Trong văn hóa Việt Nam, các ngày cúng Tết là dịp quan trọng để mọi người cầu chúc cho mình và gia đình một năm mới bình an, may mắn. Không chỉ thế đây còn là thời điểm các thành viên trong gia đình thể hiện lòng tri ân đến tổ tiên, ông bà. Cùng Shopee Blog điểm qua các ngày cúng Tết quan trọng và ý nghĩa của người Việt trong dịp Tết cổ truyền nhé!
Các ngày cúng Tết quan trọng của người Việt
Các ngày cúng Tết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa và tâm linh của người Việt. Vào các ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị bàn thờ, sắp đặt các lễ vật và chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để thắp hương ông bà, tổ tiên. Dưới đây là những ngày cúng Tết Nguyên Đán mà bạn cần lưu ý:
Lễ cúng | Thời gian |
---|---|
Cúng Ông Công – Ông Táo | 23 tháng chạp – 30 tháng chạp |
Tất niên | Từ ngày 16 âm – 30 âm tháng chạp |
Rước ông bà | Ngày 29 hoặc 30 Tết |
Giao thừa | Đêm giao thừa (Đêm 30) |
Cúng tân niên | Mùng 1 Tết |
Cúng Châu Điện, Tịch điện | Mùng 2 Tết |
Đưa ông bà (cúng hóa vàng) | Mùng 3 hoặc mùng 4 Tết |
Cúng Tết nhà | Mùng 4 Tết |
Cúng Rằm tháng Giêng | 15 tháng giêng |
Ý nghĩa của việc cúng Tết Nguyên Đán
Các lễ cúng ngày Tết được xem là một dịp lễ ý nghĩa nhất với thông điệp gia đình sum họp sau một năm bộn bề, lo toan. Qua đó, các ngày cúng Tết được xem như lời chúc phúc của gia chủ hy vọng năm mới bình an, hạnh phúc.
Để chuẩn bị thật chu toàn các lễ cúng trong ngày Tết, mỗi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa và bàn thờ để thực hiện các nghi lễ thật cung kính, trang trọng. Những nghi lễ cúng Tết không chỉ là cách để tri ân các vị thần linh và tổ tiên đã ban phước cho gia đình suốt một năm mà còn là dịp để mời gọi họ về sum họp, chia vui cùng gia đình. Các ngày cúng Tết đã trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Chi tiết các ngày cúng Tết Giáp Thìn 2025
Trước đêm giao thừa là khoảng thời gian gia đình tất bật dọn dẹp trang trí nhà cửa để chuẩn bị năm mới với nhiều điều may mắn. Đây cũng là lúc các bà, các mẹ chuẩn bị các mâm cúng ngày Tết thật tươm tất. Cùng Shopee Blog xem ngay các lưu ý mâm cúng dưới đây
Cúng tất niên
Cúng tất niên là một trong các ngày cúng trước Tết ý nghĩa nhất. Đâu phải do đây là ngày cúng nhẹ nhàng mà đây là dịp để các thế hệ trong gia đình quây quần bên mâm cơm sau một năm vất vả. Ngoài ra, ý nghĩa của ngày cúng này là sự mong muốn xua đi những điều xui xẻo của năm cũ, chào đón những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Bạn có thể thực hiện mâm cúng này trong khoảng thời gian từ 16 đến sáng 30 vào các buổi trong ngày. Mâm cỗ cúng tất niên không nhất thiết phải có các món đặc trưng của dịp Tết mà thay vào đó là các món ăn dân giã hơn tùy theo sở thích của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có vài món ăn không thể thiếu như gà, xôi và bánh chưng. Các nghi lễ cúng ngày Tết này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cúng mâm cơm ở bàn thờ ông bà và các món nhẹ ở bàn thờ Ông Địa, Ông Táo là được.
>> Xem thêm: Cúng tất niên là gì? Mâm cơm và văn khấn chi tiết
Cúng Ông Công – Ông Táo
Nối tiếp lễ cúng tất niên, cúng Ông Công – Ông Táo là lễ cúng thứ hai trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo dân gian, Ông Táo bay về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong nhà bạn một năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Do đó, từ ngày 22 – 23 tháng Chạp, mọi gia đình đều phải dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ để tiễn Ông Táo về trời.
