Không phải ai cũng biết nên chơi với trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng. Việc chơi với trẻ ở giai đoạn này, vừa cần đảm bảo an toàn vừa mang lại những lợi ích thiết thực cho trẻ. Đặc biệt là sự phát triển não bộ và thể chất.
Chơi với trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi
Giai đoạn này, về thể chất trẻ đang có những sự phát triển đầu đời. Các cơ quan, chức năng trên cơ thể trẻ đang hoàn thiện dần. Những trò chơi được áp dụng trong giai đoạn này sẽ là các trò chơi kích thích sự phát triển. Vấn đề về giác quan, cơ bắp, khả năng phản xạ là những vấn đề mà bạn nên quan tâm cho trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi.
Thời gian này, tuy trẻ sẽ ngủ nhiều hơn. Nhưng bạn nhớ sắp xếp để có thể chơi với trẻ nhiều hơn. Những trò chơi nên áp dụng trong giai đoạn này chủ yếu là trò chơi đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo các trò chơi như:
- Cùng nhìn ngắm nhau: bạn và trẻ nhìn ngắm nhau, xem xét các biểu hiện trên gương mặt, quan sát các vị trí trên khuôn mặt…
- Cùng trò chuyện với trẻ: Dù trẻ không đáp lại được, nhưng hãy nói chuyện cho trẻ nghe với những câu chuyện về xung quanh, với giọng nói nhẹ nhàng, to nhỏ…
- Bắt chước trẻ: Quan sát và bắt chước lại biểu hiện của trẻ để trẻ biết được bạn đang hòa nhịp cùng với trẻ.
Chơi với trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi
Trẻ của bạn sẽ vẫn có thời gian ăn và ngủ nhiều hơn thời gian chơi. Nhưng đừng quên sắp xếp để chơi với trẻ nhiều hơn ở giai đoạn này. Lúc này, não bộ và thể chất của trẻ đã có những thay đổi rõ rệt. Những trò chơi cho trẻ giai đoạn này sẽ tập trung vào kích thích vận động, giao tiếp cùng phát triển các cơ quan thị giác, thính giác, xúc giác…
Bạn có thể chọn những trò chơi cho sinh hoạt hàng ngày với trẻ:
- Ôm trẻ: Hãy ôm trẻ nhiều hơn, khi ôm thì có thể nói những câu yêu thương cho trẻ.
- Chơi với đồ chơi sắc màu, đa hình dáng: Bắt đầu cho trẻ chơi với đồ chơi để nhận biết màu sắc, hình dạng đồ vật.
- Tập vận động: Để đồ chơi, hướng giọng nói âm thanh ở nhiều phía khác nhau. Mục đích để kích thích sự vận động và quan sát của trẻ.
Chơi với trẻ sơ sinh 6-9 tháng tuổi
Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của trẻ. Trẻ đã có thể ngồi và bước vào giai đoạn ăn dặm. Các cơ quan thị giác, xúc giác, vị giác… đã dần hoàn thiện. Trẻ của bạn có thể chủ động trong vận động, quan sát được xa hơn và nhiều hơn và cầm nắm vật dụng chắc hơn. Những trò chơi mà bạn nên chơi cùng với trẻ ở giai đoạn này cần tiếp tục hỗ trợ để trẻ phát triển hoàn thiện thể chất và trí não.
Một số trò chơi hay cho trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi được áp dụng nhiều:
- Các trò chơi vận động kết hợp: Bạn có thể chơi xếp gạch xây nhà với trẻ bằng các thẻ gạch màu sắc, chơi thả hình vào ô trống, hoặc chơ sắp xếp đồ vật theo hình dáng.
- Vận động: Tập cho trẻ vỗ tay, đung đưa theo điệu nhạc, cầm nắm các đồ vật xung quanh trẻ…
- Chơi khi ăn: Đây là giai đoạn ăn dặm nên khi ăn có thể kết hợp cho trẻ chơi khám phá vị giác, cầm nắm đồ ăn,…
> Xem thêm: Lưu ý quan trọng của giai đoạn ăn dặm cho bé 7 tháng
- Vận động tăng cường: Trẻ cần được kích thích vận động qua động tác bò, ngồi vững, với tay nên bạn có thể kết hợp để trẻ vừa chơi vừa phát triển thể chất tốt nhất.
Chơi với trẻ sơ sinh 9-12 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ của bạn đã cứng cáp hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác. Đặc biệt, thể chất và trí não của trẻ gần như hoàn thiện ở giai đoạn tuổi đầu đời. Vì vậy, bên cạnh chăm lo chế độ dinh dưỡng bạn cũng lựa chọn những hoạt động vui chơi phù hợp cho trẻ.
Ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ hứng thú hơn với các trò chơi như:
- Trò chơi tương tác: Bạn có thể đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ nghe nhạc, cho trẻ ra ngoài nhìn ngắm các không gian rộng hơn…
- Trò chơi thể chất: Những trò chơi thể chất với mục đích kích thích vận động tối ưu cho trẻ. Bạn có thể hỗ trợ các trò chơi khác để trẻ tập dần với các vận động đứng, đi sắp đến.
- Trò chơi trí tuệ: Bạn có thể chơi những trò chơi nối ghép, nhận biết hình dáng và màu sắc với trẻ với các đồ chơi như xếp khối, đẩy xe, thả bóng…
- Trò chơi giao tiếp: Bạn và trẻ có thể trò chuyện cùng nhau để trẻ tập nói. Những câu chuyện xoay quanh các vấn đề sinh hoạt hàng ngày của trẻ sẽ khiến trẻ thích thú. Chú ý khuyến khích và chờ sự phản ứng lại của trẻ để trẻ có phản xạ giao tiếp thích hợp.
Việc phân chia độ tuổi trẻ sơ sinh để bạn có thể chọn được hoạt động chơi phù hợp với trẻ. Bởi ở mỗi giai đoạn, thể chất và não bộ của trẻ sẽ phát triển để có thể tương thích với các hoạt động khác nhau.
Hy vọng, bạn sẽ không còn phải đắn đo chơi với trẻ sơ sinh như thế nào với những thông tin được chia sẻ. Chúc bạn và trẻ có thêm thật nhiều khoảng thời gian vui chơi cùng nhau.