Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng chi tiết, hiệu quả

vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Shopee sale 5.5

Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh tủ đứng bị bám bẩn và hiệu suất hoạt động kém. Vì vậy, việc bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh tủ đứng định kỳ là cách tốt nhất để duy trì hiệu quả hoạt động của thiết bị. Vậy, hãy cùng Shopee Blog theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách làm sạch máy nhanh chóng nhất nhé!

Nên vệ sinh máy lạnh tủ đứng khi nào? 

Tùy vào điều kiện môi trường và tần suất sử dụng mà bạn sẽ vệ sinh máy lạnh tủ đứng vào các khoảng thời gian khác nhau:

  • Máy sử dụng trong gia đình: Nên vệ sinh từ 4 – 6 tháng/lần.
  • Máy dùng trong văn phòng, khách sạn, nhà hàng: Nên vệ sinh từ 2 – 3 tháng/lần.
  • Máy sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn: Nên vệ sinh 1 tháng/lần.

Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh máy khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Khả năng làm lạnh giảm sút.
  • Quạt gió phát ra tiếng ồn lớn.
  • Dàn lạnh bị bám bụi bẩn, nấm mốc.
  • Lưới lọc không khí bị bám bẩn.
  • Hóa đơn tiền điện tăng cao.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng máy lạnh tủ đứng thường xuyên hoặc trong môi trường bụi bẩn, bạn nên tăng tần suất vệ sinh để đảm bảo hiệu quả hoạt động và sức khỏe.

Vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Nên vệ sinh máy lạnh tủ đứng khoảng 4 – 6 tháng/lần (Nguồn: BTaskee)

Cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng đúng chuẩn tại nhà

Việc vệ sinh máy lạnh tủ đứng định kỳ sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng, kéo dài tuổi thọ máy, loại bỏ những bụi bẩn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình. Để đảm bảo quá trình thực diễn ra hiệu quả, bạn cần xem kỹ cách vệ sinh máy lạnh đứng dưới đây:

  • Bước 1: Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh
  • Bước 2: Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong
  • Bước 3: Vệ sinh cho dàn lạnh
  • Bước 4: Vệ sinh cho dàn nóng
  • Bước 5: Khởi động lại và kiểm tra máy
Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Cách vệ sinh máy lạnh đứng chi tiết và hiệu quả (Nguồn: Cleanpedia, Tinhte.vn, Điện máy Thiên Phú, Điều hòa Casper, Phong Vũ)

Bước 1: Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh

Mặt nạ dàn lạnh là phần tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn trong không khí. Vì vậy, đây là phần bạn nên vệ sinh đầu tiên. Hơn thế nữa, lớp mặt nạ này được lắp đặt bên ngoài cùng nên rất dễ để tháo gỡ vệ sinh.

Cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng được thực hiện như sau:

  • Bước 1.1: Mở mặt nạ dàn lạnh bằng cách tháo các chốt hoặc ốc vít.
  • Bước 1.2: Dùng khăn mềm và nước sạch lau chùi bụi bẩn trên mặt nạ. Nếu mặt nạ quá bẩn, bạn có thể tháo rời và ngâm trong nước xà phòng pha loãng để làm sạch.
  • Bước 1.3: Sau khi lau chùi, phơi khô mặt nạ hoàn toàn trước khi lắp đặt lại.
Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh
Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh để phần bụi bẩn trong không khí (Nguồn: Máy Làm Mát USAircooler, Điện máy Phú Thọ, Captocviet)

Bước 2: Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong

Lưới lọc không khí bên trong máy lạnh tủ đứng, hay còn gọi là phin lọc bụi, là phần loại bỏ trực tiếp các bụi bẩn, nấm mốc có trong không khí. Ngoài ra, phần này còn có khả năng khử các mùi hôi từ thuốc lá, thức ăn hay mùi ẩm mốc của không khí. Nếu tấm lưới không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 2.1: Tháo lưới lọc không khí ra khỏi dàn lạnh.
  • Bước 2.2: Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn bám trên lưới lọc.
  • Bước 2.3: Rửa sạch lưới lọc bằng nước sạch và phơi khô hoàn toàn.

Khi vệ sinh phần lưới lọc không khí, bạn cần lưu ý không nên không được dùng nước có nhiệt độ cao để vệ sinh cho bộ phận này. Vì trên thị trường hiện nay, hầu hết các tấm này đều được làm bằng nilon, nên khi tiếp xúc với nước nóng, hiệu quả về độ bền của tấm lưới không còn được tốt nữa.

