Ốm nghén là một trong những triệu chứng của việc mang thai bao gồm các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa,… Khi phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến việc thay đổi nội tiết tố tuyến sinh dục, chính điều này sẽ làm bạn có những biểu hiện như mệt mỏi, khó chịu trong người. Ốm nghén là một phần trong quá trình mang thai mà bạn không thể nào tránh khỏi. Vậy khi ốm nghén ta có cần đến bệnh viện hay không? Để giải thích thêm nhiều thắc mắc của bạn đọc, cùng Shopee tìm hiểu thêm về một số khái niệm ốm nghén là gì và các biểu hiện ốm nghén của mẹ bầu nhé.
Triệu chứng ốm nghén là gì?
-
Ốm nghén là gì? Bị ốm nghén từ tuần thứ mấy thai kỳ?
Ốm nghén là một trong các triệu chứng khi mang thai thường có các biểu hiện như buồn nôn, khó chịu trong người ở các bà mẹ. Nhiều bà mẹ thường thắc mắc rằng khi mang thai, ốm nghén từ tuần thứ mấy? Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, các biểu hiện ốm nghén thường xuất hiện từ 3 tháng đầu (từ tuần 6 cho đến tuần 16) ở giai đoạn đầu trong quá trình mang thai.
-
Nghén hay không nghén là tốt?
Vậy nghén hay không nghén là tốt? Các mẹ bầu sẽ thường có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hay bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, triệu chứng này lại không hề gây ra bất cứ hậu quả nặng nề nào cho bé và mẹ. Thậm chí, trong một số trường hợp, ốm nghén là dấu hiệu thông báo một thai kỳ khỏe mạnh. Chính vì thế, bạn đừng tỏ ra quá lo lắng khi bị ốm nghén nhé.
Ngoài ra, ở một số ít trường hợp sẽ xuất hiện các tình trạng của ốm nghén nặng hay còn được gọi là nôn nghén. Biểu hiện của dấu hiệu này đó chính là các mẹ buồn nôn quá nhiều lần trong ngày. Điều này có thể khiến các mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho bào thai, sụt cân và mất nước ở thai phụ. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu bằng cách bổ sung Vitamin và khoáng chất thông qua sữa bầu hoặc thực phẩm chức năng bổ sung cũng là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn mang thai.
-
Mang thai không nghén có sao không?
Hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai đều trải qua giai đoạn đầu đầy khó khăn của các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người lại cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh khi trải qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mà không hề có các dấu hiệu như buồn nôn, mệt mỏi,… Đây thực sự là điều hoàn toàn bình thường thậm chí là may mắn khi bạn mang thai mà không bị ốm nghén.
Một số thai phụ khi không bị ốm nghén sẽ không phải trải qua những triệu chứng ốm nghén đầy khó chịu như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi, chóng mặt,… Bạn sẽ có thể bổ sung mọi loại thực phẩm để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn đang có những triệu chứng của ốm nghén rất mạnh mẽ nhưng lại đột ngột biến mất vào tuần thứ 8 đến tuần 11 rất có thể nguy cơ sảy thai rất cao. Vì thế, bạn cần phải lưu ý biểu hiện thai kỳ và đến gặp bác sĩ ngay nếu có tình trạng bất thường xảy ra như ốm nghén quá nhiều lần trong ngày hay cơ thể cảm thấy mất sức để kiểm tra sức khỏe kịp thời, bảo vệ cả mẹ và bé.
-
Dấu hiệu sắp hết nghén
Dấu hiệu ốm nghén diễn ra mạnh mẽ và đỉnh điểm nhất là vào tuần thứ 9 của thai kỳ. Bắt đầu từ tuần thứ 12 trở đi các dấu hiệu dần dần trở nên yếu ớt và không xảy ra thường xuyên như những tuần đầu nữa. Cơ thể của các bà bầu sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, không còn cảm thấy buồn nôn với một số món ăn nữa cũng không còn cảm thấy mệt mỏi hay uể oải nhiều, đây là các dấu hiệu sắp hết nghén ở người phụ nữ khi mang thai.
Các biểu hiện ốm nghén khi mang thai
Với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì việc tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thai kỳ là rất bổ ích, giúp cho các mẹ có thể hiểu hơn biểu hiện mang thai của mình cũng như sức khỏe hiện tại của thai nhi. Từ đó, có những phương pháp phù hợp để bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Cùng tham khảo qua các biểu hiện ốm nghén khi mang thai để rút thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân, mẹ nhé!
-
Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn và nôn mửa là một trong các biểu hiện ốm nghén dễ thấy nhất ở những bà mẹ khi mang thai, xuất hiện trong 3 tháng đầu của chu kỳ. Ở hầu hết mọi phụ nữ đều xuất hiện dấu hiệu này. Cơn buồn nôn sẽ tấn công bạn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Trung bình một người phụ nữ khi ốm nghén sẽ có thể nôn từ 1 đến 3 lần trên một ngày. Điều này không hề làm ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ bầu. Chính vì thế, các mẹ không cần phải quá lo lắng nhé.
-
Mệt mỏi
Những cơn buồn nôn ập đến bất ngờ và việc thay đổi nội tiết tố nữ bên trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Nhu cầu duy nhất của họ là cần được ngủ và nghỉ ngơi sau khi bị những cơn buồn nôn vùi dập.
-
Nhạy cảm với mùi hương
Nhạy cảm với mùi hương cũng là một trong những dấu hiệu ốm nghén xuất hiện ở phần lớn phụ nữ trong giai đoạn đầu của thời kỳ có em bé. Khi mang thai, khứu giác và vị giác của phụ nữ thường trở nên nhạy cảm hơn người bình thường. Chính vì vậy, các mùi hương khó ngửi như mùi thuốc lá, nước hoa, mùi rượu, cà phê, hay mùi nấm mốc,… cũng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu hoặc nhức đầu.
-
Thay đổi khẩu vị ăn, chán ăn
Một số món ăn trước đây là món yêu thích của bạn nhưng khi bị ốm nghén nó lại nằm trong danh sách đen những món bạn cảm thấy buồn nôn mỗi khi nhìn thấy. Ngược lại, những món ăn trước khi mang thai có thể bạn rất ghét hoặc chưa bao giờ nếm thử, nhưng lại thèm ăn một cách bất thường mà không ai có thể giải thích được. Đây là một trong những biểu hiện ốm nghén khi cơ thể bị thay đổi nội tiết tố trong lúc mang thai dẫn đến. Vì thế, việc lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu là rất quan trọng để ổn định thai kỳ cũng như em bé có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhé.
Sau khi đọc bài viết này chắc các bạn đã được Shopee giải đáp một số các thắc mắc về ốm nghén là gì và biểu hiện ốm nghén rồi đúng không. Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho những ai sắp làm mẹ.
>> Xem thêm: Tam cá nguyệt: Một số mốc thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý