Nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, tình trạng mèo bị viêm tai sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng và gây ra nhiều đau đớn cho bé. Thông qua bài viết sau đây, Shopee Blog sẽ chia sẻ với bạn dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm tai ở mèo.
>> Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn
Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị viêm tai giữa
Cách nhận biết viêm tai mèo tại nhà
Nếu bạn phát hiện mèo cưng nhà mình đang có các triệu chứng dưới đây thì hãy đưa bé đến bệnh viện thú y vì đó rất có thể là biểu hiện của viêm tai. Cụ thể là:
- Mèo liên tục cào và gãi tai.
- Trở nên nhạy cảm khi bị chạm vào tai.
- Thường xuyên lắc đầu hoặc nghiêng đầu sang một bên.
- Đi đứng không vững, mất thăng bằng.
- Dái tai và ốc tai sưng đỏ.
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Tai chảy máu, chảy mủ màu đen hoặc vàng. Đây là dấu hiệu mèo bị viêm tai rất nghiêm trọng và cần được thăm khám gấp.
- Ráy tai màu nâu đen.
- Khả năng nghe sụt giảm.
- Mèo ủ rũ, chán ăn.
Chẩn đoán tại bệnh viện thú y
Khi đưa mèo đến bệnh viện thú y, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách kiểm tra toàn bộ thân thể mèo. Điều này là vì đôi khi tình trạng mèo bị viêm tai chảy mủ có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nào đó của cơ thể bé mèo.
Tiếp đến, nếu có dịch chảy ra bên trong ống tai thì bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch rồi kiểm tra tai mèo bằng kính soi tai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, các bác sĩ thú y có thể đề nghị kiểm tra thêm bằng các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm thực phẩm, kiểm tra thần kinh,…
Nguyên nhân của việc mèo bị viêm tai
Tình trạng mèo bị viêm tai giữa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là top những lý do thường gặp mà bất kỳ ai nuôi mèo cũng cần phải chú ý:
- Viêm tai do rận: Rận tai là một loài ký sinh trùng có khả năng lây lan cao. Rận ký sinh khiến mèo bị ngứa và gãi nhiều gây trầy xước. Từ đó vùng da tai bị nhiễm trùng gây ra bệnh viêm tai.
- Vi khuẩn, nấm hoặc dị vật trong ốc tai: Tương tự như rận, các loại vi khuẩn, nấm men hoặc dị vật trong ốc tai cũng khiến mèo cưng khó chịu và gãi nhiều gây nhiễm trùng.
- Bướu máu: Đây là kết quả của sự tích tụ máu ở dái tai. Nguyên nhân ban đầu của bướu máu thường là do các ký sinh trùng hoặc vảy da chết mắc kẹt trong tai mèo.
- Tai mèo bị xước: Việc đùa nghịch khiến tai trầy xước hoặc bị con vật khác cắn ở vùng tai cũng là những tác nhân gây ra bệnh viêm tai ở mèo.
Cách điều trị mèo bị viêm tai
Hướng dẫn cách vệ sinh tai mèo tại nhà
Đối với các bé mèo có tai bị viêm nhẹ, bạn có thể vệ sinh tai cho bé thường xuyên tại nhà để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Còn nếu mèo bị thủng màng nhĩ, hoặc có dấu hiệu chảy mủ và sưng tấy, bạn cần ngay lập tức đưa mèo đến bác sĩ thú y để chữa trị. Sau đây Shopee Blog sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tai mèo đang bị viêm tại nhà:
- Bước 1: Đưa bé mèo vào trong một căn phòng yên tĩnh và nhẹ nhàng gập hai tai mèo ra sau.
- Bước 2: Hãy nhỏ dung dịch sát trùng vào tai mèo và massage vùng dái tai trong vòng 20 – 30 giây.
- Bước 3: Sau khi các cặn bẩn đã mềm thì sử dụng bông ráy tai để lau sạch. Hãy để mèo cưng tự lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại.
- Bước 4: Nhẹ nhàng lau vành tai và vùng phía dưới tai mèo bằng gạc y tế hoặc khăn tắm sạch.
- Bước 5: Gập vành tai mèo ra sau và nhỏ thuốc trị viêm tai (nếu có). Massage nhẹ nhàng phần chân tai để thuốc dễ ngấm vào ốc tai hơn.
Lưu ý khi vệ sinh tai cho mèo
Để quá trình vệ sinh tai mèo diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Thao tác vệ sinh tai phải thật nhẹ nhàng để không làm trầy xước vùng da bị nhiễm trùng. Đồng thời bạn không nên thọc sâu tăm bông vào bên trong tai mèo vì hành động này sẽ khiến màng nhĩ mèo bị tổn thương.
- Bạn có thể giúp mèo an tâm hơn bằng các động tác xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh tai khoảng 1 phút trước khi tiến hành vệ sinh.
- Sau khi làm sạch xong thì cần lau khô lượng nước đọng trong tai.
- Phải vệ sinh tai mèo thường xuyên để chữa trị dứt điểm bệnh viêm tai mèo. Nếu tình trạng bệnh không tiến triển thì bạn cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y trong thời gian sớm nhất có thể.
- Bạn nên khen thưởng cho mèo vì đã ngoan ngoãn hợp tác điều trị. Bạn có thể khuyến khích bằng đồ chơi, bánh thưởng cho mèo hoặc các loại thức ăn mà bé yêu thích.
Phương pháp phòng tránh tình trạng mèo bị viêm tai
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, hãy áp dụng các mẹo dưới đây để có thể chăm sóc sức khỏe thính lực cho mèo cưng tốt hơn nhé!
- Tránh để nước nhỏ vào tai mèo, đặc biệt là khi tắm cho bé.
- Phải thường xuyên vệ sinh tai cho mèo để tránh tình trạng bụi bẩn hay dị vật tích tụ lâu ngày trong tai. Tần suất vệ sinh tai mèo phù hợp là 2 – 3 lần/tuần.
- Bạn nên tỉa lông quanh tai cho mèo để khu vực này thông thoáng hơn.
Các loại dung dịch vệ sinh tai mèo
Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và phòng ngừa viêm tai mèo, bạn có thể tham khảo một số loại dung dịch vệ sinh tai mèo được ưa chuộng dưới đây. Dù tai mèo không gặp tình trạng viêm nhiễm thì vẫn có thể sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/tuần để khử mùi hôi và bảo vệ tai khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Dung dịch nhỏ tai chó mèo Daoliqi
Thành phần chính của dung dịch nhỏ tai Daoliqi gồm nước khử ion và các chiết xuất thiên nhiên như lô hội, kim ngân hoa,… Từ đó, dung dịch sẽ giúp làm sạch ráy tai, khử mạt tai và loại bỏ mọi mùi hôi khó chịu.
Nước rửa tai mèo Bioline
Nước rửa tai mèo Bioline được sản xuất bằng dưới công nghệ hiện đại của Đức. Bạn có thể sử dụng sản phẩm này để làm sạch tai cho mèo cưng 2 – 3 lần/tuần để phòng ngừa tình trạng viêm ống tai do vi khuẩn và nấm.
Còn nếu tai mèo đang bị viêm, Bioline sẽ hòa tan dịch tiết ống tai, sau đó giúp kháng khuẩn, làm se và giảm ngứa. Bảng thành phần không chứa kháng sinh và hormone nên có thể sử dụng cho mèo con hoặc mèo đang mang thai và cho con bú.
Dung dịch vệ sinh tai mèo Alkin Otoclean
Dung dịch vệ sinh Alkin Otoclean được chỉ định dùng cho chó mèo từ 5 tuần tuổi trở lên. Với công nghệ làm sạch OTIX, sản phẩm có khả năng làm cho các mảng bám trong tai bong tróc và rơi ra. Ngoài ra còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu thường gặp ở tai chó mèo.
Kết luận
Tổng kết lại, viêm tai là một trong những chứng bệnh thường gặp ở mèo và các vật nuôi khác, đặc biệt là giống mèo tai cụp. Vì vậy bạn cần trang bị sẵn các kiến thức về loại bệnh này để có thể phòng ngừa và bảo vệ thính giác cho mèo cưng tốt hơn.
Vậy là Shopee Blog đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết, phương pháp phòng ngừa và điều trị mèo bị viêm tai. Hãy tiếp tục theo dõi Shopee Blog để xem thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích về chăm sóc thú cưng. Đón đọc mỗi ngày nhé!
>> Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường