Bữa cơm ngày Tết không thể thiếu chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh mướt. Và để có những chiếc bánh chưng hoàn hảo, bạn không chỉ cần sự khéo léo trong việc chuẩn bị nguyên liệu mà còn phải biết cách luộc bánh chưng sao cho đẹp. Tham khảo ngay 11+ cách luộc bánh chưng ngon để tạo nên bữa cơm truyền thống đầy ý nghĩa.
Nguyên liệu chuẩn bị để luộc bánh chưng hấp dẫn
Việc gia đình quây quần làm bánh chưng vào dịp Tết đã trở thành nét truyền thống quý báu của người Việt. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu, chọn lựa lá dong và gạo nếp đến việc bọc bánh, luộc bánh, mỗi giai đoạn đều được thực hiện một cách cẩn trọng, khéo léo. Đặc biệt, giai đoạn luộc bánh chưng tưởng chừng đơn giản nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nhất. Theo dõi danh sách nguyên liệu dưới đây để có thể chuẩn bị đầy đủ dụng cụ luộc bánh chưng đẹp mắt nhất nhé!
- Đồng hồ đo thời gian luộc bánh chưng: Bánh chưng sẽ ngon hơn khi được nấu đủ 12 tiếng nhưng cứ cách 6 tiếng bạn cần vớt ra để xối nước lạnh cho bánh thêm phần thơm ngon không bị nhớt, vậy nên bạn không thể thiếu đồng hồ để nhắc nhở thời gian vớt bánh.
- Nồi luộc bánh chưng: Để bánh chưng chín chắc chắn không thể thiếu nồi luộc. Ngày xưa, ông bà ta thường luộc bánh chưng bằng nồi tôn và bếp củi nhưng hiện nay bạn hoàn toàn có thể luộc bánh chưng bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.
- Lá dong: Tưởng chừng chỉ có trong giai đoạn làm bánh nhưng luộc bánh cũng cần có lá dong chèn ở đáy nồi để bánh chưng thêm phần xanh mướt tự nhiên hơn.
- Nước sôi: Khi luộc bánh chưng đòi hỏi bạn phải tiếp nước thường xuyên nhưng bạn cần châm nước sôi thay vì nước lạnh, điều này hạn chế bánh bị sống lại và chín đều.
11+ cách luộc bánh chưng thơm dẻo không bị ướt
Bí quyết để có chiếc bánh chưng ngon không chỉ nằm ở nguyên liệu nấu ăn mà còn nằm ở các bí quyết được ông bà truyền lại. Cùng Shopee Blog tham khảo 11+ cách luộc bánh chưng ngon dưới đây nhé!
Sử dụng lá dong khi luộc bánh
Khi luộc bánh, việc sử dụng lá dong không chỉ giúp bánh trở nên đẹp mắt mà còn mang lại hương vị đặc trưng. Việc lót lá dong vào nồi trước khi luộc bánh góp phần để bánh chín kỹ và không bị khê. Ngoài ra, khi lá dong chín sẽ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên bắt mắt hơn.
Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Theo kinh nghiệm lâu năm của ông bà ta nồi tole sẽ giúp bánh chưng sau khi nấu được dẻo và hương vị đậm đà hơn. Nồi tôn (tole) có khả năng truyền nhiệt tốt, giúp bánh chín đều và giữ được màu xanh đẹp tự nhiên của lá. Giá của nồi tole nấu bánh chưng giao động từ 450.000 – 850.000 tùy theo kích thước bạn có thể mua trực tuyến hoặc tại các cửa hàng gia dụng đều được.
Có rất nhiều cách luộc bánh chưng, bạn không chỉ luộc bằng nồi tole mà còn có thể luộc bánh chưng bằng nồi áp suất. Cách luộc này chỉ khác một chút so với nồi tole là bạn cần xào nếp trước và gói bánh thêm một lớp giấy bạc bên ngoài để nhiệt độ có thể tỏa đều giúp bánh chín và ngon hơn.
Cách luộc bánh chưng sao cho không bị bung
Bí quyết này nằm ở cách xếp bánh chưng vào nồi. Khi xếp bánh chưng bạn nên xếp thành những tầng chồng lên nhau và đè chặt lại, bằng cách này bánh chưng sẽ được cố định tốt hơn trong quá trình nấu giúp bánh chưng không bị bong ra khi nước quá sôi. Nếu không xếp thành tầng bạn nên lấy dụng cụ để đè bánh chưng lại. Ngoài ra, bạn cũng cần cho nước qua cao hơn mặt bánh chưng từ 2-6 cm nhé!