Shopee sale 5.5
Vệ sinh phần lưới lọc
Cách thực hiện vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong (Nguồn: Mediamart, Tinhte.vn, FPTShop)

Bước 3: Vệ sinh cho dàn lạnh

Dàn lạnh là bộ phận trao đổi nhiệt trong hệ thống máy lạnh, có nhiệm vụ chính là làm mát không khí. Khi vệ sinh dàn lạnh, bước đầu tiên cần làm là phải ngắt hoàn toàn nguồn điện để đảm bảo an toàn khi thực hiện. 

Các bước vệ sinh dàn lạnh được thực hiện như sau:

  • Bước 3.1: Che chắn các bộ phận điện tử trên dàn lạnh bằng khăn hoặc túi vệ sinh máy lạnh.
  • Bước 3.2: Xịt nước xịt rửa chuyên dụng cho máy lạnh lên dàn lạnh.
  • Bước 3.3: Dùng khăn mềm để chà nhẹ nhàng các khe rãnh trên dàn lạnh và rửa lại bằng nước sạch
Cách vệ sinh dàn lạnh
Vệ sinh dàn lạnh giúp tăng hiệu suất máy lạnh – Cách vệ sinh máy lạnh đứng hiệu quả. (Nguồn: Điện máy Xanh, My điện lạnh)

Bước 4: Vệ sinh cho dàn nóng

Dàn nóng của máy lạnh tủ đứng được lắp đặt bên ngoài trời, có nhiệm vụ chính là tản nhiệt. Đối với bộ phận này, khi vệ sinh, không nên sử dụng nước nóng để vệ sinh dàn nóng vì có thể làm hỏng các bộ phận của máy.

Để làm sạch dàn nóng, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 4.1: Dùng vòi nước có áp lực mạnh xịt rửa.
  • Bước 4.2: Vệ sinh cánh quạt

Khi vệ sinh cánh quạt ở dàn nóng, bạn cần lưu ý không xịt trực tiếp nước vào cánh vì dễ gây móp méo, biến dạng. Dàn nóng cũng có các bo mạch điện tử nên bạn cần che chắn kỹ trước khi xịt rửa.

Vệ sinh dành nóng máy lạnh hiệu quả
Không xịt nước trực tiếp vào dàn nóng máy lạnh – Cách vệ sinh máy lạnh đứng (Nguồn: Điện máy Thiên Phú, Casper Electric)

Bước 5:  Khởi động lại và kiểm tra máy

Sau khi đã hoàn thành xong các bước vệ sinh máy lạnh tủ đứng, bạn lắp các bộ phận lại như ban đầu. Cho máy nghỉ ngơi thật khô ráo trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bấm nút khởi động lại máy và kiểm tra độ mát của máy.

Máy lạnh tủ đứng
Khởi động và kiểm tra máy lạnh (Nguồn: Phong Vũ)

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng.

Trước khi vệ sinh

  • Ngắt kết nối nguồn điện trước khi bắt đầu vệ sinh.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy trước khi thực hiện tháo lắp bất kỳ bộ phận nào.
  • Dọn dẹp khu vực xung quanh: Loại bỏ các vật cản xung quanh máy lạnh như lá cây, cành cây, rác thải,… để có không gian làm việc rộng rãi và an toàn.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ.
Máy lạnh tủ đứng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy trước khi vệ sinh máy (Nguồn: Meta.vn)

Trong khi vệ sinh

  • Cẩn thận khi sử dụng nước để vệ sinh và tránh để nước bắn vào các bộ phận này.
  • Hãy chọn dung dịch tẩy rửa nhẹ và phù hợp với máy lạnh. Tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng các bộ phận của máy.
  • Sau khi vệ sinh xong, hãy kiểm tra xem máy lạnh có hoạt động bình thường hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ với thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Như vây, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng nhanh chóng và đơn giản nhất. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, đây là thiết bị điện tử nên cần đảm bảo an toàn điện khi thực hiện. Nếu không đủ kiến thức và kỹ năng, bạn có thể gọi các thợ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp đến hỗ trợ. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Shopee Blog có thể giúp bạn thực hiện giặt giũ & chăm sóc nhà cửa một cách hiệu quả nhất. Xem ngay phần blog của Shopee để không bỏ lỡ những mẹo vặt thường ngày để vệ sinh nhà cửa nhé!

>> Xem thêm: 7+ máy lạnh tiết kiệm điện vượt trội mà vẫn làm mát hiệu quả

Shopee sale 5.5

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *