Cây lưỡi hổ là loại cây có sức chịu đựng phi thường với khả năng thích nghi trong môi trường khắc nghiệt như thiếu nước hay thiếu sáng mà lá vẫn xanh tốt. Cùng với những lợi ích như lọc không khí, loại bỏ chất độc, cây lưỡi hổ được rất nhiều gia chủ quan tâm. Vậy cách trồng cây lưỡi hổ như thế nào? Shopee Blog sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay sau đây.
Đặc điểm và các loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ (cây vằn hổ) dễ trồng, tốn ít công sức để chăm bón và phù hợp để trồng trong những không gian nhà ở mát mẻ. Cây dường như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ.
Lá loại cây này có hình dạng như những chiếc lưỡi hổ nhọn như giáo mác, mọc thẳng đứng từ gốc vút lên trời. Lá dày cứng cáp, mọng nước, có chiều dài tối đa là 20cm và rộng khoảng 4cm. Có lẽ vì đặc tính này mà cây lưỡi hổ được xếp vào nhóm những cây chịu hạn tốt nhất. Ngoài ra, chúng còn có hoa màu trắng, mọc thành cành và vươn dài đến tận ngọn cây.
Cây lưỡi hổ khá đa dạng về các loài, có thể kể đến một số loại cây quen thuộc thường được trồng như: lưỡi hổ viền vàng, lưỡi hổ viền xanh, lưỡi hổ trắng, lưỡi hổ đỏ,…
Cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản
Một số nghiên cứu đến từ NASA đã chứng minh cho công dụng thanh lọc khí của cây lưỡi hổ như: giảm khí CO2, bụi bẩn, giúp cho không khí trở nên trong lành hơn. Chúng còn có khả năng hạn chế tia bức xạ từ máy tính, rất phù hợp để đặt cây trong văn phòng, nhà ở. Từ một chậu lưỡi hổ trưởng thành, bạn có thể nhân giống thành cả một vườn cây thông qua hai cách sau đây.
Trồng cây lưỡi hổ trong nhà bằng cách hom lá
Đây là một phương pháp rất đơn giản cho những người mới bắt đầu trồng cây. Theo dõi cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá thông qua những bước sau:
Bước 1: Chọn lá lưỡi hổ khỏe mạnh, có màu sắc đẹp từ những cây mẹ đã già.
Bước 2: Tách lấy lá cây bằng cách dùng dao hoặc kéo cắt sát gốc phần lá đó.
Bước 3: Cắt lá thành những đoạn từ 4 – 5cm và chú ý đặt đúng hướng phần ngọn và phần gốc cuống lá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cây con.
Bước 4: Bạn không nên trồng lá ngay sau khi cắt. Thay vì vậy, phơi nắng lá khoảng 3-4 ngày sẽ giúp hạn chế sự úng thối của lá cây lưỡi hổ trong quá trình nhân giống. Trong thời gian này, bạn cần chuẩn bị đất đảm bảo được độ tơi xốp. Bởi vì giống cây này vốn xuất phát từ châu Phi, nơi có khí hậu khô hạn, nên cây lưỡi hổ vốn không ưa nước.
Về phần đất, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
- Sử dụng hỗn hợp đất theo tỷ lệ 1:1 gồm đá sỏi (đá dăm) và potting mix, được bày bán ở nhiều cửa hàng cây trồng.
- Linh hoạt dùng hỗn hợp cát và than bùn ẩm, nhưng vẫn phải đảm đảo được đất tơi và thoát nước tốt.
Bước 5: Tiến hành chôn lá xuống đất chỉ để lộ 1/2 chiều dài phần lá đó. Lưu ý, phần gốc cuống lá sẽ được chôn trong đất. Sau đó, bạn sẽ xịt nước lên gốc lá để cung cấp ẩm cho cây.
Cuối cùng bạn sẽ đem chậu cây đặt ở những nơi thoáng mát có ánh nắng nhẹ. Sau khoảng 2 tuần, lá sẽ bắt đầu bén rể và từ 1,5 – 2 tháng sẽ xuất hiện cây con.
Về cách tưới nước, sau khoảng 3 – 4 ngày thì bề mặt đất sẽ khô. Đây là thời điểm thích hợp để cung cấp nước cho cây.
>> Xem thêm: Top 8 cây phong thủy hợp mệnh Thổ 2022
Một điểm đặc biệt khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà bằng phương pháp tách cây, đó là cây con sẽ bị mất viền vàng như ở cây mẹ. Điều này có thể gây được sự thích thú cho nhiều người về màu sắc của cây, nhưng cũng vài gia chủ sẽ không thích điều này. Do vậy, để nhân giống được cây con có đặc tính giống hệt cây mẹ, bạn có thể tham khảo phương pháp tách cây sau đây.
Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách tách cây
Đối với phương pháp này, bạn có thể chọn những cây lưỡi hổ có hai ba cây con từ 4 tháng tuổi hay cao bằng 1/3 cây mẹ để tiến hành tách cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể lợi dụng lúc thay chậu cho cây để bắt đầu nhân giống theo những bước sau.
Bước 1: Lấy cả bụi cây ra khỏi chậu và loại bỏ phần đất xung quanh rễ cây. Đặc biệt, bạn có thể loại bỏ những phần rễ hư hỏng để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở giai đoạn sau.
Bước 2: Dùng kéo cắt đi phần nối giữa cây mẹ và cây con.
Bước 3: Chuẩn bị một chậu cây chứa đất tơi xốp và tiến hành đặt những cây con xuống đất. Bạn cần ấn mạnh để giữ cố định phần cây này.
Một lưu ý khi trồng đó là nếu bạn muốn cây nhanh bén nhiều cây con mới, bạn cần lấp đất sao cho che phủ rễ và một phần nhỏ của lá cây. Tuy nhiên, khi bạn thích cây con đó phát triển một mình trong một chậu và mọc xòe ra, bạn chỉ lấp đất đủ để giữ cố định cây và che đi phần rễ.
Bước 4: Đem cây ra nơi đủ nắng và thoáng mát.
Sau khoảng 1,5 tháng, thì cây lưỡi hổ sẽ bén rễ và khoảng 3 tháng thì những cây con sẽ chen chút và cao gần bằng cây mẹ. Đặc biệt, cây mới vẫn sẽ giữ nguyên những đặc tính của cây cũ khi nhân giống cây bằng phương pháp này.
Cây lưỡi hổ nổi tiếng là có sức sống bền bỉ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, loại cây này vẫn mắc bệnh và phần lớn nguyên nhân đến từ việc gia chủ chăm sóc cây quá đà: bón phân dư thừa, tưới nhiều nước,… Tiếp tục theo dõi bài viết sau để biết cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng nhất!
Một số lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ
Khi chăm sóc cây lưỡi hổ bạn cần chú ý những đặc điểm sau:
- Nước: Lưỡi hổ là loài cây chịu hạn tốt, nhưng chịu nước kém. Do vậy, nếu bạn tưới nước quá thường xuyên hay để cây trong môi trường ngập úng nước thì nhiều khả năng cây lưỡi hổ sẽ bị thối rễ và chết dần. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần tưới nước cho cây sau 3-4 ngày và mỗi lần chỉ cung cấp đủ lượng nước để làm ẩm bề mặt đất.
- Nhiệt độ: Điều kiện lý tưởng để cây lưỡi hổ sinh sống và phát triển khỏe mạnh đó là từ 16 – 31 độ C. Nếu vượt ra ngưỡng này thì cây sẽ dễ bị mắc sâu bệnh và suy yếu.
- Ánh sáng: Cây lưỡi hổ có thể thích nghi tốt với khi sinh trưởng trong ánh sáng hay bóng râm trong nhà. Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên luôn là tốt nhất, vì vậy nên ưu tiên đặt cây ở cạnh cửa sổ hoặc mang đi phơi nắng khi rảnh.
Nếu bạn chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách, thì cây lưỡi hổ sẽ ra hoa. Hoa của loại cây này sẽ có mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ và rất hiếm khi nở. Do vậy, người xưa quan niệm rằng nếu ai có thể chăm cho cây lưỡi hổ ra hoa thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn, mọi điều thuận lợi, tiền tài như nước, gia đình hạnh phúc,…
>> Xem thêm: Top 5 cây phong thủy để bàn làm việc thu hút may mắn, tài lộc
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được tin rằng có tác dụng chống lại bùa chú, ma quỷ và mang lại vận may cho gia chủ. Ngoài ra, chúng còn mang tới tài lộc, thịnh vượng và giúp gia đình hạnh phúc êm ấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có số mệnh hợp với cây này. Bạn có thể tham khảo những thông tin sau để biết mình có nên trang trí cây lưỡi hổ trong nhà cửa hay văn phòng không nhé!
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Để biết cây lưỡi hổ hợp với mệnh gì, bạn cần chú ý đến màu sắc chủ đạo của cây. Nếu là cây lưỡi hổ viền vàng, màu vàng nổi bật sẽ tương thích với những người có mệnh Kim, mệnh Thổ hoặc mệnh Mộc. Đối với lưỡi hổ xanh, màu trắng bạc của gân lá là màu đặc trưng, do vậy chúng sẽ phù hợp với những người có mệnh Kim, mệnh Thủy và mệnh Hỏa.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Khi trồng cây lưỡi hổ viền vàng nó sẽ không hợp với người có mệnh Thủy hay mệnh Hỏa. Còn đối với lưỡi hổ viền xanh, cây sẽ không tương thích với người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Từ đây, ta có thể đối chiếu mệnh theo cung phi để tra ra tuổi của mình. Bạn có thể tìm kiếm “năm 1998 là mệnh gì theo cung phi” để biết mình có kỵ với cây lưỡi hổ hay không.
Cây lưỡi hổ nên đặt ở vị trí nào trong nhà?
Có 5 vị trí khi đặt cây lưỡi hổ được quan niệm rằng sẽ hút sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Đó là sân vườn, phòng khách, bàn làm việc và trên ban công. Ngoài ra, có nhiều thắc mắc xoay quanh việc cây lưỡi hổ có để trên bàn thờ được không, câu trả lời là có thể. Với nhiều ý nghĩa thực tế và phong thủy mà loài cây cảnh này sở hữu, chúng luôn là lựa chọn hàng đầu để đặt tại những nơi liêng thiêng như bàn thờ, đặc biệt là bàn thờ thần tài, thờ ông địa.
Cây lưỡi hổ là loại cây không chỉ sang trọng mà còn có sức sống bền bỉ. Chúng rất phù hợp để đặt trong không gian nhà ở hay nơi làm việc với nhiều ý nghĩa khác nhau. Hy vọng với những thông tin quan trọng về cách trồng cây lưỡi hổ mà Shopee đã cung cấp, chúc bạn sớm thành công khi nhân giống loại cây này!
>> Xem thêm: Top 8 cây phong thủy hợp mệnh Hỏa mang lại tài lộc sung túc cho gia chủ 2022