Cách chữa quần áo ủi bị bóng là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi trang phục yêu thích của mình bị ảnh hưởng do nhiệt độ ủi quá cao. Để khôi phục bề mặt vải một cách hiệu quả mà không gây hư hại, bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản mà Shopee Blog chia sẻ dưới đây!
Nguyên nhân khiến quần áo ủi bị bóng
Trước khi tìm hiểu cách chữa quần áo ủi bị bóng, hãy cùng Shopee Blog điểm qua những lý do nhé. Việc hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ là yếu tố quan trọng giúp bạn hạn chế lặp lại sai lầm trong những lần ủi đồ sau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến quần áo của bạn bị cháy bóng sau khi ủi:
- Nhiệt độ ủi không thích hợp: Mỗi loại vải sẽ có ngưỡng nhiệt độ phù hợp để là ủi. Việc bạn điều chỉnh nhiệt độ quá cao sẽ khiến sợi vải bị biến chất và để lại vết cháy bóng trên quần áo.
- Thời gian ủi quá lâu: Để đảm bảo quần áo luôn phẳng phiu, nhiều người thường ủi rất lâu và rất kỹ. Tuy nhiên, trang phục tiếp xúc với bàn là trong thời gian dài sẽ liên tục tích nhiệt lên bề mặt vải, từ đó dẫn đến cháy bóng.
- Sự lơ đễnh của người ủi: Với các thiết bị điện gia dụng, lơ đễnh khi sử dụng là điều vô cùng nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp quần áo bị cháy bóng do làm việc khác khi đang ủi đồ hay quên rút dây cắm bàn ủi.
- Bề mặt bàn ủi bị dơ: Hãy thử kiểm tra bề mặt bàn ủi của bạn nhé, vì lớp cặn bẩn trên đó cũng là nguyên nhân gây ra các vệt bóng trên trang phục.
- Bản thân chất liệu vải không phù hợp để ủi: Một số chất liệu như lụa, da hay nỉ sẽ dễ bị vệt bóng khi ủi hơn các loại vải bình thường, cho dù bạn có chọn nhiệt độ thấp hay cố gắng ủi thật nhanh.
Khi quần áo không may bị cháy bóng sau khi ủi, nhiều người thường lựa chọn bỏ đi vì không thể khắc phục lại tình trạng quần áo như trước. Tuy nhiên, thật ra cách xử lý khi là quần áo bị bóng khá đơn giản. Vậy nên nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì đừng vội từ bỏ nhé. Hãy để Shopee Blog giúp bạn tìm ra giải pháp ở ngay bên dưới!
Cách chữa quần áo ủi bị bóng theo chất liệu
Có rất nhiều cách khắc phục quần áo là bị bóng khác nhau. Tuy nhiên, bạn không thể tùy ý áp dụng các cách này theo ý thích mà phải lựa chọn dựa trên chất liệu vải của trang phục. Vì cách chữa quần tây ủi bị bóng sẽ khác hoàn toàn với cách chữa vết bóng trên quần áo từ vải lụa. Hãy cẩn thận, vì sai phương pháp có thể khiến bạn phải từ bỏ bộ trang phục yêu thích của mình đấy.
Đối với quần áo có chất liệu sợi bông
Sợi bông hay sợi cotton là chất liệu vải thường gặp trong đời sống thường ngày. Một số loại quần áo được làm từ sợi bông mà có thể kể đến là áo thun, áo sơ mi, quần áo trẻ em,… Khi trang phục của bạn không may bị cháy bóng sau khi ủi, trước tiên bạn cần kiểm tra nhãn quần áo. Nếu đúng là vải sợi bông, hãy áp dụng cách chữa quần áo bị là bóng sau đây:
- Bước 1: Rắc một ít muối trắng trực tiếp lên bề mặt của vết bóng. vết cháy.
- Bước 2: Vò hoặc chà nhẹ cho muối thấm vào vải.
- Bước 3: Mang quần áo đi phơi nắng trong 5 – 7 phút.
- Bước 4: Giặt lại quần áo với nước và bột giặt hoặc nước giặt như bình thường.
Sau khi giặt lại, bạn sẽ thấy vết bóng đã biến mất hoàn toàn. Lưu ý là bạn cần áp dụng cách chữa quần áo ủi bị bóng với muối này càng sớm càng tốt. Việc để vết bóng lưu lại lâu ngày trên quần áo có thể khiến chúng càng khó phai hơn.
Đối với quần áo bằng vải nỉ
Vải nỉ là một chất liệu vải khá dày và thường được dùng để may các loại áo khoác nỉ, áo hoodie,… Khi các loại trang phục bằng vải nỉ xuất vệt bóng sau khi ủi, bạn hãy áp dụng cách chữa quần áo ủi bị bóng sau:
- Bước 1: Ngay khi phát hiện ra vết bóng, bạn hãy mang quần áo đi giặt với bột giặt hoặc nước giặt ngay. Đồng thời, bạn cần chú ý vò kỹ khu vực vệt bóng.
- Bước 2: Phơi hoặc sấy khô quần áo.
- Bước 3: Ở vùng vết bóng chưa phai, bạn dùng kim khâu móc những sợi vải bên trong ra bên ngoài. Hoặc bạn cũng có thể dùng bàn chải để làm cho lớp vải nỉ bên trong xù lên.
- Bước 4: Bạn lấy khăn mặt ướt để phủ lên vùng vải mới này. Sau đó sử dụng bàn ủi là theo chiều ngược lại của lớp lông cũ.
Sau khi thực hiện cách chữa là quần áo bị bóng như trên, bạn tiếp tục ủi cho đến khi khăn ướt khô lại thì vết bóng sẽ tự động biến mất. Nếu vết bóng vẫn chưa biến mất hoàn toàn do tình trạng ban đầu quá nặng, hãy dùng bình xịt phun sương làm ướt khăn mặt, sau đó ủi như bình thường.
Đối với trang phục được làm bằng len
Len là một chất liệu rất khó ủi vì chúng dễ bị cháy bóng, co rút hoặc biến dạng. Vậy nếu không may quần áo len bị cháy bóng sau khi ủi thì phải xử lý thế nào? Sau đây là cách chữa vết bóng trên quần áo len vừa đơn giản vừa dễ làm:
- Bước 1: Trước tiên bạn cần pha loãng giấm với nước lạnh theo tỉ lệ 1:1.
- Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn sạch, bạn thấm nước giấm loãng rồi thoa lên bề mặt vết cháy. Hoặc bạn có thể cho hỗn hợp vào bình xịt phun sương và xịt lên vết cháy.
- Bước 3: Bạn dùng một chiếc bàn chải đánh răng hoặc bàn chải quần áo lông mềm chải nhẹ nhàng để loại bỏ phần vải len bị cháy.
- Bước 4: Giặt và phơi khô như bình thường.
Nếu bạn áp dụng cách chữa quần áo ủi bị bóng này, hãy ưu tiên sử dụng các loại nước giặt dịu nhẹ và có khả năng làm mềm vải tốt, điển hình như nước giặt trẻ em. Vì phần vải xung quanh vết cháy sẽ hơi cứng lại do hiệu ứng lan truyền nhiệt. Ngoài ra, sau khi thực hiện cách chữa quần áo là bị bóng trên, bạn đừng quên ngâm áo len trong nước xả vải từ 10 – 15 phút để tăng hiệu quả làm mềm và loại bỏ những mùi hương khó chịu do giấm và vải len cháy.
>> Xem thêm: Cách là quần áo nhanh, thẳng, đẹp – Mẹo ủi quần áo mọi chất liệu
Đối với trang phục bằng lụa
Tương tự như len, lụa cũng là một chất liệu khó ủi vì dễ bị cháy và biến dạng. Tuy nhiên, để tăng mức độ thử thách cho người mặc, các loại quần áo lụa lại còn rất dễ nhăn. Vậy nên nếu bạn là người yêu thích các loại trang phục làm từ lụa thì ắt hẳn một lần bị cháy bóng khi ủi. Hãy để Shopee Blog giúp bạn giải quyết vấn đề này bằng cách khắc phục quần áo là bị bóng sau đây:
- Bước 1: Pha thật loãng NAOH (hay còn được gọi là xút) với nước lạnh.
- Bước 2: Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vết cháy. Lưu ý bạn nên đeo bao tay hoặc sử dụng tăm bông, bàn chải để tránh bị xút ăn tay.
- Bước 3: Chờ cho đến khi dung dịch khô hoàn toàn rồi dùng bàn chải hoặc dao nhỏ để cạo bỏ lớp bột đã khô.
- Bước 4: Giặt sạch quần áo với các các loại nước giặt dịu nhẹ và có khả năng làm mềm vải tốt.
Đối với vải sợi hóa học
Với các loại vải sợi hóa học, vải sợi tổng hợp như kate, kaki, linen,… cũng thường xuyên gặp phải tình trạng ủi quần bị bóng hoặc ủi áo bị bóng. Đặc biệt, là các loại vải tối màu thường được dùng làm quần tây sẽ rất dễ bị ủi quần bị bóng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn hãy áp dụng cách chữa quần áo ủi bị bóng như dưới đây. Ngoài ra, đây cũng là cách chữa quần tây ủi bị bóng khá hiệu quả đấy.
- Bước 1: Bạn lấy một chiếc khăn mềm sạch rồi đem đi thấm nước.
- Bước 2: Đặt khăn lên vết cháy sao cho khăn che phủ hoàn toàn phần cháy bóng.
- Bước 3: Bạn bật bàn ủi với công suất lớn, sau đó ủi liên tục lên khăn trong khoảng 30 – 45 giây.
- Bước 4: Lặp lại 2 – 3 lần hoặc cho đến khi vết cháy mờ dần. Sau khi vết bóng biến mất, bạn tiếp tục giặt phơi với bột giặt hoặc nước giặt như bình thường.
Cách ủi đối với vải quần tây
Vì sao ủi quần tây bị bóng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi ủi. Một số nguyên nhân ủi quần tây bị bóng có thể kể đến như: nhiệt độ ủi quá cao, áp lực ủi quá mạnh, không sử dụng lớp lót bảo vệ,… Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo cách ủi dưới đây:
- Bước 1: Lấy quần cần ủi và làm phẳng đường viền túi bằng bàn ủi để loại bỏ những nếp nhăn không mong muốn.
- Bước 2: Tiếp đến, bạn hãy ủi phần đai thắt lưng. Di chuyển bàn ủi dọc theo đai lưng, tạo áp lực nhẹ để làm phẳng phần này trên quần.
- Bước 3: Ủi nhẹ nhàng dài xuống phía dưới lai quần.
- Bước 3: Tương tự như mặt trước, đặt bàn ủi dọc theo đai lưng và di chuyển bàn ủi từ trên xuống dưới, theo chiều dọc của đai lưng, rồi ủi dần xuống lai quần.
Những lưu ý khi ủi quần áo để không bị bóng
Vậy có cách nào để hạn chế tình trạng không mong muốn này không? Tất nhiên là có, cách ủi quần áo không bị bóng rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý những điểm sau đây:
- Luôn kiểm tra nhãn quần áo trước khi ủi: Thứ nhất, nhãn quần áo sẽ cho bạn biết được loại trang phục này có được ủi hay không. Thứ hai, chúng sẽ giúp bạn chọn đúng chế độ ủi và nhiệt độ ủi phù hợp với chất liệu vải.
- Sử dụng vải lót bảo vệ: Miếng vải lót ngăn cách bàn là với bề mặt vải có thể hạn chế tình trạng cháy bóng khi ủi. Hãy áp dụng cách này cho các chất liệu như lụa, da, len,…
- Ủi ở mặt trái vải: Ủi ở mặt trái vải là cách là quần áo không bị bóng vừa đơn giản vừa dễ làm. Bạn nên sử dụng phương pháp này khi ủi các loại quần tây, quần jean, chân váy,…
- Vệ sinh bề mặt bàn ủi: Hãy đảm bảo bề mặt bàn ủi của bạn luôn sạch nhé. Bạn có thể tẩy cặn bẩn và vết cháy bằng chanh, kem đánh răng hoặc các loại nước tẩy chuyên dụng cho các thiết bị điện gia dụng.
Ngoài ra, một trong những cách là quần áo không bị bóng hữu hiệu nhất mà bạn không thể bỏ qua chính là chuyển sang sử dụng bàn ủi hơi nước. Đây chính là một trong những thiết bị chăm sóc quần áo mà gia đình nào cũng nên có. Hơi ẩm từ bàn ủi sẽ hạn chế tối da tình trạng quần áo bị cháy bóng, ngay cả với những chất liệu vải “khó tính” như lụa, len, jeans,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các loại bàn ủi hơi nước cầm tay hoặc bàn ủi hơi nước đứng. Các sản phẩm này đều tiếp xúc bề mặt vải ít hơn so với bàn ủi thông thường, từ đó giảm thiểu rủi ro cháy bóng do tiếp xúc bề mặt. Sau đây là một số thương hiệu trên thị trường mà bạn có thể tham khảo: Panasonic, Tefal, Philips,…
Trên đây là cách chữa quần áo ủi bị bóng đơn giản, hiệu quả và dễ làm mà Shopee Blog muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được phương pháp “giải cứu” cho những bộ trang phục không may bị cháy bóng của mình. Cuối cùng, đừng quên theo dõi Shopee Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về nhà cửa và mẹo vặt thường ngày bạn nhé!
>> Xem thêm: Bàn ủi hơi nước cầm tay loại nào tốt & nên mua nhất?