Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
Shopee sale 4.4

Ráy tai tích tụ không gây nhiễm trùng tai, tuy nhiên nếu để lâu ngày sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho bé. Nhưng nếu bạn lấy ráy tai không đúng cách thì cũng sẽ khiến bé đau và quấy khóc. Vì vậy, hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu ngay cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh tại nhà để chăm sóc con an toàn, đúng cách. 

Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không? 

Ráy tai là chất được tạo ra hằng ngày, cụ thể là hỗn hợp của da chết, lông và chất tiết từ các tuyến nhầy ở ống tai. Các ráy tai cũ và các tế bào da chết này thường liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Ráy tai để quá lâu sẽ gây ngứa và khó chịu nên cần vệ sinh sạch sẽ cho bé. 

Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh? (Nguồn: huggies.com.vn)

Ở trẻ, ráy tai có thể dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua sự hoạt động của cơ miệng. Vì vậy chúng ta cũng không cần lấy ráy cho trẻ một cách thường xuyên, vì sẽ làm mất đi khả năng chống khuẩn tự nhiên của tai. 

Bạn chỉ nên ráy tai cho con khi thấy ráy bị tích tụ quá nhiều. Việc lấy ráy tai đúng và đủ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ nghe hơn. Ráy tai quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn ống tai ngoài, khiến trẻ nghe không rõ và sẽ bị chậm nói.

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh là gì?

Mọi bộ phận của trẻ sơ sinh đều non nớt và nhạy cảm nên mọi cử chỉ cần phải được thực hiện nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho bé. Bạn có thể tham khảo 3 cách sau đây để vệ sinh tai cho trẻ. 

Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 

Vệ sinh bằng nước muối sinh lý là cách đơn giản nhất để làm sạch tai cho trẻ. Bạn không cần phải chạm quá sâu vào tai bé mà vẫn có thể diệt được sạch khuẩn, làm mềm vùng sáp ở tai giúp bé dễ chịu. Đây là phương pháp các ba mẹ thường làm cho con mà không cần đến các cơ sở y tế.

Đầu tiên hãy chuẩn bị nước muối sinh lý, một chiếc khăn và tăm bông cho bé sơ sinh thật mềm và nhỏ. Tiếp đến, bạn đặt bé nằm nghiêng sang một bên rồi thực hiện các bước như sau: 

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý (Nguồn: Shopee Blog)

Bạn cần lưu ý là chọn khăn và tăm bông nhỏ dành cho trẻ, chất liệu mềm để không làm xước tai bé. Bạn cũng không nên áp dụng việc vệ sinh bằng nước muối hằng ngày vì sẽ làm tai bị ẩm ướt, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. 

>>Xem thêm: Top 8 khăn ướt cho trẻ sơ sinh mẹ bỉm sữa nên chọn ngay

Vệ sinh bằng dầu Olive

Vệ sinh tai bằng dầu Olive cho trẻ cũng là phương pháp được nhiều phụ huynh tin dùng hiện nay. Bởi dầu Olive có khả năng làm mềm ráy tai nhanh hơn, giúp dễ dàng lấy ra ngoài mà không làm đau bé. 

Shopee sale 4.4

Các bước thực hiện như sau: 

Vệ sinh tai cho bé bằng dầu Olive
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng dầu Olive (Nguồn: Shopee Blog)

Bạn cần lưu ý là không nên dùng dầu Olive khi trẻ đang có bệnh về tai. Nếu dùng lần đầu và xuất hiện dấu hiệu lạ, trẻ bị ngứa hay đỏ, tức là trẻ không hợp với dầu Olive. Khi gặp tình trạng này thì bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Vệ sinh bằng oxy già

Đối với bé có ráy tai nhiều và khó lấy, thì oxi già là dung dịch hữu hiệu giúp làm mềm ráy tai trước khi bạn muốn lấy nó ra. Các bước thực hiện như sau: 

Vệ sinh tai cho bé bằng oxi già
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bằng oxy già (Nguồn: Shopee Blog)

>>Xem thêm: Top 5 dụng cụ hút mũi cho trẻ mẹ nên mua

Các lưu ý quan trọng khi vệ sinh tai cho trẻ

Vì tai của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và mong manh, bạn cần thận trọng và lưu ý những điểm quan trọng sau: 

  • Không đẩy tăm bông quá sâu vào tai: Với trẻ nhỏ, nếu dùng tăm bông thì cần cẩn thận vì lực mạnh sẽ gây tổn thương tai của trẻ. Bạn không nên đẩy tăm bông vào quá sâu và có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng thay cho bông tai. Máy lấy ráy tai cho bé sẽ giúp phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn nấm bệnh.
  • Có thể đưa bé đến các phòng khám chuyên khoa: Nếu quá khó khăn trong việc lấy ráy tai cho bé, bố mẹ có thể đưa bé đến các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng. Nếu bé bị đau nhức hay bố mẹ làm không đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng nề hơn. 
  • Quan sát tai xem có hiện tượng lạ không: Nếu ráy tai có đốm nâu màu vàng thì là tình trạng bình thường. Nếu xuất hiện vết tích đỏ, ẩm ướt, chảy dịch vàng hoặc xanh thì có thể bé đã bị nhiễm trùng tai, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. 
  • Hỏi ý kiến bác sĩ: Không nên tùy ý mua thuốc nhỏ cho bé mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dùng sai thuốc có thể khiến bé bị kích ứng. 
Nên đưa bé đến phòng khám nếu thấy tai có dấu hiệu bất thường
Các lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ (Nguồn: webmebe.com.vn)

Như vậy là Shopee Blog đã hướng dẫn các bạn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, việc gì cũng cần chăm chút, nghiên cứu cẩn thận trước khi thực hiện để tránh làm tổn thương bé. Bạn nên tìm hiểu kỹ về các dụng cụ, bộ chăm sóc trẻ sơ sinh để thực hiện đúng cách và an toàn cho bé. 

Đừng quên tiếp tục theo dõi Shopee Blog để học hỏi các tips về chăm sóc mẹ và bé nhé!

>>Xem thêm: Các loại sữa cho bé dị ứng đạm sữa bò an toàn nhất

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *