Dọn Ra Ở Riêng Cần Chuẩn Bị Những Gì? Cần Lưu Ý Những Gì?

dọn ra ở riêng cần chuẩn bị gì
sale 3.3

“Dọn ra ở riêng” là cụm từ vô cùng quen thuộc trong lý thuyết. Nhưng lại không hề dễ dàng khi áp dụng vào đời sống thực tế. Vậy dọn ra ở riêng cần chuẩn bị những gì? Đón đọc bài viết này bạn nhé.

Dọn ra ở riêng vì không gian sống cho riêng mình

“Không gian sống” chính điều mà chúng ta khó có thể tìm thấy khi sống chung với bố mẹ. Thế hệ của chúng ta và thế hệ của bố mẹ có rất nhiều sự khác biệt. Sự mâu thuẫn trong quan điểm sống hay những bất đồng trong sinh hoạt hàng ngày. Dần được lộ rõ khi chúng ta một lớn dần thêm.

Không nên và cũng không muốn sống trong sự bao bọc của bố mẹ. Thậm chí ai cũng luôn muốn chúng ta học cách sống tự lập cơ mà. Vậy thì quyết định ra ở riêng đó chính là một sự thay đổi cần có trong cuộc sống. Cũng như đánh dấu cột mốc trên hành trình tự lập.

dọn ra ở riêng cần chuẩn bị gì
Dọn ra ở riêng cần chuẩn bị những gì? Đọc tiếp bài viết này bạn nhé. (Ảnh: xaynhasaigon.vn)

Dọn ra ở riêng cần chuẩn bị những gì? Xác định nguồn lực của bản thân là cần thiết

Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trả lời cho câu hỏi dọn ra ở riêng cần chuẩn bị những gì. Việc xác định nguồn lực bao gồm những yếu tố sau:

  • Thu nhập hàng tháng của bạn, của vợ hoặc chồng
  • Sự trợ giúp một phần từ gia đình, bạn bè,…
  • Khả năng quản lí chi tiêu, tiết kiệm
  • Bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để ra ở riêng hay chưa?

Theo mình, cần xác định các nguồn lực một cách rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Bởi càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu, bạn càng đo lường chính xác được những thứ mình còn thiếu. Những thứ mình cần phải hoàn thiện nhanh chóng.

Trang trí nhà cửa

Chắc chắn là phải có nhà mới ra ở riêng được. Nhưng một điều cần lưu ý đó là. Cho dù mua hay thuê thì tốt nhất vẫn nên chọn nơi gần chỗ làm việc của bạn nhé. Đừng ngần ngại chọn căn nhà ưng ý gần nơi làm việc khi giá thuê hay bán cao hơn. Vì số tiền chênh lệch này có thể vẫn thấp hơn so với tổng chi phí, bao gồm xăng xe, thời gian và công sức trong nhiều năm đi làm xa cộng lại đấy.

Khi đã có cho mình căn nhà, chắc hẳn không thể bỏ qua bước trang trí nhà cửa rồi đúng không. Ngày nay, xu hướng trang trí nhà cửa đang dần trở thành công việc mang tính nghệ thuật thường thức. Bởi trang trí nhà cửa không chỉ là hoàn thiện nội thất mà còn thể hiện phong cách sống, gout thẩm mỹ của bạn.

dọn ra ở riêng cần chuẩn bị gì
Phong cách Lagom với tone màu trắng chủ đạo của sơn tường, kết hợp với sàn gỗ sáng màu. (Ảnh: blog.rhinov.fr)

Bạn có thể đi theo phong cách Lagom với tone màu trắng chủ đạo của sơn tường, kết hợp với sàn gỗ sáng màu. Đồng thời không bố trí quá nhiều vật dụng để tạo cảm giác gọn gàng và thông thoáng. Bên cạnh đó, bạn có thể phá cách cùng các đồ nội thất sẫm màu. Với những gam màu trầm, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sự yên bình, tạo cảm giác thư giãn mỗi khi trở về nhà. Ngoài ra, những món đồ nội thất ngày nay đều được thiết kế theo xu hướng mới lạ. Biến tấu cùng nhiều phá cách về hình thức cũng như màu sắc để phù hợp với nhiều phong cách trang trí nhà khác nhau.

Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng

Bạn cần lập danh sách và lên ngân sách cho những khoản chi thiết yếu như tiền xăng xe, tiền ăn uống, tiền mua các vật dụng chăm sóc bản thân và nhà cửa. Cần bỏ thói quen mỗi lần lấy lương xong cứ thoải mái chi tiêu. Bây giờ bạn phải làm chủ gia đình, tự kiếm tiền, tự chi tiêu. Vì vậy, cần biết tự cân đối thu chi hợp lý để tránh trường hợp đến cuối tháng cạn kiệt ngân sách nhé.

dọn ra ở riêng cần chuẩn bị gì
Quy tắc 50/20/30. (Ảnh: Moneylover)

Một mẹo khá hay dành cho bạn, đó là chia lương thành 3 phần. Một phần chi tiêu cơ bản (tiền nhà, tiền ăn), một phần lương tiêu vặt, một phần tiết kiệm. Mỗi phần là bao nhiêu thì tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được mỗi tháng và nhu cầu bản thân. Đây được gọi là quy tắc 50/20/30. Hoặc có một phương pháp khá thú vị của người Nhật mang tên Kakeibo mà bạn có thể thử. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

sale 3.3
  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
  • Phần mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
  • Phần phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Vì vậy, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

Dọn ra ở riêng cần chuẩn bị những gì? Chỉ mua sắm khi cần

Ai cũng muốn bắt đầu một cuộc sống mới với đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, cần xem xét toàn diện khả năng tài chính của mình trước khi mua sắm. Nếu “ngân sách” của bạn còn eo hẹp thì không nên mua sắm dàn trải mà tập trung vào các vật dụng thiết yếu trước. Sau đó, có đến đâu mua đến đấy.

Đặc biệt với ngân sách eo hẹp vì việc săn sale là không thể thiếu rồi đó các bạn ạ. Để chuẩn bị cho một tổ ấm mới toanh thì việc mua gì đã rất đau đầu rồi. Việc chọn mua đồ rẻ và chất lượng thì còn đau đầu hơn hết ý. Vì vậy, một tips nữa chính là đừng bỏ qua Shopee. Cần đồ nội thất có Shopee ngay, cần điện gia dụng cũng ở Shopee nhé. Mua hết ở Shopee để không chỉ được nhận ưu đãi, mà còn được freeship nữa nè.

sale 3.3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *