Mèo là động vật nhạy cảm với nước, vì vậy việc tắm cho mèo cần thực hiện theo đúng khung giờ nhất định và đúng cách để chúng làm quen. Không phải chú mèo nào cũng ngoan ngoãn ngồi yên cho bạn kì cọ tắm rửa. Shopee sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho mèo vừa nhẹ nhàng, sạch sẽ và không làm chúng hoảng sợ.
>> Xem thêm: Bật mí cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ đơn giản và hiệu quả nhất
Có nên tắm cho mèo? Lợi ích của việc tắm cho mèo là gì?
Tắm cho mèo là điều nhất thiết để vệ sinh cho chúng sạch sẽ, tránh vi khuẩn gây bệnh. Nhiều chủ nuôi mèo thường ngại không dám tắm vì sợ mèo bị cảm lạnh và quậy nước. Tuy nhiên, tắm cho mèo sẽ mang lại nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới như:
- Giúp chúng tuần hoàn máu tốt hơn: khi tắm cho mèo, bạn sẽ giúp chúng mát xa, vuốt ve bộ lông, điều này sẽ khiến chúng thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Giúp làm sạch lông: mèo có thể tự làm sạch cơ thể của mình bằng cách liếm lông. Tuy nhiên, việc tắm gội bằng sữa tắm sẽ khiến chúng sạch sẽ và thơm tho để bạn cưng chiều. Gội bằng sữa tắm cho thú cưng còn giúp bộ lông của chúng bóng mượt hơn và dưỡng da rất tốt nữa đó.
- Giúp phòng ngừa ve rận và các bệnh về da: Tắm bằng sữa tắm sẽ loại sạch được vi khuẩn, ve rận và các loại ký sinh trùng gây bệnh.
Các bước tắm cho mèo đơn giản, không làm “boss” quạu
Cách phổ biến để tắm cho mèo là tắm bằng nước. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nước trước khi tắm. Bạn chuẩn bị một chiếc thau nhỏ để tắm, nếu có điều kiện thì nên cho chúng tắm bồn để đỡ văng nước ra xung quanh. Về nhiệt độ nước, mức phù hợp là từ 37-40 độ C, nếu cho nước nóng quá sẽ khiến mèo hoảng và khó chịu, thậm chí là bị bỏng. Tiếp theo, bạn chuẩn bị sữa tắm, khăn tắm cho mèo.
- Bước 2: Vờn vờn nước, để mèo thích nghi và làm quen với nhiệt độ của nước. Bước này để ổn định tinh thần, giúp mèo không bị hoảng loạn khi tắm.
- Bước 3: Sau khi mèo đã thấy quen, bạn dần đặt chúng vào chậu nước. Sau đó dùng ca hoặc vòi sen đổ nước từ từ lên người mèo để làm ướt lông.
- Bước 4: Chà xà phòng lên người mèo, kì cọ nhẹ. Bạn lưu ý tránh phần mắt của mèo để bé không bị cay mắt nhé.
- Bước 5: Sau khi đã tắm gội sạch sẽ, bạn dùng khăn quấn và lau sạch lông cho mèo. Bạn có thể cho chúng ra phơi nắng thay vì sấy khô lông nếu bé thích.
Về cách chọn xà phòng, hiện sản phẩm sữa tắm ướt rất đa dạng để bạn lựa chọn cho bé mèo cưng của mình. Bạn nên mua các dòng sữa tắm cho chó mèo có hương thơm mát và khử mùi hôi, có độ pH phù hợp với da lông của chúng.
Các cách tắm đơn giản, nhanh chóng khác cho mèo
Tắm cho mèo bằng sữa tắm khô
Tắm khô là một cách phổ biến áp dụng trong lúc thời tiết lạnh hoặc lúc mèo bị ốm. Và đây cũng là cách để hạn chế tiếp xúc với nước khi mèo đang trong tình trạng sức khỏe yếu mà vẫn đảm bảo được cơ thể sạch sẽ. Ngoài ra, tắm khô còn được áp dụng cho mèo mẹ mới sinh con, mèo con còn quá bé chưa thể tắm nước và mèo đang mang thai.
Cách tắm khô vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy sữa tắm khô chà lên thân mèo, sau đó mát xa nhẹ để làm sạch. Bạn có thể dùng lược để chải nhẹ lên lông. Cách chải nên theo chiều xuôi từ đầu xuống đuôi để loại bỏ chất bẩn trên người mèo. Sau khi tắm xong, bạn chờ một lúc để lông mèo tự khô mà không cần tắm lại với nước.
Hiện nay có rất nhiều dòng sữa tắm khô cho mèo, bạn có thể tham khảo vài dòng sữa tắm khô cho mèo như sữa tắm Hipipet, Hana Pet,… Đây đều là các thương hiệu chăm sóc thú cưng cao cấp, được nhiều người tin dùng. Hipipet có mùi hương dễ chịu, còn các dòng sản phẩm của Hana Pet sẽ chứa Protein từ lụa thủy phân dễ dàng áp lên da mèo, nuôi dưỡng lông khỏe mạnh, không bị khô và rối bời.
>> Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn
Tắm mèo bằng phấn rôm
Tắm bằng phấn rôm là cách thường sử dụng cho mèo con mới sinh. Không những giúp làm vệ sinh nhẹ cho thú nuôi mà phấn rôm còn làm mát lông và thấm hút mồ hôi cho các bé mèo nhỏ.
Cách tắm bằng phấn rôm rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước nhanh chóng như sau:
- Bước 1: Cho “hoàng thượng” vào thau hoặc chậu, dùng chai xịt có tia nhỏ phun nhẹ lên lông mèo để làm ẩm.
- Bước 2: Bạn dùng phấn rôm rắc lên phần thân của mèo, dùng tay thoa kỹ ở những phần kẽ, chân mèo để vệ sinh và sát khuẩn.
- Bước 3: Dùng khăn lông lau khô cơ thể cho mèo và mang chúng về ổ.
Phấn rôm cho mèo có rất nhiều loại, để tìm được sản phẩm thích hợp, các bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ chăm sóc thú cưng uy tín trên Shopee Mall. Shopee gợi ý cho bạn vài nhãn hiệu phấn rôm như phấn khô Fay, bọt tắm khô Hana Pet,…
Một vài lưu ý khi tắm cho mèo
Nếu chủ nhân tắm cho mèo quá hời hợt hay chọn không đúng thời điểm tắm sẽ làm mèo dễ mắc bệnh và bị vi khuẩn trú ẩn. Do đó, Shopee điểm qua vài lưu ý khi tắm mèo để bạn vệ sinh cho chúng sạch sẽ nhất.
Mèo mấy tháng thì tắm được?
Độ tuổi thích hợp để tắm cho mèo là lúc chúng từ 2 tháng tuổi trở lên. Lúc này mèo đã có phần cứng cáp hơn, đi đứng được và có thể tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, nếu bé mèo của bạn còn quá yếu thì bạn chỉ nên tắm khô cho mèo.
Nếu mèo sơ sinh quá bẩn thì bạn có thể dùng phấn rôm như đã nói ở trên, vì nếu không tắm thì có thể gây nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, mèo con lâu ngày không tắm cũng sẽ tạo điều kiện để tích tụ bọ chét, vi khuẩn gây bệnh.
Thời điểm tắm cho mèo thích hợp
Mèo là loài động vật khó chiều, vậy nên chúng mới thường được gọi là “hoàng thượng”. Chúng chỉ chịu những ngày thời tiết mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Do đó, thời điểm đẹp nhất để tắm cho các “hoàng thượng” này là vào các ngày trời khô ráo, không mưa lạnh hay nắng gắt. Lưu ý là không nên tắm mèo sau 16h chiều vì rất dễ khiến chúng bị cảm lạnh.
Bên cạnh đó, nếu bạn để ý lúc mèo buồn ngủ và nũng nịu là lúc mà bạn nên lôi chúng đi tắm. Bởi vì trong cơn mê mang chúng sẽ không quan tâm đến bạn đang đá động đến chúng. Cơn buồn ngủ sẽ khiến mèo đứng im ngoan ngoãn cho chủ nhân kì cọ.
Bao lâu tắm cho mèo 1 lần?
Mèo cũng như các động vật khác, chúng có thể tự làm sạch bản thân bằng cách tự liếm lông của mình. Trung bình bạn chỉ nên tắm cho chúng 1 – 2 lần tháng, nếu chú mèo của bạn quá hiếu động hoặc bị làm bẩn bằng thức ăn hay các chất dơ khác thì bạn có thể cân nhắc tắm chúng lần nữa.
Có thể bạn thắc mắc tại sao mèo lại tắm ít hơn chó, bởi vì chó thường tăng động hơn và tiết nhiều mồ hôi. Trong khi mèo thì ít vận động và thường ít mùi nồng hơn, các ẻm còn mắc bệnh sợ nước nữa. Vậy nên tần suất tắm như trên là thích hợp nhất.
Lưu ý sau khi tắm cho mèo
Sau khi tắm mèo xong, bạn cần chú ý lau khô lông cho mèo, đặc biệt là vùng tay chân và đầu. Bởi vì các “hoàng thượng” sẽ cố làm khô bản thân bằng cách vùng vẫy chạy khắp nhà. Nên tốt nhất là bạn nên lau khô trước nếu không muốn căn nhà của mình toàn là nước và dấu chân mèo.
Bên cạnh đó, việc giữ ấm cho mèo con sau khi tắm rất quan trọng, bạn nên quấn khăn, cho chúng vào tổ ấm. Nếu có máy sấy thì bạn nên sấy khô lông cho chúng. Có một lưu ý nhỏ nữa là lúc lau cho mèo không nên chà xát quá mạnh. Điều này sẽ làm lông mèo bị rụng và tổn thương da của chúng. Việc làm khô cho mèo sau khi tắm còn hạn chế được việc mèo liếm lông – một việc gây khó tiêu hóa khi nuốt lông của mèo.
Kết luận
Như vậy là Shopee đã hướng dẫn các bạn cách tắm cho mèo nhẹ nhàng, dịu dàng để không làm cho các “hoàng thượng” hoảng sợ. Tắm cho mèo là cả một thử thách, chúng ta cần tập cho chúng thói quen tắm đúng lúc, đúng cách để mèo luôn sạch sẽ cho bạn cưng nựng nhé.
Để tìm hiểu thêm các thông tin khác về mèo, về cách làm đẹp cho thú cưng và các vấn đề khác của thú cưng, bạn hãy tiếp tục theo dõi Shopee Blog để biết thêm những tips mới nhé!
>> Xem thêm: Bật mí những nguyên nhân và cách chữa trị mèo bị rụng lông