Cách nấu bánh chưng ngon – Nhiệt độ là điều cần lưu ý
Trong khoảng thời gian đầu khi luộc bánh chưng bạn cần để lửa lớn, sau khi nước trong nồi đã sôi được 5-10 phút hãy giảm lửa xuống mức thấp nhất để duy trì nhiệt độ ổn định. Việc làm này giúp bánh chưng được nấu chín đều mà không bị cháy hoặc bị nở bung. Ngoài ra, bạn phải luôn giữ nước luộc qua mặt bánh, không được để vơi hoặc quá ít sẽ khiến bánh không được chín đều và giảm hương vị.
Dùng lá củ riềng – Cách luộc bánh chưng ngon ngày Tết
Cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh là sử dụng lá củ riềng để tạo ra màu đặc trưng cho bánh góp phần tạo ra hương vị đặc biệt, thơm ngon. Bạn giã nát lá củ riềng và chắt lấy nước, sau đó sử dụng nước này để trộn với gạo nếp. Quá trình này giúp bánh chưng không chỉ thơm ngon mà còn có màu xanh đẹp mắt.
Sử dụng baking soda – Cách luộc bánh chưng cho lá xanh
Một bí quyết nhỏ nhưng hiệu quả vô cùng đó là sử dụng baking soda trong khi luộc. Bạn có thể thêm một ít baking soda vào nồi nước luộc để vỏ bánh chưng trở nên xanh đẹp hơn và bánh cũng sẽ chín đều hơn. Baking soda sẽ không làm thay đổi mùi vị bánh chưngmà chỉ giúp tạo màu xanh mướt cho vỏ. Bạn có thể dễ dàng mua baking soda trên các sàn thương mại điện tử hoặc cách tiệm làm bánh.
Thời gian luộc bánh chưng
Bánh chưng luộc mấy tiếng thì ngon và chín? Thông thường, thời gian luộc bánh chưng từ 8 đến 12 tiếng tùy thuộc vào kích thước của bánh. Nếu bánh chưng nhỏ, thời gian luộc có thể là 8-10 tiếng, còn bánh lớn hơn có thể cần 10-12 tiếng. Nhiều người thắc mắc luộc bánh chưng bằng nước nóng hay lạnh mới hợp lý? Khi bắt đầu luộc bạn nên luộc bằng nước lạnh nhưng châm thêm nước luộc giữa chừng cần châm bằng nước nóng để đảm bảo bánh chín đều.
Sau 6 tiếng bạn cần vớt bánh chưng ra và xối bằng nước lạnh sau đó bắt đầu luộc lại để bánh chưng có thể chín đều và không bị nhớt giúp bánh chưng ngon hơn. Đừng quên kiểm tra nước luộc đều đặn để bánh không bị khô hoặc cháy.
Dùng nước lá dứa hoặc nước chanh – Cách luộc bánh chưng nhanh chín
Cách luộc bánh chưng nhanh chín mà Shopee Blog gợi ý là sử dụng nước lá dứa hoặc nước chanh. Bạn có thể sử dụng hai loại nước này giúp gạo nếp chín đều và nhanh hơn. Đối với nước dứa bạn có thể ngâm gạo nếp từ 2-3 tiếng trước khi làm bánh, còn đối với nước chanh bạn chỉ cần vắt trực tiếp vào gạo hoặc nước luộc. Việc làm này không chỉ giúp bánh chưng nhanh chín mà còn có màu xanh tự nhiên.
Sử dụng lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng – Cách luộc bánh chưng ngày Tết
Gói bánh chưng bạn có thể vừa sử dụng lá chuối hoặc lá dong. Khi chọn lá dong để gói bánh chưng bạn nên chọn lá dong tẻ (không quá già hoặc quá non) vừa giúp bánh dễ gói mà sau khi luộc cũng dễ có màu xanh đặc trưng. Bạn nên lựa chọn lá có màu xanh đậm, không có vết nứt, rách, hoặc thâm đen để bánh có màu sắc tươi tắn sau khi luộc. Còn đối với lá chuối, bạn chỉ cần lựa lá bản to màu xanh mướt và không bị rách. Ngoài ra, trần lá trước khi gói bánh giúp diệt hết nấm mốc, giúp lá xanh hơn và dễ gói hơn.
Vo gạo nếp trước khi gói bánh
Gạo nếp sạch thì mới làm dậy được hương vị và màu sắc của bánh. Bạn cần chọn gạo nếp với kích thước đều nhau màu sắc trắng bóng, ít gãy vụn, không có nhiều hạt sạm màu thì mới làm bánh chưng ngon và lên màu đẹp. Để an toàn, bạn có thể lựa chọn mua gạo ở các cửa hàng gạo uy tín hoặc các sàn thương mại điện tử lớn. Sau đó, bạn nên ngâm và rửa sạch gạo nếp để giúp bánh lên màu và có hương vị hấp dẫn hơn.
Rửa bánh qua nước lạnh
Cách vớt bánh chưng sau khi luộc vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng đũa nấu ăn hoặc đũa cả luồng vào các dây gói và gắp bánh chưng ra. Sau khi vớt bánh ra, sử dụng nước đun sôi để nguội rửa bánh rồi để ráo, điều này giúp bánh có màu đẹp hơn, thơm ngon và giữ được lâu hơn. Cuối cùng, bạn xếp bánh chưng thành nhiều lớp và dùng vật nặng đè lên để bánh ra hết nước đồng thời vuông vắn và bảo quản được lâu.
Cách chọn bánh chưng bán sẵn an toàn và ngon ngày Tết?
Nếu bạn không có thời gian làm bánh chưng tại nhà thì hoàn toàn có thể mua bánh chưng nấu sẵn tại các cửa hàng bán đồ truyền thống. Để có thể lựa chọn được chiếc bánh chưng ngon, bạn nên bỏ túi các lưu ý sau:
- Màu sắc của bánh: Sau khi luộc đúng cách bánh chưng sẽ không thể có màu xanh đậm như lúc gói được mà sẽ chuyển sang màu vàng nhạt hay màu xanh lá thẫm không đều, có cách khoảng đậm nhạt khác nhau.
- Độ chắc của bánh: Theo kinh nghiệm dân gian, một chiếc bánh chưng ngon khi cầm lên bạn sẽ cảm nhận được độ chắc tay và nặng, bánh không quá cứng và không quá mềm.
- Cách đóng gói: Bánh chưng nấu sẵn thường sẽ được đóng gói và hút chân không để tăng thời gian bảo quản. Ngoài ra, vỏ bánh bên ngoài không bị chảy nước thì bánh của bạn sẽ bảo quản được lâu.
>> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu
Nên nấu bánh chưng vào ngày nào?
Bánh chưng thường được gói trước tết khoảng 2-3 ngày nhằm ngày 27,28 âm lịch. Khoảng thời gian này rẩt thích hợp để bạn chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh đến ngày 29 bắt đầu luộc bánh chưng và ngày 30 có thể lấy bánh ra trưng lên bàn thờ ông bà tổ tiên trong khoảnh khắc giao thừa.
Cách luộc lại bánh chưng?
Sau khi cúng, bánh chưng dễ bị nguội và cứng bạn cần hâm lại để có thể thưởng thức ngon hơn. Bánh chưng luộc hay hấp đều ngon và vẫn giữ được hương vị. Cách luộc lại bánh chưng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần có một nồi nước sôi đủ lớn để bánh chưng vào và luộc. Thời gian luộc khoảng 15-30 phút tùy theo kích thước của bánh. Bạn cũng có thể luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện, tuy nhiên thời gian có thể lâu hơn một chút. Khi bánh chưng chín, bạn có thể thử nghiệm bằng cách chọc đũa để kiểm tra. Nếu đũa đi vào mà không gặp phải sự cản trở nhiều, bánh chưng đã chín lại. Bạn có thể ăn bánh chưng kèm với củ kiệu ngâm để đỡ ngán nhé!
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là kỉ niệm của ngày Tết sum họp đoàn tụ. Trên đây Shopee Blog đã gợi ý bạn 11+ cách luộc bánh chưng đẹp, dày dặn, vuông vắn để trưng bày trên bàn thờ cúng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các mẹo ăn ngon ngày Tết hữu ích của Shopee Blog nhé!
Bên cạnh đó, Shopee còn có nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi lớn để bạn mua sắm Tết. Đừng quên theo dõi và cập nhật thường xuyên để đón nhận nhiều deal hời nha.
>> Xem thêm: 7+ cách gói bánh chưng thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Tết