Lễ cúng Ông Công – Ông Táo có thể được thực hiện bằng món chay hoặc món mặn nhưng chắc chắn không thể thiếu bộ đồ cúng Ông Táo, rượu, muối và gạo. Ngoài ra, đối với các món xôi, bạn có thể sử dụng khuôn để tạo hình cá chép cho mâm cúng thêm sinh động. Các nghi lễ cúng ngày Tết ngoài mâm cơm, đồ cúng thì người Việt thường kết hợp với việc thả cá chép vàng. Việc làm này vừa mang ý nghĩa phóng sinh trong Phật Giáo vừa mang ý nghĩa là phương tiện đưa Ông Công, Ông Táo về trời.
>> Xem thêm: Cách cúng ông Công ông Táo 2025 đầy đủ và chuẩn xác
Lễ rước ông bà
Lễ rước ông bà được thực hiện với ý nghĩa tâm linh sâu sắc là phương thức để các thành viên trong gia đình tưởng nhớ đến người thân đã khuất. Bạn có thể thực hiện nghi lễ này trong hai khoảng thời gian. Đó là trưa 30 Tết hoặc chiều ngày 30 sau khi gia đình và người thân đã đến mộ tổ tiên thắp nhang và trang trí. Các thủ tục cúng ngày Tết bạn cũng cần lưu ý một chút. Nếu bạn cúng vào trưa 30 và không đi tảo mộ thì trong văn khấn cần chỉ rõ họ và tên của ông bà, tổ tiên. Ngược lại nếu gia đình bạn đã đi tảo một thì chỉ cần thắp hương và khấn vái đề mời gia tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Mâm cơm trong lễ rước ông bà có phần tương tự như các ngày cúng Tết. Ngoài các món cúng rước ông bà như canh bóng, thịt kho, bánh chưng, giò chả thì bạn cũng cần làm thêm các món xào hoặc gỏi để mâm cơm không bị ngán nhé!
>> Xem thêm: Hướng dẫn cúng rước ông bà 30 Tết chi tiết và chuẩn xác nhất
Lễ cúng giao thừa
Đây được xem là một trong các ngày cúng Tết quan trọng nhất của người Việt. Bởi lẽ, khoảnh khắc đất trời giao thoa chuyển qua một năm mới là thời điểm ý nghĩa và chứa nhiều cung bậc cảm xúc. Lễ cúng giao thừa được thực hiện vào nửa đêm 30, rạng sáng mùng một Tết, đúng thời khắc chào đón năm mới. Các nghi lễ cúng ngày Tết trong đêm giao thường có phần phức tạp hơn cách cúng các ngày lễ Tết khác.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời, do đó bạn cần chuẩn bị hai mâm cơm cúng.
- Mâm cúng ngoài trời: Bạn cần chuẩn bị các món ăn cúng ngày 30 Tết như món mặn hoặc món ngọt bao gồm bánh, chè, xôi, bánh chưng ngoài ra không được thiếu các loại trái cây tươi, hoa cúc, muối gạo được bày trang trọng trước cửa nhà.
- Mâm cúng trong nhà: Thông thường mâm cúng này sẽ được bày thành mâm nhỏ dưới bàn thờ gia tiên bao gồm các món mặn như gà luộc, bánh chưng và các món ăn theo đặc trưng của từng miền như canh bóng, thịt kho hột vịt, thịt ngâm mắm, nem công và chả phượng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn nghi thức cúng giao thừa chi tiết, đầy đủ nhất
Cúng tân niên
Theo quan niệm dân gian, các lễ cúng trong ngày Tết thường kiêng kị sát sinh vậy nên gà cúng hay các nguyên liệu nấu ăn đều được chuẩn bị từ đêm 30 Tết. Đây là mâm cơm cúng khởi đầu năm mới lên được chuẩn bị rất đầy đủ và tươm tất với ý nghĩa một năm đủ đầy, viên mãn và hạnh phúc. Cúng tân niên được nhiều gia đình thực hiện vào buổi sáng và bỏ qua các bữa cúng chiều. Các mâm cúng ngày Tết thường rất đa dạng và đầy đủ với nhiều các món ăn khác nhau, tùy theo vùng miễn sẽ có các món như:
- Miền Bắc: Mâm cơm cúng tân niên miền Bắc đặc trưng với các món như canh bóng, dưa hành, chả lụa, chả giò và cuối cùng là gà luộc, bánh chưng và xôi.
