Nôn ói là một triệu chứng thường gặp ở mèo. Vậy nguyên nhân mèo bị nôn là gì, có nguy hiểm không và chữa trị thế nào? Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết này nhé!
Các triệu chứng mèo bị nôn thường gặp
Tùy theo từng nguyên nhân mà triệu chứng mèo bị nôn ra nước của mèo sẽ khác nhau. Chẳng hạn như một số chỉ ói ra thức ăn, còn một số bé mèo nôn ra bọt trắng hoặc dịch vàng.
Mèo ói ra thức ăn
Tình trạng mèo ăn xong bị nôn thường xuất hiện sau khi mèo ăn xong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nguyên nhân cơ bản khiến mèo bị nôn ra thức ăn là do khẩu phần ăn có vấn đề: mèo ăn phải đồ không nên ăn, khó dung nạp được thức ăn mới hoặc đơn giản là do mèo ăn quá nhiều và nhanh. Vì vậy cần phải kiểm soát chế độ ăn của mèo và tránh việc bé đi lung tung ăn đồ lạ để trành được tình trạng mèo hay bị nôn. Mèo ăn hạt bị nôn cũng là tình trạng dễ gặp do kích thước hạt quá lớn hoặc không phù hợp với lứa tuổi của mèo.
>> Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường
Mèo nôn ra dịch vàng
Tình trạng này còn được gọi là ói ra mật, thường xuất hiện khi mèo đói hoặc trong bụng có dị vật lạ. Đôi khi là do mèo thường xuyên liếm lông khiến lông bị cuốn vào dạ dày. Nếu triệu chứng mèo nôn ra dịch vàng kéo dài liên tục thì có thể bé đang mắc bệnh về gan, tuyến tụy và cần thăm khám gấp.
Mèo nôn bọt trắng
Tình trạng mèo nôn ra dịch trắng thường là do mèo bỏ bữa khiến lượng acid dâng cao làm kích ứng dạ dày. Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như:
- Chứng búi lông: Nôn ra bọt trắng kèm lông mèo.
- Viêm dạ dày: Mèo khó chịu, bỏ ăn và mèo nôn ra nước bọt trắng hoặc bọt vàng.
- Viêm tụy: Nôn kèm theo tiêu chảy và rụng lông.
- Tiểu đường: Nôn kèm theo tăng cân, hôi miệng, lông khô xơ.
Mèo nôn kèm theo tiêu chảy
Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa nặng hoặc ngộ độc hóa chất. Ngoài ra, nếu mèo con bị nôn ói hay mèo con nôn ra bọt trắng kéo dài kèm theo tiêu chảy thì có thể là do mắc phải bệnh Care hoặc FIP. Tuy nhiên, khi mèo bị tiêu chảy và nôn ra bọt trắng dù là vì lý do gì đi chăng nữa thì cần phải điều trị ngay vì mèo rất nhanh bị mất nước và kiệt sức.
Các triệu chứng kèm theo khi mèo nôn
Bên cạnh việc nôn ra thức ăn, bọt trắng, dịch vàng hay lông, hiện tượng nôn ói ở mèo còn có thể kèm theo các triệu chứng thường gặp như:
- Chảy dãi.
- Mèo bỏ ăn nôn kéo dài
- Mèo nôn ra bọt trắng và tiêu chảy
- Một số bé sẽ liếm lông hoặc nhai nhiều để bù lại cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, nếu mèo nôn theo nhiều đợt và xuất hiện các triệu chứng sau thì bạn cần phải đưa bé đi khám thú ý ngay:
- Mất nước vì nôn và bỏ ăn.
- Tiêu chảy.
- Đi lại khó khăn.
- Sụt cân.
- Nôn ra máu.
Tại sao mèo bị nôn? Nguyên nhân mèo bị nôn là gì?
Hiện tượng mèo ói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên bạn cần phải xem xét lại cách chăm sóc, chế độ ăn uống cũng như môi trường sống xung quanh mèo. Sau đây là một số lý do tại sao mèo ói thường gặp nhất:
Cách chẩn đoán bệnh khi mèo ói
Để có thể sơ cứu và chữa trị đúng cách, bạn cần tiến hành kiểm tra như sau:
- Nếu mèo hay nôn, bạn hãy kiểm tra xung quanh nhà xem có phải do mèo đã ăn hoặc liếm phải thứ gì lạ không.
