Vệ sinh máy lạnh âm trần định kỳ là cần thiết để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Máy lạnh âm trần dễ bị bám bụi và cặn bẩn, ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát và chất lượng không khí. Sau đây, Shopee Blog sẽ hướng dẫn các bước vệ sinh máy lạnh âm trần đơn giản để giữ cho thiết bị luôn sạch sẽ và hoạt động tốt.
Khi nào nên vệ sinh máy lạnh âm trần?
Tần suất vệ sinh máy lạnh âm trần sẽ phụ thuộc vào điều kiện của môi trường xung quanh lắp đặt máy. Bạn có thể vệ sinh máy lạnh định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc khi thấy những dấu hiệu như:
- Khả năng làm mát của máy giảm dù đã điều chỉnh ở nhiệt độ thấp.
- Hơi lạnh của máy có mùi hôi khó chịu, nhất là khi mới khởi động máy.
- Hóa đơn tiền điện tăng cao dù bạn sử dụng máy không nhiều, do bụi bẩn bám vào làm máy phải hoạt động nhiều.
Dụng cụ cần thiết khi vệ sinh máy lạnh âm trần
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh giấu trần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ như sau:
- Thang xếp: Ưu tiên lựa chọn những loại thang mới, không bị rỉ sét và lung lay.
- Máy bơm nước áp suất cao: Thường được dùng để làm sạch vết bẩn dàn nóng, lạnh của máy.
- Khăn: Bạn có thể ưu tiên lựa chọn các loại khăn mềm và kho. Bởi khăn ướt sẽ dễ khiến máy bị ẩm mốc dẫn đến sự cố chập điện nguy hiểm.
- Tua-vít: Dùng để tháo các mặt ngoài cũng như bo mạch của máy. Bạn nên sử dụng tua-vít có kích thước vừa phải, cầm hợp tay. Tránh các loại quá to hoặc quá nhỏ sẽ gây bất tiện.
- Bạt vệ sinh máy lạnh âm trần hoặc xô nước: Dùng để hứng nước và bụi bẩn rơi ra từ quá trình vệ sinh máy.
Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần đúng cách
Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa âm trần, bạn cần phải ngắt tất cả nguồn điện của máy để đảm bảo an toàn cho bản thân, thời gian lý tưởng để ngắt điện là tầm 5 tiếng trước khi vệ sinh. Quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Vệ sinh dàn nóng
- Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
- Bước 3: Làm sạch bộ lọc không khí
- Bước 4: Làm sạch bộ lọc Plasma
- Bước 5: Hong khô các bộ phận
- Bước 6: Tiến hành chạy thử để kiểm tra rò rỉ
Bước 1: Vệ sinh dàn nóng
Dàn nóng có nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh được hấp thụ nhiệt từ dàn lạnh và thường được đặt ở bên ngoài. Để vệ sinh dàn nóng của máy lạnh, bạn có thể thực hiện theo quy trình như sau:
- Đầu tiên, bạn tiến hành tháo mặt nạ của dàn nóng bằng tua-vít.
- Sau đó, dùng vòi xịt nước để rửa cánh quạt, dàn ngưng tụ và mặt nạ bên ngoài. Đồng thời tháo dỡ các bộ phận khác như bộ lọc để vệ sinh.
- Tiếp theo, tiến hành vệ sinh các bộ phận bên trong bằng cách sử dụng vòi xịt chế độ nhẹ để làm sạch bụi bẩn tối ưu.
- Hong khô các bộ phận của máy hoặc dùng khăn khô lau sạch.
Bên cạnh làm sạch các bộ phận của dàn nóng, bạn có thể kiểm tra thêm đường dây ống nước, ống đồng,… để xác định tình trạng hoạt động của máy.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Khác với dàn nóng, dàn lạnh được bố trí ở bên trong môi trường cần làm mát, chính vì vậy bạn cần di chuyển các đồ dùng phía dưới dàn lạnh tạm thời đem qua chỗ khác. Đồng thời sử dụng thêm túi vệ sinh máy lạnh âm trần để che chắn xung quanh. Tiếp đó, tiến hành vệ sinh dàn lạnh theo các bước như sau:
- Đầu tiên, bạn lần lượt tháo mặt nạ máy, lưới lọc và bo mạch. Đối với bo mạch, bạn có thể sử dụng một cây cọ nhỏ hoặc máy thổi khí để làm sạch bụi bẩn.
- Sau đó, treo bạt lên xung quanh máy lạnh và tiến hành xịt nước rửa dàn lạnh và các bộ phận bên trong. Tấm bạt sẽ giúp ngăn văng nước ra ngoài xung quanh.
- Tiếp theo, tháo bạt và sử dụng khăn khô để lau sạch các bộ phận. Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để làm khô nhanh chóng vị trí vừa xịt.
Bước 3: Làm sạch bộ lọc không khí
Bộ lọc không khí là nơi chứa nhiều bụi bẩn trong cả dàn nóng và dàn lạnh của máy, làm sạch bộ lọc sẽ giúp máy loại bỏ được một số bụi bẩn gây tắc nghẽn, đem đến bầu không khí trong lành cho người dùng. Để làm sạch bộ phận này, bạn có thể sử dụng nước ấm pha chút chất tẩy rửa trung tính để rửa sạch bụi bẩn. Cuối cùng bạn dùng khăn lau khô hoặc hong khô ở nơi có điều kiện ánh sáng tốt và không quá gắt nắng.
