Bạn đã bao giờ được khuyên phải check legit trước khi mua giày, săn card Kpop hay mua vé concert chưa? Vậy legit là gì và check legit là gì? Cùng Shopee Blog tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Legit là gì?
Trong tiếng Anh, legit là viết tắt của legitimate, có nghĩa là hợp pháp, chính thống và đáng tin cậy. Hiện nay, legit thường được dùng để chỉ điều gì đó là thật, chất lượng và không giả mạo. Điển hình như hàng hóa chính hãng, thông tin đáng tin cậy hoặc người bán uy tín.
Ví dụ:
- “Cửa hàng này legit lắm, mua đồ không lo bị lừa đâu!”
- “Bạn này legit nha, giao dịch uy tín 100%!”

Check legit là gì?
Check legit, hay check uy tín, là thuật ngữ dùng để chỉ hành động kiểm tra 1 món đồ, tài khoản hoặc người bán xem có uy tín, chính hãng và đáng tin hay không. Vậy nên bạn sẽ bắt gặp từ này rất nhiều trên Facebook, Tiktok hay các nhóm mua bán.
Vì sao phải check legit? Vì đây là bước quan trọng giúp tránh mua phải hàng giả, vé lừa đảo hay bị scam khi giao dịch online. Ngoài ra, tùy theo từng lĩnh vực trong đời sống mà ý nghĩa của cụm từ “check legit” sẽ thay đổi ít nhiều. Bạn có thể tham khảo ngay bên dưới.

Check legit vé là gì?
Check legit vé là cách kiểm tra xem vé sự kiện, concert, máy bay… có phải vé thật và hợp lệ hay không. Đặc biệt là trong các trường hợp mua vé pass (mua vé lại từ người khác) chứ không mua từ bên phát hành chính thức. Cách check phổ biến là kiểm tra mã QR, số seri hoặc xác minh với đơn vị tổ chức.
Check legit card là gì?
Check legit card là kiểm tra độ thật giả của card bo góc nhằm đảm bảo không mua phải hàng giả. Bạn cần chú ý điều này khi bắt đầu sưu tầm card của các idol Kpop hay của các nhân vật anime, manga,… Cách check khá đa dạng, thường là dựa vào độ hoàn thiện của card hoặc các dấu hiệu riêng được nhà sản xuất đánh dấu trên card.
Check legit Kpop là gì?
Check legit Kpop là kiểm tra xem album, photocard, vé concert, goods idol… có phải là hàng chính hãng không. Hiện nay, nhiều sản phẩm Kpop có bản fake khá tinh vi nên fan bắt buộc phải check legit trước khi mua. Thông thường, fan sẽ check bằng mã QR, tem chống giả hoặc so sánh với hình mẫu của hàng official từ công ty chủ quản.
Check legit giày là gì?
Check legit giày là kiểm tra xem đôi giày mà bạn định mua là giày auth (hàng thật) hay giày fake (hàng giả). Dân chơi sneaker thường check legit bằng các yếu tố như tem, chất liệu, form dáng, số seri và hóa đơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các app mobile hỗ trợ phân biệt auth/fake như CheckCheck, Legit Check App,…
Check legit cosplay là gì?
Check legit cosplay là kiểm tra xem trang phục cosplay có chuẩn bản gốc, đúng chất lượng và đúng shop uy tín hay không. Thông thường, các cosplayer sẽ check legit bằng cách xem review shop, kiểm tra chất liệu vải, đường may,…

Bài check legit là gì? Cách check legit trước khi mua bán
Bài check legit là bài đăng kiểm tra độ uy tín của một người bán hoặc người mua trong các nhóm mua bán online trên Facebook, Tiktok, IG,… Khi ai đó muốn mua hoặc bán hàng, họ có thể đăng bài check legit để check var và hỏi ý kiến từ cộng đồng xem đối tượng giao dịch có đáng tin hay không.
Ví dụ:
- “Anh em cho mình hỏi seller này legit không? Mình định mua giày của bạn ấy.”
- “Bạn này có ai giao dịch chưa? Check legit giúp mình với ạ.”
>> Xem thêm: Check var là gì mà được nhiều người quan tâm như hiện nay