- Miền Trung: Cũng tương tự như mâm cơm cúng miền Bắc, mâm cơm miền Trung chỉ thay thế canh bóng, chả giò thành các món ăn như thịt heo ngâm mắm, nem chua, nem công và chả phượng.
- Miền Nam: Khác hoàn toàn với mâm cơm miền Bắc và Trung mâm cơm miền Nam sẽ có các món như thịt kho hột vịt, bánh tét, canh khổ hoa và các món rau xào.
Cúng Châu điện, Tịch điện
Lễ cúng chiêu điện và tịch điện đều là dịp làm cơm cúng và mời ông bà tổ tiên ăn cùng con cháu. Chiêu điện và tịch điện là lễ cúng buổi sáng và buổi chiều, ý nghĩa là “buổi sáng mời ông bà tổ tiên dậy mà ăn, buổi chiều mời ông bà tổ tiên đi ngủ”. Điều này thể hiện sự hiếu kính và tôn trọng đối với ông bà tổ tiên sau khi đã mời họ về ăn tết cùng con cháu.
Mâm cúng có thể là mâm mặn hoặc chay phù hợp với phong tục của từng gia đình. Để có thể thực hiện hay mâm cúng này nhanh chóng, đa dạng hơn bạn nên sử dụng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian hầm canh hoặc nồi chiên không dầu để thực hiện nhiều món mới trong ngày Tết.
>> Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng mùng 1 Tết đơn giản mà vẫn đủ đầy
Cúng hóa vàng
Lễ tiễn ông bà là một nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt, thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết các gia đình đều tiễn ông bà vào mùng 3 tháng Giêng và có những gia đình có kế hoạch du lịch hoặc con cháu rời nhà sớm sẽ cúng vào mùng 2. Các món cúng đưa ông bà không quá cầu kỳ như mâm cúng 30 hay mùng 1 nhưng vẫn phải được thực hiện một cách trang nghiêm.
Trong ngày này, con cháu thường đốt rất nhiều giấy tiền vàng bạc để cúng cho ông bà hy vọng rằng trong một năm sắp tới họ sẽ có đủ tiền vàng để sử dụng. Điều này còn thể hiện sự tri ân và long thành kính của con cháu dành cho ông bà và tổ tiên. Vì trong những ngày Tết vừa qua ăn khá nhiều món dầu mỡ nên mâm cúng này bạn nên thực hiện các món ăn thanh đạm liên quan đến rau củ hoặc món chay.
>> Xem thêm: Cách cúng mùng 3 Tết đầy đủ lễ vật và chính xác
Cúng Thần Tài
Đây là ngày cúng cuối cùng trong dịp Tết Nguyên Đán, tuy nhiên các nghi lễ cúng ngày Tết mùng 10 cũng phức tạp không kém. Vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch, tất cả các gia đình, công ty, cửa hàng đều tổ chức ngày cúng thần Tài. Trong dịp này, bạn nên chuẩn bị mâm cúng nhỏ đi kèm vàng và tiền thật để dâng lên các vị thần, cầu mong được phù hộ trong năm mới, mang lại sự suôn sẻ và thành công. Mâm cúng thần Tài sẽ bao gồm các món ăn như tôm luộc, trứng luộc muối và gạo bạn có thể bổ sung các món khác để mâm cúng mình thêm đa dạng và phong phú nhé!
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài đơn giản và đầy đủ nhất
Những ngày cúng Tết không chỉ là dịp để kỷ niệm và tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để cầu chúc cho một năm mới bình an, thịnh vượng. Đặc biệt, các lễ cúng ngày 30 tết còn thể hiện lòng thành kính của mỗi gia đình và hy vọng vào một năm đầy hạnh phúc. Trên đây Shopee Blog đã liệt kê ra các ngày cúng Tết quan trọng mà bạn cần biết để có thể chuẩn bị mâm cúng chu toàn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các mẹo ăn ngon ngày Tết hữu ích của Shopee Blog nhé!
Bên cạnh đó, Shopee còn có nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi lớn để bạn mua sắm Tết và các vật phẩm thờ cúng. Đừng quên theo dõi và cập nhật thường xuyên để đón nhận nhiều deal hời nha.
>> Xem thêm: Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết