Tết Nguyên Đán là thời gian để tất cả thành viên trong gia đình sum vầy, chuyện trò những vui buồn trong năm. Và các món ăn ngày Tết là gia vị giúp những cuộc gặp gỡ thêm thân mật. Trong bài viết này, Shopee Blog sẽ cùng bạn khám phá 20 món đặc trưng cho ngày đầu xuân thật ý nghĩa!
Top 20 món ăn ngày Tết theo truyền thống người Việt
Với 3 miền đất nước mang những đặc trưng khác nhau, món ngon ngày Tết đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực đặc biệt tại Việt Nam. Trong đó, sự đa dạng và phong phú đã tạo nên điểm chung trong mâm cỗ ngày Tết qua 20 món dưới đây.
Bánh tét bánh chưng
Bánh chưng Tết và bánh tét là món ăn truyền thống của người Việt từ lâu đời. Bánh chưng gói dạng hình vuông, bánh tét là một đòn có hình trụ tròn. Cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Khi bánh chín, bạn sẽ cảm nhận được vị béo bùi của nhân đậu thịt trong vỏ nếp mềm dẻo, thơm ngon.
Bánh chưng Tết thường phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Trong khi ở miền Nam, bánh tét có phần được ưa chuộng hơn. Song, dù ở miền nào, bánh tét bánh chưng cũng đều được thưởng thức cùng dưa món để vị ngon thêm tròn đầy.
>> Xem thêm:
7+ cách gói bánh chưng thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Tết
Lưu ngay các cách gói bánh tét đẹp mắt cho ngày Tết
Dưa món củ kiệu
Nhắc đến mâm cỗ ngày Tết, không thể không kể đến dưa món củ kiệu – món ăn kèm đơn giản nhưng góp phần làm cho hương vị ngày Tết thêm phong phú. Dưa món là sự kết hợp giữa vị ngọt đậm đà của nước mắm cùng sự giòn tan của đu đủ, su hào, củ kiệu.
>> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Dưa cải chua
Ngoài dưa món ngày Tết, dưa cải chua cũng là một lựa chọn thanh đạm và hấp dẫn, nhất là khu vực phía Bắc. Độ giòn tươi của cải cùng vị chua mặn được hoà quyện vào nhau tạo nên món ngon ngày Tết với hương vị đậm đà. Bạn có thể xào dưa cải chua cùng thịt, ăn kèm cơm nóng để đổi vị trong những ngày xuân tại nhà.
Tôm chua
Tôm chua là món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Trung. Món ăn ngày Tết này hội tụ đầy đủ vị ngọt bùi của tôm, vị cay thơm của riềng và tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của trái vả cùng hương của các loại rau thơm,… Mâm cơm Tết có món tôm chua thì rất dễ đưa cơm, ăn với bún hay cuốn chung với bánh tráng đều ngon.
Gà luộc
Điểm chung của các món cúng ngày Tết khắp Việt Nam đó chính là gà luộc. Gà ta được làm sạch, sau đó cho vào nồi luộc cùng với một số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng ươm, căng bóng, thịt mềm mà da vẫn giòn dai, được dùng chấm kèm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối sẽ tạo nên một món ăn ngày Tết đặc sắc.
Bên cạnh đó, hình ảnh gà luộc với phần da màu vàng tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Món ăn này cũng dễ dàng trở thành món nhậu ngày Tết cho các bậc tiền bối trên mâm cỗ đầu năm mới.
Thịt kho tàu ngày Tết
Thịt kho hột vịt không chỉ là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình mà còn là một món ngon ngày tết miền Nam. Món ăn là sự kết hợp giữa thịt ba chỉ heo, trứng vịt nấu với nước dừa và nước đường vàng ươm, sóng sánh. Theo quan niệm của người miền Nam, thịt kho tàu ngày Tết với các miếng thịt cắt theo hình vuông to, cùng hình tròn vành vạnh của trứng mang ý nghĩa “vuông tròn đều đặn, mọi sự bình an”.
Thịt kho tàu miền Nam có vị ngọt thanh của nước dừa, vị mặn đậm đà của nước mắm ngon, cay the the của những lát ớt đỏ tạo nên một hương vị khó quên. Bạn có thể ăn chung thịt kho tàu với dưa giá để đảm bảo đúng chuẩn hương vị Tết.
>> Xem thêm: Cách nấu thịt kho tàu đậm đà, mềm thịt gói gọn trong 5 bước
Thịt đông
Nếu thịt kho trứng là đặc trưng của miền Nam, thì món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu thịt đông. Cách nấu thịt đông ngày Tết này thường sử dụng thịt chân giò, tai heo, mộc nhĩ, nấm hương để nấu đông lại, tạo thành một khối màu trong veo đẹp mắt. Thịt đông thường dùng với cơm nóng, dưa hành hay dưa món ngày Tết.
