Mách bạn cách nuôi chó con mau lớn và khỏe mạnh

Mách bạn cách nuôi chó con mau lớn và khỏe mạnh 1
Shopee sale 4.4

Để có một chú chó khỏe mạnh và thông minh, bạn cần phải chăm sóc về thể chất và tinh thần cho chúng từ bé. Nuôi chó không chỉ đơn giản là cho ăn và tắm rửa, mà còn cần phải quan tâm, chăm sóc, chơi đùa như một người bạn của chúng. Shopee sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chó con sao cho chúng lớn lên một cách đáng yêu và khỏe mạnh. 

Tại sao chó con cần có sự quan tâm đặc biệt?

Chó con cũng như em bé, chúng cần có sự quan tâm chăm sóc khi còn nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Columbia, tâm lý loài chó cũng trải qua những cảm xúc tương tự như con người, nhưng ở một mức độ đơn giản hơn. Chó cũng sở hữu hoocmon oxytocin – loại hoocmon liên quan đến tình cảm và cảm xúc. Do đó, chó lúc còn bé cần sự quan tâm nhiều để hình thành thể trạng và tâm sinh lý tốt. 

Nếu bạn muốn có một chú chó lanh lợi và nhanh nhẹn, bạn phải quan tâm chăm sóc chúng theo từng thời kỳ. Đặc biệt là lúc nhỏ để chúng có nhận thức như mong muốn. 

Chó con cần sự quan tâm đặc biệt
Chó con cần sự quan tâm đặc biệt (Nguồn: pexels.com)

Cách nuôi chó trong những thời kỳ quan trọng 

Theo như các chuyên gia của Viện nghiên cứu Columbia, giai đoạn phát triển của các chú chó nhanh hơn người bình thường. Cơ thể của chúng sẽ được hoàn thiện khi đạt 4-6 tháng tuổi. Và lúc này não chúng đã có cảm xúc tương đương với đứa bé 2 tuổi rưỡi, biết vui, buồn, sợ hãi,… Vậy nên, để chú chó lớn lên hoàn thiện, chúng ta cần lưu ý từng chút một trong cách chăm sóc ở từng giai đoạn như lúc mới đẻ, 1 tháng tuổi và lúc mới rước em ấy về nhà. 

Cách nuôi chó con mới đẻ

Đây là giai đoạn các chú chó con nhạy cảm nhất. Bởi chúng vừa chào đời và còn quá bé, chưa kịp thích nghi với nhiệt độ bên ngoài bụng mẹ. Chó bắt đầu uống sữa mẹ, thực hiện những động tác đơn giản như ngọ nguậy vì vẫn còn yếu. 

Lúc này, bạn cần vệ sinh sạch sẽ “ổ ấm” của chúng, về cả chó mẹ lẫn chó con. Bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ đầy đủ để chó mẹ cho con bú. Bên cạnh đó, thân nhiệt của các chú chó con lúc này rất thấp, nên bạn phải bảo đảm giữ ấm và không để chúng bị lạnh. Nếu không, chó con sẽ bị mất sức và dễ dẫn đến “chết yểu”.

Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ
Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ (Nguồn: pexels.com)

Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi

Từ 4 tuần tuổi trở đi, chó con bắt đầu biết đi, đứng vững, thậm chí một số con mạnh đã có thể chạy nhảy và nô đùa. Những chú chó lúc này trông vừa mong manh lại vừa tinh nghịch, đáng yêu.

Do bắt đầu vận động nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng để chú chó có thể hoạt động tốt và phát triển nhanh. Bạn có thể cho chúng ăn riêng một mình, ăn thịt băm hoặc thức ăn sẵn. Vì lúc này răng của chúng đã khá cứng cáp, nên có thể xử lý được các món này. 

Một lưu ý nhỏ nữa, đây là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng mũi đầu cho các bé nhằm giúp phòng ngừa các bệnh về chó như Parvo, Care, viêm gan,… về sau. 

Cách nuôi chó con mới về nhà

Chó con khi tách đàn về nhà chủ sẽ khá yếu ớt, làm quen với môi trường mới không có mẹ cũng khá khó khăn. Vậy nên bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số vật dụng cần thiết để chú chó có một không gian sạch sẽ và dễ chịu, không bị tổn thương tinh thần trong giai đoạn quan trọng này. 

Shopee sale 4.4

Một số đồ dùng cơ bản và cần thiết cho cún như khăn tắm, chén ăn, nước, chăn,… bạn nên chuẩn bị trước khi chúng về nhà. Bạn cũng nên dọn nhà và để đồ quan trọng lên cao, tránh các chú chó tinh nghịch và quậy phá. 

Về thức ăn cho thú cưng, bạn nên hỏi chủ trước chúng thường ăn gì, bạn nên cho chúng ăn theo món đó một thời gian rồi hãy thay đổi dần món mới. Bởi chó con có hệ tiêu hóa còn non và yếu ớt, không thích nghi kịp sẽ khiến chúng dễ mắc bệnh như tiêu chảy, bệnh về đường ruột. 

Chuẩn bị đồ dùng cần thiết đón chó về nhà
Chuẩn bị đồ dùng cần thiết đón chó về nhà (Nguồn: pexels.com)

Một vài lưu ý khi nuôi và chăm sóc chó

Trong lúc chăm sóc chó, bạn cũng cần một chút tỉ mỉ, để nuôi chúng vừa an toàn vừa ngoan ngoãn. 

Chế độ dinh dưỡng 

Sức khỏe sau này của chó được quyết định nhiều ở dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời. Các thực phẩm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào của cơ thể, ngăn ngừa bệnh xương khớp từ bé. Do đó, thực phẩm phải có công thức dinh dưỡng chuẩn và đáp ứng với nhu cầu của từng loại chó. Chẳng hạn như tỷ lệ trọng lượng giữa Chihuahua và Saint Bernard là 1:100, nên khẩu phần ăn của chúng không thể giống nhau được. 

Chọn thức ăn cũng cực kỳ quan trọng, bạn nên chọn loại thực phẩm nào có nhãn mác chính hãng. Bảng thành phần có đủ các chất thiết yếu cho sự phát triển của chó. Không nên cho chó ăn những đồ thừa, canh cặn vì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của chúng.

Bạn nên chọn các thức ăn cho chó con có đủ vitamin và khoáng chất, vị dễ chịu và ngọt để chú cún vừa ăn. Chẳng hạn như Sốt Pedigree Puppy vị gà nấu sốt, bò, trứng, rau,… Đây là sản phẩm chứa nhiều Omega 6 và kẽm giúp cún có bộ lông mượt và phát triển trí não tốt. 

Giá tham khảo: 11.000 VND / gói 80g

Thức ăn cho chó
Thức ăn cho chó giàu dinh dưỡng (Nguồn: Shopee Blog)

>> Xem thêm:  Top 8 thức ăn khô cho chó vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng

Dụng cụ cho chó

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ khác như đồ chơi cho chó để chúng giải trí. 

Vì chó con thường có thói quen gặm, cắn và cào xé đồ chơi, nên bạn cần mua những món đồ sạch sẽ và làm bằng chất liệu an toàn. Một trong số đồ chơi cho chó lúc còn bé như dây thừng, gặm xương giả,… giúp chó tập cách cắn xé khá tốt. 

Giá tham khảo: 8.000 VND

Dây thừng mềm đồ chơi cho chó con
Dây thừng mềm đồ chơi cho chó con (Nguồn: Shopee Blog)

Tiêm phòng bệnh cho chó con

Tiêm phòng dại là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất của loài chó. Lúc chó được 13 tháng, bạn có thể cho chúng tiêm phòng dại. Mũi này bạn cần tiêm nhắc lại mỗi năm sẽ có công dụng tốt hơn. 

Bên cạnh đó, ngày nay chó được chăm sóc tốt và cưng chiều sẽ được tiêm phòng 7 loại bệnh. Bao gồm bệnh Care, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm, Leptospira và Corona. 

Trước khi tiêm phòng, bạn cần khám sức khỏe cho chó, đảm bảo chúng khỏe mạnh, không trong tình trạng tổng quát xấu. Nếu chó bị nhiễm bệnh hoặc ký sinh trùng thì cần điều trị trước khi tiêm. Bạn cũng cần nắm sổ theo dõi lịch tiêm, cho chó đi tiêm đúng ngày để thuốc phát huy hết hiệu quả. 

Sau khi tiêm phòng thì bổ sung dinh dưỡng, sữa cho chó. Tốt nhất là nên kiêng tắm khoảng 1 tuần để tránh co giật. Quan sát và chăm sóc thú cưng trong 1 tuần để xem xét chúng có thích nghi với thuốc hay không, hoặc có hiện tượng bất thường như co giật, sốt thì nên đưa đến bác sĩ kịp thời. 

Những lưu ý khi chăm sóc chó con
Những lưu ý khi chăm sóc chó con (Nguồn: Shopee Blog)

Huấn luyện chó con

  • Tập cho chó con đi vệ sinh: bạn cần lên thời gian biểu chi tiết cho việc đi vệ sinh của chó. Tập cho chúng theo khung giờ, địa điểm cố định. Lưu ý là không đánh đập, có thưởng có phạt. Giờ đi vệ sinh thường sẽ không bao lâu sau giờ ăn của chó.
  • Dạy chó con bắt tay: Thường xuyên chìa tay cho chúng ăn sẽ tập cho chó một thế đứng bắt tay. Khi chó đưa chân trước lên, bạn nắm tay nó một lúc rồi thưởng đồ ăn cho chúng. 
  • Huấn luyện nâng cao: chó săn hay chó tấn công cần có sự huấn luyện chuyên nghiệp. Ngay từ khi 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đào tạo bài bản từ các đơn vị huấn luyện để phát huy thế mạnh và tiềm năng của chúng. 

Kết luận

Chó con không thể nuôi một cách hời hợt. Nếu bạn muốn có một chú chó vừa thông minh, đáng yêu, khỏe mạnh, thì đó là cả một sự đầu tư. Các “sen” cần phải chú ý đến khẩu phần ăn, cách chăm sóc, dụng cụ cho chó theo đúng từng giai đoạn phát triển của chúng. 

Như vậy, Shopee Blog đã giới thiệu cho các bạn cách nuôi chó con đúng cách. Hy vọng rằng bạn sẽ có một chú cún cưng như ý. Nếu muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác về thú cưng, đừng quên tiếp tục theo dõi Shopee Blog nhé!

>> Xem thêm: Review top 5 shop quần áo cho chó chất lượng trên Shopee

Shopee sale 4.4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *