Áo phao ngày càng trở nên hot vì khả năng giữ ấm, tính thời trang và tiện lợi của nó. Do chất liệu và cấu tạo của áo phao rất đặc biệt nên hầu hết người sử dụng đều có thắc mắc áo phao giặt máy được không? Bài viết này Shopee sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách giặt áo phao đúng cách nhất.
Cách giặt áo phao bằng máy giặt
Áo phao giặt máy được không luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Không chỉ có cấu tạo và chất liệu đặc biệt, áo phao cần phải được giặt giũ đúng cách thì mới đẹp và bền được. Nếu vệ sinh sai cách thì áo phao của bạn rất dễ bị biến dạng, bẹp dúm và mất luôn độ phồng. Sau đây sẽ là cách giặt áo phao bằng máy giặt đúng nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Cách giặt áo phao trần bông đầu tiên là chuẩn bị nước ấm sao cho mực nước ngang bằng ¼ máy giặt. Đồng thời, hòa tan một lượng bột giặt vừa đủ vào nước. Lưu ý, bạn không nên lựa chọn những sản phẩm giặt xả có chất tẩy rửa mạnh vì điều này rất dễ làm hỏng lớp lông vũ bên trong áo phao.
- Bước 2: Cho áo phao vào máy giặt, nếu áo quá to, bạn có thể gấp lại. Nhớ bỏ những vật dụng bên trong túi áo ra ngoài và tháo khuy áo trước khi giặt. Cùng với đó, bạn đặt một chiếc khăn tắm lớn lên trên áo phao nhằm tăng độ ma sát khi máy giặt vận hành, giúp đánh bay các vết bẩn dễ dàng hơn.
- Bước 3: Nhấn nút cho máy giặt khởi động. Sau 5 phút, nếu nhận thấy trên bề mặt nước có xuất hiện bọt, bạn bấm nút dừng để lấy khăn tắm ra, vắt sạch rồi lại thả vào trong máy. Chế độ vắt tự động của máy giặt rất mạnh, vì thế bạn chỉ nên vắt tay để giữ phom áo nguyên vẹn như ban đầu.
- Bước 4: Sau khi đã giặt xong, dùng khăn bông thấm khô hoặc sử dụng thiết bị chăm sóc quần áo như máy sấy ở nhiệt độ thấp để làm khô áo phao. Thỉnh thoảng nên kiểm tra tránh tình trạng lông bị vón cục.
Lưu ý: hãy thường xuyên vệ sinh máy giặt định kỳ để tránh tình trạng giặt không sạch hay bám bụi, gây mùi khó chịu bám vào quần áo.
Cách giặt áo phao bằng tay
So với giặt áo phao bằng máy giặt, cách giặt áo phao bằng tay có phần tốn sức và mất thời gian hơn. Tuy nhiên, giặt bằng tay có thể giúp bạn đảm bảo được chất lượng, lực tác động khi giặt cũng như hình dạng của áo phao. Bạn có thể tham khảo mẹo hay về cách giặt áo phao bằng tay dưới đây nhé.
- Bước 1: Cũng giống như cách giặt áo phao bằng máy giặt, bạn cần chuẩn bị một chậu nước mát hòa tan bột giặt loại nhẹ. Lưu ý nhiệt độ của nước vì ấm hoặc nóng rất dễ khiến áo phao bị co lại.
- Bước 2: Đặt áo phao vào chậu và ngâm trong vòng từ 20 đến 30 phút để áo ra bớt những chất dơ.
- Bước 3: Sử dụng một dụng cụ vệ sinh như bàn chải lông mềm để chà rửa những vết bẩn cứng đầu trên áo, lưu ý nhẹ tay nếu không áo sẽ rất dễ bị hư hỏng.
- Bước 4: Sau khi chà bằng bàn chải, bạn có thể dùng tay vò nhẹ nhàng lớp áo để các vết bẩn bên trong được tẩy rửa sạch hơn.
- Bước 5: Cách vệ sinh áo phao tiếp theo là xả lại với nước sạch cho đến khi lớp vải của áo phao không còn bọt nữa.
- Bước 6: Cuối cùng khi vắt áo, bạn không nên dùng quá nhiều lực vì áo sẽ rất dễ bị mất form. Chỉ nên bóp áo nhẹ nhàng cho ra bớt nước. Đem áo phơi ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời.
Cách phơi áo phao đúng cách
Bạn đã biết cách giặt áo phao đúng cách thôi là vẫn chưa đủ, bạn cần phải phơi áo đúng cách để áo vẫn luôn giữ form được mới và xịn như những ngày đầu sử dụng. Các bạn cần ghi nhớ, không nên phơi áo phao trực tiếp dưới ánh mặt trời quá lâu hoặc sấy ở nhiệt độ quá cao vì điều này có thể khiến lớp lông vũ bên trong áo bị dính bết lại, làm thay đổi hình dạng của áo.
Tuy nhiên, nếu chỉ để áo khô tự nhiên ở ngoài trời thì sẽ mất từ 1 đến 2 ngày áo mới có thể khô hẳn. Thêm vào đó, phơi áo khi còn quá ẩm ướt trong nhiều ngày có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và tích tụ. Chính vì thế, áo phao cần được phơi khô bằng máy sấy quần áo ở nhiệt thấp. Thỉnh thoảng, hãy nhớ điều chỉnh, kiểm tra lại lớp áo trong quá trình sấy nhé.
Cách bảo quản áo phao luôn mới
Sau khi áo phao được phơi khô, nếu không biết cách bảo quản thì áo rất dễ bị nấm mốc, có mùi hôi và không thể sử dụng được. Sau đây sẽ là một số cách bảo quản áo phao đúng nhất mà Shopee muốn gợi ý cho bạn.
- Bảo quản áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản áo phao lông vũ là 21 độ C. Nhiệt độ của phòng có điều hòa. Độ ẩm lý tưởng để bảo quản áo phao là 45-55%.
- Cách tốt nhất để áo luôn mới là bạn nên bảo quản áo trong túi vải hoặc túi đựng áo khoác pocketable.
Một số câu hỏi thường gặp khi giặt áo phao
Xử lý các vết bẩn dầu mỡ trên áo khoác lông vũ như thế nào?
Để xử lý các vết bẩn dầu mỡ trên áo khoác lông vũ trước khi giặt, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Trải áo khoác lên bề mặt rộng và xịt vài giọt nước rửa chén lên phần vết bẩn dầu mỡ.
- Bước 2: Sử dụng ngón tay chà nhẹ vết bẩn để làm cho nước rửa chén thấm vào vết bẩn và loại bỏ dầu mỡ.
- Bước 3: Để áo khoác nằm yên trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng để cho nước rửa chén có thời gian thấm vào.
- Bước 4: Sau đó, tiến hành giặt áo bình thường với nhiệt độ nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn dầu mỡ và làm cho áo khoác lông vũ trở nên sạch sẽ và tươi mới.
Áo phao có nên giặt khô không?
Áo phao không nên được giặt khô trong máy sấy. Máy sấy nhiệt độ cao có thể làm hỏng vật liệu và lớp cách nhiệt của áo phao. Thay vào đó, sau khi giặt, áo phao nên được phơi khô tự nhiên. Lưu ý phơi áo phao ở nơi có thông gió tốt và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để ngăn chặn việc phai màu và hư hỏng.
Áo phao Yody có giặt máy được không?
Có thể giặt áo phao Yody bằng máy giặt, nhưng cần lưu ý không nên sử dụng chế độ vắt của máy. Vì chế độ này vắt rất mạnh có thể làm hỏng phom áo.
Nên giặt áo phao bằng máy giặt ở chế độ nào?
Khi giặt áo phao, bạn nên sử dụng chế độ giặt đồ mỏng, đồ len. Đồng thời, bạn cần tránh sử dụng chế độ vắt trên máy giặt, vì áp lực và ma sát có thể làm hỏng phom của áo phao. Thay vào đó, hãy để áo phao khô tự nhiên bằng treo nó phơi ở nơi thoáng mát.
Trên đây là toàn bộ những cách giặt áo phao đúng chuẩn nhất mà Shopee Blog muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng sau khi tìm hiểu về bài viết này, bạn có thể biết cách bảo quản áo phao hợp lý để áo luôn mới và bền nhé.
>> Xem thêm: Bật mí cách giặt quần áo thơm lâu không lo mưa bão ẩm mùi