- Tiếp theo bạn cần để ý chất thải của mèo. Chẳng hạn như lượng nước tiểu có giống bình thường không, hoặc phân có màu lạ hay bị lỏng không.
- Sờ và ấn bụng để kiểm tra xem mèo có bị đau không. Kích thước bụng có bất thường hay không.
Nếu bạn đưa mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra, thì bác sĩ thường tiến hành thăm khám như sau:
- Hỏi chủ nhân về bệnh sử và lịch sử khám sức khỏe của mèo.
- Nhẹ nhàng cho ngón tay út đã đeo găng vào hậu môn mèo để kiểm tra ruột già. Thao tác này có mục đích là để bác sĩ chẩn đoán liệu mèo có bị táo bón hoặc tiêu chảy hay không.
- Bác sĩ cũng có thể kiểm tra miệng của mèo để phát hiện kịp thời nhiễm trùng, sâu răng hoặc các tổn thương khác.
- Đo nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở nhằm kiểm tra xem mèo có bị sốt không.
- Có thể bé mèo nhà bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm như xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC), sinh hóa huyết thanh và nước tiểu,…
- Chụp X-quang hoặc nội soi hệ tiết niệu để kiểm tra hệ tiêu hóa, thận, gan và lá lách.
Cách điều trị khi mèo hay ói
Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khi mèo ói? Hãy dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để xem xét xem bạn nên chăm sóc tại nhà hay đưa bé đến bệnh viện.
Cách chăm sóc mèo bị ói tại nhà
Đối với các trường hợp phát hiện bệnh sớm và mèo nôn ít, bạn có thể chăm sóc và theo dõi bé tại gia. Cụ thể là:
- Trong 3 – 4 giờ đầu, bạn nên cho mèo uống nước theo đợt cách nhau 20 phút và chỉ cho uống ít nước. Nếu sau 4 tiếng mà mèo không nôn tiếp, hãy tiếp tục chu trình này và cho bé uống thêm mỗi lần một thìa nước.
- Hãy chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế cho mèo ăn quá nhiều bởi vì điều này sẽ khiến bé bị ói nhiều hơn.
- Mèo bị nôn nên cho ăn gì cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bạn cần đảm bảo cho mèo ăn đủ tinh bột, protein để không bị mất sức. Nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, không tanh, không nhiều dầu mỡ như gà luộc không da; bí đỏ, cà rốt, rau xanh xay nhuyễn;…
- Để có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mèo, bạn cần cách ly bé ở trong nhà, tránh tiếp xúc với các mèo khác và thức ăn lạ.
Điều trị mèo nôn tại cơ sở thú y
Sau khi chăm sóc sức khỏe tại nhà khoảng 1 – 2 ngày, nếu mèo chỉ mắc phải các bệnh lý nhẹ thì triệu chứng mèo ói bọt trắng sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó mà biểu hiện nôn ói, chán ăn, mất sức vẫn tiếp tục thì bạn cần mau chóng đưa mèo đến bác sĩ thú ý để thăm khám.
Khi được điều trị y khoa, có thể bác sĩ thú y sẽ áp dụng một hoặc nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Một số phương pháp phổ biến nhất là:
- Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn thay đổi, dị ứng, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, nhiễm độc thực phẩm thì chỉ cần nhanh chóng loại bỏ các tác nhân gây hại khỏi chế độ ăn của mèo.
- Truyền dịch, tiêm thuốc chống nôn.
- Cho mèo uống thuốc chứa hoạt chất Maropitant (Cerenia).
- Lưu lại bệnh viện nếu mèo nôn kèm theo đau bụng, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
- Truyền dịch tĩnh mạch (IV) và chất điện giải để khử nước. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ và điều trị bằng thuốc.
Làm thế nào để phòng tránh mèo bị nôn?
Nếu tình trạng mèo nôn xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hoá của mèo. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau để phòng tránh mèo nôn ói:
Kết luận
Tổng kết lại, nôn ói là một trong những biểu hiện bệnh thường gặp ở mèo và các vật nuôi khác. Vì vậy bạn cần trang bị sẵn các kiến thức cần thiết để có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho mèo cưng tốt hơn.
Vậy là Shopee Blog đã cùng bạn tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân, phương pháp phòng ngừa và điều trị mèo bị nôn. Hãy tiếp tục theo dõi Shopee Blog để xem thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích về chăm sóc thú cưng. Đón đọc mỗi ngày nhé!
>> Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn