Giỗ tổ Hùng vương ngày mấy? Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ 2023

giổ tổ hùng vương ngày mấy
sale 3.3

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy là câu hỏi mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng đã ít nhất một lần tìm hiểu, được học qua. Bên cạnh đó, nguồn gốc, ý nghĩa, quá trình tổ chức lễ hội này cũng là vấn đề đáng được tìm hiểu. Hãy cùng Shopee Blog khám phá ngày lễ trọng đại này của dân tộc qua bài viết sau.

Giỗ tổ Hùng vương ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ngày Giỗ tổ Hùng vương hay còn được gọi với cái tên khác là Ngày Quốc giỗ, Hội Đền Hùng. Đây vốn là một ngày lễ truyền thống lớn của dân tộc, được diễn ra hằng năm vào ngày 10 tháng 3 m lịch.

Vậy năm nay Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy dương lịch? Năm Quý Mão 2023 là năm nhuận nên ngày 10 tháng 3 m Lịch sẽ đến trễ hơn mọi năm. Chính vì thế, năm nay ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ rơi vào cuối tháng 4, cụ thể là vào 29/04/2023.

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ trọng đại của dân tộc - Ngày giỗ tổ hùng vương là ngày nào? (Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Tỉnh Phú Thọ)
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ trọng đại của dân tộc – Ngày giỗ tổ hùng vương là ngày nào? (Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Tỉnh Phú Thọ)

Nguồn gốc Giỗ tổ Hùng Vương

Lịch sử Giỗ tổ Hùng Vương xuất phát từ truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ. Lạc Long Quân đã phong cho người con trưởng thành Hùng Vương, trải qua 18 đời truyền ngôi dựng nước và giữ nước. Nhằm khắc ghi công ơn lập quốc, khai thiên lập địa, vua Lê Thánh Tông và Lê Kinh Tông đã chọn ngày 11, 12 tháng 3 trở thành ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Vào ngày 06/12/2012, Giỗ tổ Hùng Vương được UNESCO công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này thể hiện sự công nhận của thế giới về một trong những giá trị văn hóa thiêng liêng nhất của đất nước.

Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ truyền thuyết Lạc Long Quân - u Cơ (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp)
Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ truyền thuyết Lạc Long Quân – u Cơ (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp)

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Hằng năm, hàng triệu người con đất Việt đều tụ hội về Đền Hùng, Phú Thọ để ghi nhớ công lao của vua Hùng trong việc dựng nước, đánh thắng giặc ngoại xâm, mở ra thời hoàng kim của dân tộc.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương mang đến ý nghĩa đề cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở con cháu phải khắc ghi cội nguồn, bản sắc văn hóa nước nhà. Đồng thời, đây cũng chính là dịp quan trọng để Đảng, Nhà nước nhìn về những thăng trầm trong quá khứ, đặt ra những nhiệm vụ đúng đắn trong thời đại mới.

Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ lễ 2023

Đối với việc Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày, lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2023 sẽ có sự khác biệt so với năm 2022. Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào ngày 29/4/2023, liền kề so với dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5.

Giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ không? (Nguồn: Thư ký Luật)
Giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ không? (Nguồn: Thư ký Luật)

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ mỗi dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Giải phóng miền Nam 30/4, Quốc Tế Lao động 01/5 một ngày. Ba ngày lễ này liền kề nhau, ngày Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào thứ bảy, ngày giải phóng Miền Nam là vào chủ nhật.

Chính vì thế, người lao động cùng cán bộ, công chức, viên chức sẽ được bù thêm 2 ngày. Như vậy, lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và cả cho hai dịp lễ còn lại là 5 ngày liên tiếp, cụ thể là từ 29/04/2023 đến 03/05/2023.

sale 3.3

>> Xem thêm: 30/4 là ngày gì? Lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài, làm gì vào dịp này

Lễ hội đền Hùng là gì? Các hoạt động của lễ hội đền Hùng

Lễ hội Hùng Vương là biểu tượng cô đúc tinh thần và văn hóa của dân tộc, được tổ chức từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3. Việc tế lễ được bắt đầu vào ngày chính hội (10/3) lúc 6h30 sáng tại Đền Thượng, núi Nghĩa Linh. Lễ hội đền Hùng sẽ được chia ra hai phần chính: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ của Lễ hội đền Hùng

Phần lễ được tổ chức cực kỳ trang trọng, quy mô với khách mời gồm những vị chức sắc có tiếng trong làng cùng các quan chức cấp cao ở Trung Ương. Lễ vật sử dụng trong nghi thức tế lễ là những thức ăn đậm đà bản sắc dân tộc: bánh chưng, bánh giày, bò, lợn, dê.

