phòng nguy cơ nhiễm trùng.

Mụn ở lưng – rối loạn hormone hoặc bít tắc lỗ chân lông

Nguyên nhân

  • Rối loạn hormone nội tiết: Nồng độ hormon trong cơ thể không ổn định khiến các tuyến bã nhờn ở lưng hoạt động mạnh mẽ. Từ đó quá trình sản xuất dầu nhờn tăng và gây ra mụn.
  • Lỗ chân lông bị tắc nghẽn: Các tuyến bã nhờn giám sát việc sản xuất dầu trên da bị tắc nghẽn do tế bào chết, dầu thừa tích tụ. Trong lúc đó, các tuyến dầu tiếp tục sản xuất dầu nhưng cơ thể lại xem đây là vật chất lạ và tạo ra mụn viêm.
  • Mặc đồ bó hoặc đồ có chất liệu thấm hút kém: Những bộ đồ bó sát, chất vải không thấm mồ hôi cũng có thể là nguyên do khiến lưng mẩn ngứa và nổi mụn.

Mụn ở lưng do rối loạn hormone hoặc bít tắc lỗ chân lông
Mụn ở lưng do rối loạn hormone hoặc bít tắc lỗ chân lông (Nguồn: antoanvesinh.com)

Cách khắc phục

  • Dùng sản phẩm tẩy da chết toàn thân từ 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên mặt lưng.
  • Sử dụng các loại xà bông trị mụn lưng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm như xà phòng For Back, Derladie, Kojie.san,…
  • Khi sử dụng tay, bông tắm, miếng bọt biển để tắm thì phải xoa thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da.
  • Mặc quần áo rộng rãi với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thường xuyên giặt sạch chiếu, chăn, ga, gối,…
  • Ngoài ra, khi thăm khám tại các cơ sở da liễu thì bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc tránh thai, thuốc chống androgen,… để cân bằng nội tiết từ bên trong. Tuy nhiên những loại thuốc này cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới có thể sử dụng.

>> Xem thêm: Review xà phòng trị mụn lưng: Top 5 đạt hiệu quả trị mụn cao

Mụn ở mông & vùng kín – cơ quan bài tiết gặp vấn đề

Nguyên nhân

  • Các cơ quan bài tiết gặp vấn đề: Theo Đông y, vị trí mọc mụn ở mông, bẹn, vùng kín thường là do hệ bài tiết của cơ thể gặp vấn đề dẫn đến việc độc tố đào thải kém. Từ đó, độc tố trong cơ thể sẽ gián tiếp gây nên tình trạng mụn, thậm chí là mụn nhọt đau nhức.
  • Vùng kín ẩm ướt hoặc không được vệ sinh kỹ càng: Nếu vùng kín không được vệ sinh đúng cách hoặc thường xuyên ở trạng thái ẩm ướt thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng mụn và viêm nhiễm.

Mụn ở mông và vùng kín là biểu hiện của cơ quan bài tiết gặp vấn đề
Mụn ở mông và vùng kín là biểu hiện của cơ quan bài tiết gặp vấn đề (Nguồn: benhvienthammykangnam.vn)

Cách khắc phục

  • Sử dụng nhiều các thực phẩm hoặc uống trà thải độc làm từ bí đao, khổ qua, rau sam,…
  • Hạn chế ăn đồ cay, mặn, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế hút thuốc lá và uống bia, rượu.
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh đạt chuẩn để làm sạch.
  • Không mặc quần quá bó và luôn giữ cho vùng nhạy cảm luôn khô thoáng.

Các câu hỏi thường gặp về mụn và vị trí mọc mụn

Mụn mọc ở vị trí nào thì không nên nặn?

Thông thường, khi da bị mụn, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc nặn mụn để lấy hết cồi rồi mới tiếp tục dưỡng da. Tuy nhiên có một số vị trí mụn trên mặt liên quan đến huyệt đạo và các dây thần kinh. Khi mụn mọc ở những vị trí này, tuyệt đối không nên nặn vì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể là:

  • Nhân trung: Ở nhân trung có huyệt đạo “hiểm” nên việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và gây choáng đầu, hoa mắt.
  • Khoé mắt: Đây là vị trí huyệt đạo Tình minh nên nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Việc cố dùng lực để nặn mụn ở vị trí khóe mắt gây nên nguy cơ bị hoa mắt, choáng hoặc nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Mụn ở vị trí khóe mắt
Mụn ở vị trí khóe mắt (Nguồn: allure.com)

Khi có mụn ở hai vị trí này, thay vì nặn mụn thì bạn nên sử dụng biện pháp thoa kem trị mụn. Từ đó mụn sẽ khô cồi và tự rớt ra trong quá trình rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết vật lý.

Bị mụn có nên đi khám da liễu không?

Mỗi loại mụn sẽ có cách điều trị tương đối khác nhau. Bạn có thể tự điều trị mụn ở nhà đối với một số loại mụn nhẹ. Tuy nhiên, với các loại mụn nặng, việc thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa da liễu là rất cần thiết.

Sau đây là một số dấu hiệu thể hiện tình trạng mụn đã trở nặng:

  • Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
  • Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
  • Mụn nổi ở một vị trí nhưng lan rộng nhanh ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
  • Mụn sưng tấy kèm theo một số triệu chứng như sốt, tức ngực, tức bụng, da vàng, tiểu buốt,…
  • Mụn trứng cá ác tính có kích thước lớn và rất đau.

Bị mụn có nên đi khám da liễu không?
Bị mụn có nên đi khám da liễu không? (Nguồn: gettyimages.com)

Vậy là Shopee Blog đã cùng bạn giải mã ý nghĩa của vị trí mọc mụn và cách khắc phục các nốt mụn “cứng đầu”. Hãy tiếp tục theo dõi Shopee Blog để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe. Đón đọc mỗi ngày nhé!

>> Xem thêm: Review top 5 kem chấm mụn hiệu quả nhất hiện nay

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *