Tăng cân khi đang mang thai là điều không thể tránh khỏi ở hầu hết các chị em phụ nữ. Vì vậy, sau khi sinh em bé các bà mẹ thường rất lo lắng về vấn đề cân nặng của mình. Hiểu được tâm lý chung của chị em phụ nữ, Shopee sẽ bật mí cho bạn những chế độ ăn vào con không vào mẹ hay mẹ bầu ăn gì để vào con không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn trí tuệ, mà còn giúp bà bầu giữ được vóc dáng thon thả của những ngày trước khi mang thai.
6 chế độ ăn vào con không vào mẹ giúp bé phát triển, giúp mẹ dáng thon
Ăn gì để vào con không về mẹ thường là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bà mẹ Việt Nam. Bởi lẽ sau khi sinh con, các mẹ bầu thường không thể nào lấy lại được vóc dáng thon thả như trước nữa. Sau đây là 6 nguyên tắc vàng trong chế độ ăn vào con không vào mẹ mà các mẹ bầu cần nắm rõ:
1. Không bỏ qua bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Nhiều bà bầu thường có quan niệm rằng, bỏ qua bữa ăn sáng có thể giúp mẹ bầu giảm bớt những cơn ốm nghén vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai sự thật, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.
Sau một đêm dài nghỉ ngơi, lượng đường huyết trong cơ thể mẹ bầu giảm dần đến mức thấp nhất, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cơ thể của mẹ và bé đều cần bổ sung một lượng thức ăn vừa đủ để nạp năng lượng cho ngày mới. Tưởng chừng như việc bỏ ăn sáng không đem lại bất kỳ hậu quả gì nặng nề. Tuy nhiên, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, bỏ ăn sáng thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và nhức đầu, gây rối loạn quá trình trao đổi chất. Chính vì thế, việc bỏ ăn sáng chỉ để giảm cơn ốm nghén hoàn toàn là một hành động sai lầm, có thể khiến các bạn hối hận. Bằng cách bổ sung một ly nước gừng ấm đều đặn vào mỗi buổi sáng hằng ngày, có thể giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn.
Bữa ăn sáng vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần phải học cách ăn sáng đúng theo quy tắc: lỏng – mềm – rắn. Cụ thể là, trước tiên các mẹ cần bổ sung một cốc nước lọc, sau đó ưu tiên những loại thức ăn mềm, rồi tăng dần đến thức ăn rắn để hệ tiêu hóa có thể dễ dàng thích nghi và làm việc hiệu quả hơn.
2. Chia các bữa ăn thành nhiều bữa ăn phụ
Chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ không chỉ là cách ăn uống vào con không vào mẹ, mà nó còn là cách giảm nghén hiệu quả cho bà bầu đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong những tuần đầu tiên khi mang thai, những cơn ốm nghén đột ngột ập đến sẽ khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi, uể oải trong người, nặng hơn là dẫn đến tình trạng bỏ ăn, gây sụt cân nghiêm trọng. Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành các bữa ăn phụ (từ 5 đến 6 bữa) là lời khuyên của nhiều chuyên gia để giải quyết vấn đề nan giải này ở nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. Với cách làm này, mẹ bầu có thể khắc phục hoàn toàn được những cơn ốm nghén “đáng ghét”, đồng thời vẫn có thể cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng.
3. Uống nước đầy đủ mỗi ngày
Uống nước đầy đủ mỗi ngày là một nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn vào con không vào mẹ mà bà bầu không nên bỏ qua. Trong 3 tháng đầu tiên ở hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai đều xuất hiện các tình trạng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi và uể oải. Chính vì thế, việc bổ sung đầy đủ 3 lít nước mỗi ngày, tương đương với 12 ly nước có thể giúp bà bầu tránh được các tình trạng mất nước do nôn ói, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu mà những cơn ốm nghén đem lại.
Ngoài chất lỏng là nước, mẹ bầu cũng nên bổ sung những loại thức uống khác như sinh tố trái cây mát mẻ và sữa hằng ngày để cung cấp đầy đủ mọi loại Vitamin và khoáng chất giúp em bé phát triển toàn diện.
4. Phân chia khẩu phần ăn hợp lý
Phân chia khẩu phần ăn là việc phân chia tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn sao cho cân bằng và hợp lý nhất, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé, tránh tình trạng thiếu chất này thừa chất kia.
Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các loại thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày là điều rất cần thiết trong việc bổ sung các loại dưỡng chất cho cơ thể. Để có một khẩu phần ăn hợp lý thì mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Bạn nên ăn nhiều những loại rau có màu xanh đậm (như rau muống, bông cải xanh,…), màu đỏ (ớt chuông, cà rốt, cà chua,…) và màu vàng (ngô, khoai lang,…) vì những loại thực phẩm này chứa rất nhiều các loại Vitamin và dưỡng chất như sắt, kẽm, Acid Folic,… rất tốt cho thị giác và trí não của trẻ. Hạn chế ăn liên tục một món ăn và thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn là một trong những cách ăn uống vào con không vào mẹ được nhiều người áp dụng nhất, ngoài ra việc làm này cũng giúp giảm bớt 1 phần những cơn ốm nghén trong quá trình mang thai.
5. Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chiên nhiều dầu
Đồ ăn nhanh và các loại thức ăn chiên đầy dầu mỡ là kẻ thù số 1 của việc giảm cân thất bại. Không những thế, những loại thức ăn này cũng vô cùng có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người phụ nữ đang mang thai. Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu gặp nhiều vấn đề, khiến mẹ bầu bị đầy hơi, ợ chua, khó chịu. Bên cạnh đó, ngoài những đồ ăn chiên, nóng đầy dầu mỡ, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn vặt như bánh kẹo, thức uống có ga,… Ăn đồ ngọt quá nhiều có thể khiến mẹ bầu không kiểm soát được cân nặng và khó lấy lại được vóc dáng thon gọn sau khi sinh.
6. Tập thể dục hằng ngày
Bên cạnh việc thiết lập cho bản thân một khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày mang thai, song song đó mẹ bầu cũng cần phải kết hợp với một chế độ luyện tập thể dục. Tập thể dục đều đặn hằng ngày là một trong những nguyên tắc của chế độ ăn vào con không vào mẹ giúp bé phát triển toàn diện nhưng mẹ bầu vẫn giữ được vóc dáng thon thả và dẻo dai.
Nếu muốn lấy lại vóc dáng thon thả như tuổi đôi mươi nhưng vẫn muốn em bé phát triển đầy đủ và toàn diện, mẹ bầu cần nắm rõ những quy tắc trong chế độ ăn vào con không vào mẹ trên đây mà Shopee đã gợi ý. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu giúp thai nhi phát triển tốt