Thịt heo ngâm mắm
Một món ăn ngày Tết Việt Nam khác có thể liệt kê chính là thịt heo ngâm nước mắm. Miếng thịt heo săn được ngâm cùng nước mắm đã nấu sôi trên bếp trong nhiều ngày mang đến hương vị ngòn ngọt, mặn mặn cực kỳ ngon miệng. Người miền Trung thường kết hợp với các loại rau sống, bún gạo và bánh tráng để tạo thành món bánh tráng cuốn thịt heo. Đơn giản hơn, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, bánh chưng hoặc bánh tét. Ngoài ra, thịt heo ngâm mắm có thể đi kèm một đĩa rau củ luộc để tạo nên món nhậu ngày Tết bình dân.
Bắp bò rim
Ngoài thịt heo, bạn có thể chọn bắp bò rim thêm vào danh sách món ăn ngày Tết Việt Nam. Miếng bò tươi được rim vừa đúng nhiệt độ và thời gian, quyện cùng nước sốt đậm đà tạo nên độ mềm đúng chuẩn. Bạn có thể ăn kèm bánh mì hoặc cơm là đã tạo nên ẩm thực ngày Tết vô cùng hấp dẫn và bắt mắt.
Canh bóng bì lợn
Canh bóng bì lợn hay còn gọi là canh bóng thả cũng là món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng. Canh bóng thả được nấu từ mọc béo, bóng bì lợn, nấm hương và rau củ. Phần nước dùng có vị thanh mát, ngọt dịu của mọc và nấm, bóng bì giòn sần sật. Chính hương vị này đã giúp canh bóng thả trở thành món ăn chống ngán ngày Tết phổ biến suốt bao năm qua.
Canh măng chân giò
Một món ăn chống ngán ngày Tết khác không thể bỏ qua là canh măng chân giò. Hương vị thanh mát của món ăn không chỉ giúp bạn giải ngấy mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho những ngày du xuân.
Canh măng chân giò thường ăn cùng bún tươi hoặc miến dong. Trong đó, chân giò được hầm mềm thơm, beo béo kết hợp cùng măng tươi dai giòn, sần sật để mang đến một món ăn ngày Tết ngọt thanh, đậm đà.
>> Xem thêm: 10+ các loại hạt ngày Tết thơm ngon mới lạ mà vẫn dinh dưỡng
Canh khổ qua dồn thịt
Không riêng gì miền Bắc, món ngon ngày tết miền Nam cũng có những món canh đặc trưng, vừa bổ dưỡng vừa thanh lọc cơ thể như canh khổ qua. Nước dùng được hầm từ xương, nấu cùng với khổ qua dồn thịt và nấm mèo bổ dưỡng. Không chỉ vậy, món ăn ngày Tết này còn mang ý nghĩa bỏ qua những điều kém may mắn và đón chờ niềm vui đến.
>> Xem thêm: 15+ các loại chả Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt
Nem rán
Ẩm thực ngày Tết cũng gọi tên nem rán – món ăn giòn rụm đa số trẻ con đều thích. Nem rán được gói bằng bánh đa mỏng, cuộn nhiều lớp với phần nhân gồm: thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, bún tàu. Nem rán giòn kết hợp cùng tương ớt hay nước tương, là một trong các món đãi khách ngày Tết phổ biến hoặc xuất hiện trong những bữa ăn chung trọng đại.
Giò chả
Giò chả hay giò lụa cũng là một thực đơn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ. Món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn, gói trong lá chuối và luộc chín.
Giò lụa giòn, thơm đậm mùi thịt tươi luộc cộng với mùi lá chuối và nước mắm. Khi bày cỗ các món đãi khách ngày Tết, giò thường được cắt thành từng khoanh, chia thành miếng gọn gàng, thể hiện ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”.
Lạp xưởng
Tuy lạp xưởng là đồ chế biến sẵn có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã trở thành đồ ăn Tết quen thuộc của người Việt từ lâu nay. Món ăn Tết này có màu đỏ hồng đẹp mắt tượng trưng cho sự may mắn, kết hợp với vị béo của mỡ, mùi thơm nức từ gia vị xá xíu và rượu. Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn.
Miến xào chay
Bên cạnh các món ăn nhiều dầu mỡ như thịt, nem rán,… thì món chay ngày Tết cũng là một ý tưởng nấu nướng hay. Miến xào thập cẩm ăn thường có sự kết hợp giữa độ mềm dẻo dai của sợi miến với rau củ giòn ngọt. Miến xào mềm nhưng phải tơi, không bị đóng bánh do quá nát hoặc khô cứng do thiếu nước. Hương vị thơm ngon, nguyên liệu xào miến phong phú, đây sẽ là món chay ngày Tết dinh dưỡng và ngon miệng.
Xôi gấc
Trong các món cúng ngày Tết, xôi gấc là một món ăn rất được ưa chuộng vì mang màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp, trộn với gấc tươi, nước dừa nên có màu đỏ rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt bùi của đường đậu. Xôi gấc giúp tăng hương vị thơm ngon và bổ dưỡng cho thực đơn ngày Tết.
>> Xem thêm: 7+ cách gói bánh chưng thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Tết
Xôi vò
Cứ ngỡ xôi vò chỉ xuất hiện trong cuộc sống đời thường, tuy nhiên nó cũng trở thành một món ăn Tết đặc trưng mà chẳng thế nào bỏ qua. Xôi vò được nấu từ gạo nếp ngon, trộn với đậu xanh đã cà vỏ rồi cho vào nồi hấp. Sau khi nấu chín, thành phẩm là những hạt xôi tơi, không kết dính, vị ngọt thanh, béo thơm rất hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết Tết ăn gì cho ngon, thì xôi vò là một gợi ý đơn giản mà đầy ấn tượng để trổ tài vào bếp mùa xuân này.
>> Xem thêm: 15+ các loại nước ngọt Tết được ưa chuộng nhất hiện nay
Chè kho
Chè kho là món ăn truyền thống ngày Tết của gia đình người Việt trong các mâm cúng tổ tiên, nhất là khu vực miền Bắc. Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ, nếp cùng với một số nguyên liệu khác. Chè đạt yêu cầu phải mướt mịn, khô, róc đĩa và không dính tay. Đồ ăn Tết này có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, thường ăn kèm nước cốt dừa, thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết.
>> Xem thêm: 15+ các loại bia Tết được yêu thích – Bảng giá mới nhất từng loại bia
Bánh thuẫn
Bánh thuẫn là món bánh đặc trưng của cái tết miền Nam mà chẳng gia đình nào có thể thiếu sót được. Nguyên liệu chính của món bánh thuẫn rất đơn giản, chỉ với: bột, trứng, đường, vani và một chiếc khuôn bánh làm bằng gang hoặc đồng. Khi ra thành phẩm, bánh thuẫn đạt tiêu chuẩn phải nở bung như cánh hoa mai và có màu vàng ươm trên bề mặt, phần dưới bánh có màu vàng đậm. Món bánh đặc trưng của cái tết miền Nam này có mùi thơm dịu, xốp và không quá ngọt như các loại bánh mứt khác.
>> Xem thêm: Hướng dẫn 6+ cách làm bánh thuẫn chuẩn vị
>> Xem thêm: 17+ các loại bánh kẹo ngày tết thơm ngon và chất lượng
Lưu ý khi thưởng thức các món ăn ngày Tết
Không chỉ tìm hiểu Tết ăn gì cho ngon, bạn cũng cần chú ý chế độ ăn uống trong những ngày xuân sao cho hợp lý. Điều này vừa giúp bạn duy trì sức khỏe ổn định vừa giúp duy trì vóc dáng cân đối trong những ngày ăn uống quá đà.
- Không nên nạp quá nhiều đường vào cơ thể: Hạn chế hoặc chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải các loại mứt Tết vì thành phần chủ yếu của chúng là bột đường.
- Không dùng quá nhiều đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn cộng thêm calo vào bữa ăn ngày Tết gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.
- Hạn chế đồ ăn có lượng muối cao: Những người thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh dạ dày không nên tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có vị mặn lớn.
- Chú ý vệ sinh thực phẩm với đồ khô: Chú ý hạn sử dụng và cách bảo quản của các loại đồ ăn chế biến sẵn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ăn uống điều độ, đúng bữa: Hãy cố gắng giữ thói quen ăn đúng bữa như những ngày bình thường, để cơ thể tránh bị các tác động từ việc thay đổi giờ ăn.
- Tranh thủ vận động trong mùa Tết: Sau bữa ăn đừng ngồi yên một chỗ, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp hoặc vận động nhẹ để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách làm bánh tổ chuẩn vị truyền thống
Hy vọng bài viết tổng hợp món ăn ngày Tết mà Shopee Blog vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn cho mâm cỗ của gia đình. Chúc bạn một năm mới sung túc, ấm no đong đầy. Và đừng quên khám phá thêm nhiều thông tin, sự kiện thú vị cho mùa Tết năm nay cùng Shopee Blog nhé!
>> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu