Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì dường như không khó để có câu trả lời đối với mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa cũng như các nghi lễ trong ngày Quốc Giỗ này thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Shopee tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì? – Lễ hội Đền Hùng là gì?
Nguồn gốc
Lễ hội Đền Hùng hay còn được gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Đây là ngày để con dân nước Việt nhớ về nguồn cội, biết ơn sự hi sinh của những người có công dựng nước và giữ nước.
Giỗ Tổ Hùng Vương có nguồn gốc từ truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, về sự ra đời của người dân Việt thông qua tích Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo đó, con trưởng của Lạc Long Quân được xem là vua Hùng đầu tiên, người đặt nền móng cho nhà nước Văn Lang, mở đầu thời kỳ khai quốc. Trải qua 18 đời vua Hùng, vị vua thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán, tức An Dương Vương.
Để ghi nhớ công lao của các đời vua Hùng, các vua đời sau như Lê, Lý, Trần hàng năm đều đến Đền Hùng để dâng hương làm lễ. Đến thời nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ hai, nhà vua đã chọn ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chính thức.
Ngày 06/01/2001, chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể về quy mô và nghi lễ của ngày Quốc Giỗ này.

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày lễ trọng đại của cả dân tộc Việt Nam. Ngày hội lớn này được tổ chức để tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Đây là sự kiện để nhắc nhớ con dân Việt nhớ về nguồn cội, công ơn của những người lập nước và giữ nước. Hàng năm, vào mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, người Việt dù đang “buôn đâu bán đâu” cũng sẽ cùng nhau hướng về cội nguồn.
Các hoạt động trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Các hoạt động trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được chính phủ quy định rõ theo Nghị Định, theo đó chia thành hai phần là phần Lễ và phần Hội:
Phần Lễ
Phần Lễ của lễ hội Đền Hùng bao gồm 6 nội dung chính và được duy trì hàng năm, bao gồm:
- Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân;
- Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ;
- Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng;
- Lễ dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”;
- Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị về Đền Hùng;
- Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức;
- Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương.

Phần Hội
Phần Hội tùy theo các năm có điều chỉnh riêng, tuy nhiên vẫn sẽ bao gồm các hoạt động chính như:
- Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2022;
- Hội trại văn hóa của các huyện, thành, thị;
- Liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ;
- Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy;
- Hội chợ Hùng Vương;
Dự kiến trong năm 2022, ban Tổ chức lễ hội Đền Hùng sẽ lồng ghép thêm các hoạt động văn hóa và giải trí như:
- Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc.
- Chương trình nghệ thuật được trình diễn bởi các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên và vận động viên từ 8 tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Sơn La.

Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày nào trong năm dương lịch 2022?
Trong năm Nhâm Dần 2022, Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 6 – 10/4 dương lịch, tức ngày 6 – 10/3 âm lịch. Ngày lễ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các vùng lân cận. Trong đó, các hoạt động chính diễn ra vào ngày 8 – 10/4 dương lịch (8 – 10/3 âm lịch).
Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày?
Lễ hội Đền Hùng hay Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch năm Nhâm Dần 2022 rơi vào Chủ Nhật, tức ngày mùng 10 tháng 4 dương lịch, vì vậy theo dự kiến người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày, từ chủ nhật đến hết thứ 2 (từ ngày 10/4 đến 11/4 năm 2022).
Mâm cỗ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương gồm những gì?
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, việc dâng lễ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, hai loại bánh chủ yếu xuất hiện trong mâm cúng giỗ Tổ là bánh chưng và bánh giầy. Ngoài ra, mâm cúng giỗ Tổ có thể làm lễ chay hoặc lễ mặn:
- Lễ chay bao gồm: 18 chiếc bánh chưng và 18 chiếc bánh giầy. Số lượng 18 đại diện cho 18 đời vua Hùng.
- Lễ mặn bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê hoặc cũng có thể thay thế bằng thịt gà luộc.
- Các lễ vật khác như: hoa quả, trầu cau, muối, gạo, nhanh, nước sạch.

Vậy là Shopee Vietnam đã cùng bạn tìm hiểu về chủ đề Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì cũng như khám phá chi tiết hơn về các hoạt động trong ngày đại lễ của dân tộc. Ghé Shopee để đón đọc thêm nhiều thông tin thú vị và ý nghĩa khác nhé.
>>Xem thêm: Sao thủy nghịch hành là gì? Có ảnh hưởng gì đến 12 cung hoàng đạo?