Bước 4: Làm sạch bộ lọc Plasma
Bộ lọc Plasma của các loại máy lạnh âm trần thường được đặt ngay sau bộ lọc không khí. Bộ lọc này giúp loại bỏ những vi khuẩn và hạn chế nấm mốc, đem lại môi trường trong lành hơn. Bạn có thể nhúng bộ lọc vào hỗn hợp nước ấm có pha chút dung dịch tẩy rửa mức nhẹ để loại bỏ bụi bẩn trên màng lọc. Sau đó, bạn có thể sử dụng khăn mềm để lau sạch các vết nước còn dính trên bộ lọc.
Bước 5: Hong khô các bộ phận
Sau khi vệ sinh sạch sẽ các bộ phận máy lạnh cũng như dàn nóng và dàn lạnh, bạn tiến hành hong khô toàn bộ trong một khoảng thời gian nhất định để chúng hoàn toàn khô ráo. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khăn mềm để lau sạch khi chúng gần ráo nước. Bước này đảm bảo rằng máy lạnh sẽ không bị chập điện do nước, đồng thời gia tăng tuổi thọ của máy.
Bước 6: Tiến hành chạy thử và kiểm tra rò rỉ
Cuối cùng, bạn tiến hành lắp lại các bộ phận theo đúng vị trí và chạy thử để kiểm tra xem máy có bị rò rỉ điện hoặc chảy nước hay không. Nếu máy lạnh bị chảy nước thì bạn có thể tháo mặt nạ máy và sấy khô các bộ phận bên trong. Hoặc nếu máy có phát ra tiếng kêu ồn thì bạn có thể liên hệ với các trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, đối với cách vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió, bạn cần kiểm tra thêm ống dẫn gas, ống nước thải và các loại dây điện kết nối của máy lạnh, xem chúng có những dấu hiệu nào bất thường như chuột cắn, bị hở hoặc đứt hay không. Sau đó, đo lượng gas của thiết bị xem chúng có bị thiếu gas hay bị hở hay không, bạn có thể tiến hành bơm gas máy lạnh hoặc tìm cách khắc phục phù hợp.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy giặt cửa trên
Khi vệ sinh máy lạnh âm trần, bạn cần lưu ý một số điểm như sau để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho máy lạnh, cụ thể như:
- Ngắt kết nối nguồn điện trước khi làm vệ sinh, tốt nhất là ngắt nguồn điện trước 5 tiếng để các điện tích trong máy hoàn toàn biến mất.
- Xả nước trong máng nước ra trước khi làm bộ phận này.
- Kiểm tra kỹ bo mạch có tình trạng ẩm ướt và đặt đúng vị trí hay có xuất hiện dấu hiệu bất thường nào không.
- Trước khi vệ sinh, nên kiểm tra sơ bộ tình trạng hoạt động của máy để nắm rõ vấn đề và có phương án khắc phục phù hợp.
- Khi vệ sinh quạt tản nhiệt, bạn phải lưu ý xịt nước theo chiều xuôi để tránh làm bộ phận bị biến dạng hoặc hư hỏng.
- Không nên sử dụng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh khi vệ sinh cho máy lạnh.
- Hạn chế để bị dính nước vào các mạch điện của máy.
>> Xem thêm: Cách vệ sinh máy lạnh chi tiết và cụ thể ngay tại nhà
Câu hỏi thường gặp về vệ sinh điều hòa âm trần
Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh âm trần?
Máy lạnh âm trần thường được sử dụng nhiều ở các công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, bệnh viện,… nên chúng luôn phải hoạt động hết công suất do đặc thù của các ngành. Chính vì vậy, việc vệ sinh máy điều hòa âm trần cũng nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, cũng như giúp bạn kịp thời phát hiện những lỗi kỹ thuật của máy.
Thời gian lý tưởng để bạn vệ sinh máy lạnh là khoảng 2-4 tháng/lần. Không nên vệ sinh quá nhiều lần hoặc quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng sử dụng của máy.
Tại sao phải vệ sinh máy lạnh định kỳ?
Tương tự với các thiết bị điện gia dụng khác, máy lạnh âm trần cũng cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo được hiệu suất hoạt động tối ưu. Vệ sinh điều hòa âm trần có thể đem lại một số lợi ích như:
- Cải thiện hiệu suất hoạt động của máy.
- Máy hoạt động êm ái, ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả.
- Nâng cao tuổi thọ của máy lạnh.
- Xử lý kịp thời những hư hỏng bên trong máy lạnh, tiết kiệm được chi phí.
>> Xem thêm: 7+ máy lạnh tiết kiệm điện vượt trội mà vẫn làm mát hiệu quả
Vậy là Shopee Blog đã chia sẻ với bạn quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần chi tiết. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể “bỏ túi” thêm được những tips chăm sóc gia đình và nhà cửa hiệu quả, đồng thời tiện theo dõi các kỹ thuật viên sửa chữa máy lạnh tại nhà.
Đừng quên theo dõi Shopee Blog để đón đọc những tips chăm sóc nhà cửa tiện lợi và nhanh chóng. Đồng thời đang có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng voucher miễn phí vận chuyển cho ngành hàng Thiết bị điện gia dụng trên sàn Shopee, ghé qua ngay để nhận được ưu đãi mua sắm với mức giá cực hời bạn nhé!
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh chi tiết và cụ thể