Cá cảnh là một trong những thú vui và cách trang trí thanh lịch của nhiều hộ gia đình. Nuôi cá cảnh là một nghệ thuật và cần có những kiến thức cơ bản về môi trường sống của cá. Shopee sẽ hướng dẫn bạn cách chăm cá cảnh sao cho đúng để cá sống lâu và giữ được màu sắc tươi sáng nhé!
>> Xem thêm: Cách chăm mèo mẹ mới đẻ đơn giản và chính xác
Chuẩn bị trước khi nuôi cá
Khâu chuẩn bị trước khi mua cá về nhà cực kỳ quan trọng. Nếu bạn chưa chuẩn bị kỹ dụng cụ cho môi trường sống của cá thì khi thả cá vào bể sẽ khiến chúng không kịp thích nghi. Các bạn cần lưu ý những khâu sau:
Nguồn nước nuôi cá
Bạn nên kiểm tra nguồn nước và đảm bảo là nước sạch, không có mùi nước tẩy nồng, không dùng nước bẩn, chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn,… Nhiều hộ gia đình chỉ đơn giản dùng nước máy để bơm vào bồn, tuy nhiên trong nước máy có chứa Clo và chất sát khuẩn như Asen, Natri,… sẽ không tốt cho sức khỏe của cá.
Thậm chí, nếu bạn bơm trực tiếp liên tục, cá có thể chết trong vòng vài ngày sau đó vì lượng Clo quá lớn. Khi tiếp xúc với những hợp chất độc hại này, cá sẽ bỏ ăn, màu sắc tái nhạt và trở nên ít vận động hơn. Bạn có thể khử Clo bằng cách:
- Nếu có điều kiện, bạn hãy lắp máy sục khí vào bể để khí Clo bay hơi đi.
- Phơi nước máy bên ngoài vài ngày trước khi bơm vào bể
- Sử dụng dung dịch khử Clo
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến độ pH của nước, mức hợp lý là 6.5 – 9. Nếu độ pH chưa đúng, bạn hãy dùng dung dịch điều chỉnh pH để điều hòa lại.
Chọn loại cá nuôi chung thích hợp
Không phải bạn cứ thích loài cá nào là có thể mang chúng về nuôi chung một bể. Nhiều loại cá sẽ không sống hòa thuận với nhau, thậm chí cá lớn ăn thịt cá bé. Vậy nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn cá nuôi chung. Shopee đưa ra vài gợi ý cho bạn như sau:
- Kích thước cá tương đồng với nhau: cá lớn như giống cá chép, cá vàng,… Cá nhỏ như cá neon, bảy màu, thần tiên,…
- Các loài cá có chung tập tính sống, dễ hòa thuận với nhau: cá tứ vân, xê can, mã giáp, phượng hoàng ngũ sắc,…
- Các loài cá có ngoại hình đẹp có thể nuôi chung: cá ngựa vằn, cá bảy màu, cá cánh bướm ngũ sắc, cá đuôi kiếm, phượng hoàng xanh lam,…
Chú ý oxy và nhiệt độ trong hồ
Một nguyên nhân khác khiến cá đột ngột chết trong hồ là thiếu hoặc thừa oxy ảnh hưởng đến hô hấp, khiến cá ngạt thở và chết. Hoặc nếu oxy quá cao, cá sẽ bị mệt và chết đi. Một trong những cách chăm cá cảnh tốt là nên chú ý lượng oxy. Do vậy, nếu lượng oxy thấp hơn 11ppm (đơn vị đo mật độ oxy), bạn nên:
- Thay bể cá lớn hơn hoặc giảm số lượng cá trong bể
- Sử dụng máy bơm oxy cho bể cá, máy sục khí hoặc máy lọc khí
- Thay nước thường xuyên để tạo lượng oxy mới.
Nếu lượng oxy cao hơn 14ppm:
- Dùng máy sục khí hoặc máy lọc công suất nhỏ
- Mua van sủi giúp điều tiết lượng không khí đi vào bể cá.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước trong hồ. Để nuôi cá bài bản và sống lâu, mỗi hồ thủy sinh cần trang bị một nhiệt kế để theo dõi thường xuyên và kịp thời thay đổi thích hợp với thân thể cá. Nhiệt độ thích hợp nhất trong hồ là 24 – 29 độ C.
Cách thả cá cảnh vào bể để thích nghi tốt
Trước khi thả cá, bạn cần tắt bớt đèn để giảm ánh sáng trắng, vì đèn quá sáng sẽ tạo môi trường căng thẳng cho cá. Bể cá lý tưởng sẽ có ánh sáng nhẹ nhàng, vài cây thủy sinh trông như môi trường tự nhiên của chúng, để cá thích nghi không quá đột ngột.
Tiếp đó, bạn để túi chứa cá vào trong hồ khoảng 20 phút để cá thích nghi với nhiệt độ trong hồ. Sau đó bạn từ từ mở túi ra, cho một ít nước trong hồ vào hòa quyện nhẹ với nước trong túi để cá làm quen, sau đó nhẹ nhàng đổ cá vào bể.
Bạn nên thả ít nhất một cặp cá một lần. Trong trường hợp trong hồ còn có cá cũ, thì chúng sẽ có thể bầu bạn với nhau, không quá sợ hãi khi gặp những người bạn mới.
Cách chăm sóc cá cảnh trong bể nhỏ
Bể cá nhỏ là lựa chọn hợp lý cho việc trang trí bàn làm việc hay bàn phòng khách. Bình cá cảnh nhỏ không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thủy cho gia đình. Tuy nhiên, môi trường bình thủy tinh sẽ cực kì khó nuôi, nếu bạn không biết cách chăm sóc cá cảnh bể nhỏ phù hợp, cá sẽ có tuổi thọ rất ngắn.
Bạn lưu ý các điểm sau khi nuôi cá trong bể nhỏ:
- Chọn loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong nước kém oxi và môi trường chật chội.
- Không nuôi quá nhiều cá, cá sẽ thiếu oxi.
- Nên nuôi các loài cá nhỏ và màu sắc như: cá bảy màu, penta, cá vàng,… vì đây là cá có sức đề kháng tốt, quen sống trong môi trường nhỏ như bình cá.
Về thức ăn cho cá, cá trong bể nhỏ thích hợp nhất là ăn trùng chỉ và lăng quăng, tuy nhiên bạn cần làm sạch “món ăn” này cho chúng trước khi cho vào bể, đừng để bùn xìn vẫn còn bám trên trùng nhé. Bạn không nên cho ăn thức ăn của cá, bởi thức ăn dễ gây bẩn và không thay nước thường xuyên sẽ khiến cá chết.
Những việc quan trọng cần làm khi chăm cá cảnh
Ngoài việc chú ý đến nguồn nước, các khâu chuẩn bị khi nuôi cá, bạn cũng nên chú ý những điểm quan trọng như sau:
Giữ hồ luôn sạch sẽ
Để hồ được sạch sẽ, bạn cần thay nước cho hồ một cách thường xuyên. Thông thường, thời gian hợp lý để thay nước cho bể là khoảng 1-2 tuần/lần, tùy thuộc vào tình trạng nước trong bể như thế nào. Cách thay nước như sau:
- Bước 1: Chọn và đặt bể cá tạm thời ở nơi ít nắng, lấy nước từ bồn cũ cho vào bể tạm thời. Bạn cũng có thể chọn 1 chiếc thau lớn để chứa cá.
- Bước 2: Vớt cá: dùng vợt lưới vớt cá nhanh chóng sang bể cá tạm thời. Bạn chú ý không để thời gian cá ở trên không trung quá lâu và cạn nước, chúng sẽ dễ hoảng loạn.
- Bước 3: Vệ sinh bồn cá sạch sẽ, chà rửa và bơm thêm nước mới đã khử clo vào.
- Bước 4: Cho cá vào lại bồn nước mới, thả cá từ từ từng con một vào bồn.
Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ
Bạn chỉ nên cho cá ăn 2 lần/ngày, mỗi lần cho một lượng thức ăn vừa phải, cho cá ăn trong hai phút. Nếu cho dư lượng thức ăn, thức ăn thừa sẽ dễ gây bẩn và ô nhiễm bồn. Đồ ăn thừa sẽ tạo ra một lượng amoniac rất cao trong bể và bộ lọc nước sẽ không lọc hết được. Bên cạnh đó, thức ăn thừa còn gây tắc đường dẫn nước, cá sẽ bị ngợp và mất.
Kết luận
Như vậy là Shopee đã hướng dẫn xong cho các bạn cách chăm cá cảnh tại nhà hiệu quả. Chăm cá cảnh không khó, chỉ cần bạn kiên nhẫn và tỉ mỉ một chút, chú ý đến nguồn nước và vệ sinh sạch sẽ là có ngay một bức tranh thủy bình xinh đẹp rồi.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi Shopee Blog để biết thêm các tips về Nhà Cửa & Đời Sống nhé!
>> Xem thêm: Bỏ túi cách trị bọ chét chó hiệu quả và dễ làm ngay tại nhà