Cách check legit của người giao dịch khi mua bán
Trước khi xuống tiền, đừng quên check var đối phương thật kỹ xem họ có thật sự legit hay không.. Một số cách kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tài khoản mạng xã hội: Nếu đó là tài khoản mới, acc clone không avatar và ít tương tác thì bạn nên cẩn trọng.
- Tìm kiếm thông tin về họ trên các group: Ngoài ra, bạn có thể đăng bài để nhờ những người từng mua bán với họ vào check legit.
- Yêu cầu cung cấp hình ảnh/video thật: Bạn nên yêu cầu họ quay chụp kèm giấy tờ cá nhân để tránh trường hợp họ dùng hình/video ăn cắp từ người khác.
- Giao dịch qua kênh trung gian: Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy chọn giao dịch qua kênh trung gian uy tín hoặc các sàn thương mại như Shopee. Vì các sàn sẽ hỗ trợ bạn trả hàng và hoàn tiền nếu không may mua phải hàng fake.
>> Xem thêm: Acc clone là gì? Mục đích sử dụng acc clone của giới trẻ

Cách check legit bản thân
Trong một vài trường hợp, người giao dịch với bạn sẽ yêu cầu bạn tự check legit của bản thân. Cách đơn giản nhất là bạn hãy đăng bài lên các group để nhờ những người từng mua/bán với mình vào xác nhận legit. Sau đó bạn chỉ cần gửi link bài viết cho đối phương kiểm tra là được.

Các từ lóng liên quan đến legit
Seller legit là gì?
Seller legit là người bán uy tín, đáng tin cậy, chuyên cung cấp hàng chính hãng, giao dịch rõ ràng, không lừa đảo. Khi ai đó hỏi “Seller này legit không?”, tức là họ muốn biết người bán có đáng tin không trước khi mua hàng.
Ví dụ: “Mua card ở shop này đi, seller legit, an tâm.”
Buyer legit là gì?
Buyer legit là người mua thật, có thiện chí giao dịch và không bom hàng. Trong mua bán online, nhiều seller sợ gặp buyer ảo hoặc buyer quần áo về mặc rồi hoàn hàng. Vậy nên họ thường kiểm tra trước xem buyer có legit không.
Ví dụ: “Mình chỉ giao dịch với buyer legit thôi ạ, nên mình không ship khi chưa cọc.”
Scammer là gì?
Scammer là kẻ lừa đảo, chuyên bán hàng fake, tráo hàng hoặc nhận tiền rồi biến mất. Nếu ai bị tố là scam hoặc scammer, nghĩa là họ đã từng có hành vi gian dối trong giao dịch.
Ví dụ: “Nghe bảo shop này là scammer, mày mua hàng thì cẩn thận kẻo còn cái nịt nha.”
>> Xem thêm: Còn cái nịt là gì? Giải mã từ lóng của giới trẻ
No legit là gì?
No legit là không đáng tin, không uy tín, thường dùng để chỉ người bán không uy tín hoặc hàng hóa fake, kém chất lượng. Nếu bạn đăng bài check legit mà thấy mọi người bình luận là “no legit” thì nên hạn chế giao dịch nhé.
Ví dụ: “No legit, nhỏ này là scammer đó, scam không biết bao nhiêu người rồi.”

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ legit là gì và cách check legit chuẩn chỉnh. Hãy luôn check legit thật kỹ trước khi xuống tiền để tránh gặp rắc rối nhé! Cuối cùng, đừng quên theo dõi chuyên mục giải trí của Shopee Blog để đón đọc thêm nhiều tin tức thú vị khác!