Bánh chưng, bánh giầy là những lễ vật không thể thiếu của Đền Hùng (Nguồn: VOV Du lịch)
Bánh chưng, bánh giầy là những lễ vật không thể thiếu của Đền Hùng (Nguồn: VOV Du lịch)

Những hoạt động chính thường được tổ chức trong phần Lễ bao gồm: Dâng hương Giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân, tưởng niệm các vua Hùng, Tổ Mẫu u Cơ. Ngoài ra, các khách mời còn tiến hành tưởng niệm các danh nhân, danh tướng thời Vương cùng lễ rước kiệu của các xã vùng ven đền Hùng.

Nghi thức dâng hương với sự tham gia của nhiều đại biểu cấp cao (Nguồn: Vietnam Plus)
Nghi thức dâng hương với sự tham gia của nhiều đại biểu cấp cao (Nguồn: Vietnam Plus)

Quá trình dâng hương được thực hiện như sau:

  • Khi tiếng nhạc phường bát âm cất lên, chủ tế đọc lời nguyện dành cho các vua Hùng. Mỗi lần đọc lời tế kèm theo hồi trống, một tiếng chuông kiệu.
  • Sau tiếng trống, chiêng, đoàn khách mời tiến lên tiền đường dâng hương rồi lùi lại.
  • Nghi thức thực hiện liên tục khi chủ tế đọc xong lời nguyện trong sớ.

Phần hội của Lễ hội Đền hùng

Khác với phần Lễ đầy trang trọng, phần Hội sẽ được diễn ra trong không khí vui tươi, sôi nổi. Những hoạt động nổi bật trong phần Hội là biểu diễn nghệ thuật, hội trại văn hóa, trưng bày các văn hóa ẩm thực dân tộc.

Phần Hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi (Nguồn: Báo Tuyên Quang)
Phần Hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi (Nguồn: Báo Tuyên Quang)

Bên cạnh đó, hội thi gói bánh chưng, đánh trống đồng, giã bánh giầy cũng là hoạt động được nhiều người tham gia trong phần Hội. Cùng với đó, những triển lãm quảng bá về bản sắc quê hương, con người, văn hóa vùng đất Phú Thọ cũng được diễn ra với sự quan tâm đông đảo từ nhiều khách du lịch.

Một số câu hỏi thường gặp về Giỗ tổ Hùng vương

Shopee và Shopee Express có nghỉ lễ Giỗ tổ không?

Trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương của năm 2023, Shopee và Shopee Express vẫn làm việc xuyên suốt dịp lễ này để đảm bảo trọn vẹn tiến độ giao hàng cho bạn. Chính vì thế, bạn hãy yên tâm mua sắm và đừng ngần ngại tham gia chương trình khuyến mãi với nhiều voucher hấp dẫn trong những ngày lễ nhé.

Cúng Giỗ tổ Hùng Vương như thế nào?

Mâm cơm gia đình cúng Giỗ tổ Hùng Vương

Một mâm cơm cúng Giỗ tổ Hùng Vương có thể thay đổi tùy biến theo mỗi gia đình, mỗi địa phương. Tuy nhiên, thông thường mâm cơm nào cũng sẽ có bánh chưng cùng bánh giầy. Một số gia đình sẽ có thêm chuẩn bị thêm hoa cùng các món mặn như xôi gà, thịt luộc,…

Mâm cơm cúng Giỗ tổ đa dạng món ăn (Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
Mâm cơm cúng Giỗ tổ đa dạng món ăn (Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)

Lễ vật cúng Giỗ tổ Hùng Vương

Nhắc đến nghi lễ cúng thức ăn uống ngày Giỗ tổ, một số gia đình cầu kỳ hơn thì bên cạnh mâm cơm, họ còn làm thêm lễ chay hoặc lễ mặn:

  • Lễ chay: 18 cái bánh chưng và bánh giầy đại diện cho 18 vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước.
  • Lễ mặn: Các thịt lợn, bò, dê và có thể thay thế bằng thịt gà.

Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy mà Shopee Blog muốn mang đến cho người đọc. Đừng quên ghé ngay website của Shopee Blog để khám phá thêm nhiều ngày lễ ý nghĩa cùng những món ăn ngon trong các dịp lễ.

sale 3.3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *