Với vẻ đẹp mong manh và nhỏ bé, cúc họa mi tuy chỉ là một loài hoa mọc hoang dại thế nhưng lại ẩn chứa nhiều thông điệp ý nghĩa. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu ý nghĩa hoa cúc họa mi có gì đặc biệt nhé!
Cúc họa mi là hoa gì? Đôi nét về hoa cúc họa mi
Ngoài cái tên là cúc họa mi, loài hoa này còn có tên tiếng Anh là Daisy. Được bắt nguồn từ Saxon day’s eye hay “con mắt ban ngày” bởi hoa thường nở rộ dưới ánh sáng ban mai và khép lại những cánh trắng khi chiều tà.
Cúc họa mi thuộc loài cây thuộc họ Cúc và thường mọc hoang ở các vùng có khí hậu lạnh. Không cần rực rỡ như hoa hồng, vẻ đẹp của loài hoa này nằm ở những cánh hoa trắng tinh khôi bao quanh nhụy vàng vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất bắt mắt.
Tại Việt Nam, loài hoa này thường xuất hiện ở nơi khí hậu mát mẻ như Hà Nội và vùng núi phía Bắc. Có hẹn vào tháng 11, cứ mỗi độ Đông về là hình ảnh những bông hoa cúc họa mi lại tràn ngập khắp các phố phường Hà Nội. Từ Phan Đình Phùng đến Thanh Niên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp bóng dáng những gánh hoa chở đầy cúc họa mi.
Ý nghĩa hoa cúc họa mi trong tình yêu
Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp thuần khiết và mong manh, cúc họa mi còn tượng trưng cho nhiều điều ý nghĩa trong tình cảm đôi lứa.
Ý nghĩa về sự thủy chung
Trong tiếng Pháp, Cúc họa mi còn được phát âm là “Marguerite”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai. Tương truyền rằng, hình ảnh hoa cúc cùng với hoa diên vĩ từ lâu đã được St. Louis khắc lên thánh giá và cả trên chiếc nhẫn của ông.
Chiếc nhẫn này chứa đựng tất cả những gì ông trân quý nhất từ Tôn giáo, nước Pháp, và cả người vợ thân yêu của ông – Marguerite. Cũng kể từ đó mà Marguerite hay cúc họa mi không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng mà nó còn chứa đựng cả tình yêu, lòng nhiệt thành, sự trân trọng.
Ẩn sâu bên trong vẻ ngoài mỏng manh đơn điệu của cúc họa mi, đó là một tình yêu sâu đậm chân thành tuyệt đối. Có lẽ vì vậy mà loài hoa này thường xuất hiện trong các đám cưới như một lời chúc phúc cho một tình yêu vĩnh cửu.
Loài hoa tượng trưng cho tình yêu thầm lặng
Là một loài hoa tỏa sáng dưới ánh mặt trời, nhưng khi màn đêm buông xuống cúc họa mi lại khép cánh lại e ấp nhụy vàng đầy yêu thương. Cũng chính vì vậy mà trong tình yêu, cúc họa mi còn tượng trưng cho tình yêu thầm lặng.
Không chỉ đại diện cho tình yêu tuyệt đối chân thành, giản dị, hoa cúc họa mi còn chứa đựng những điều tốt điều tốt đẹp nhất gửi đến người mình mến thương. Cúc họa mi vẫn luôn hiện diện cho một tình yêu thầm lặng.
Cúc họa mi nhỏ bé, tinh khôi nhưng mang rất nhiều ý nghĩa trong tình yêu. Vì vậy đừng ngại mà hãy dành tặng cho người mình thương yêu một đóa hoa cúc họa mi nhé. Đóa hoa sẽ giúp bạn thể hiện sự quan tâm và yêu thương đến người ấy một cách chân thành, thật lòng và không kém phần lãng mạn.
Ý nghĩa hoa cúc họa mi trong cuộc sống
Trong cuộc sống, hình ảnh cúc họa mi còn đại diện cho sự trong sáng, lòng nhiệt thành và mang đến cả sự an lành thịnh vượng đến cho mọi người.
Tượng trưng cho sự ngây thơ trong sáng
Ngoài cái tên Daisy thì loài hoa này còn được biết đến với cái tên Baby’s pet – loài hoa của trẻ em. Vẻ đẹp của cúc họa mi được ví như những đứa bé ngây ngô và một tâm hồn tinh khôi, trong trắng.
Truyền thuyết của người Ailen cổ kể rằng, cúc họa mi là linh hồn của những hài nhi không may mắn qua đời khi vừa mới chào đời. Chính Chúa đã rải hoa trên khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn cho những người cha mẹ không may bị mất đi con cái.
Cũng vì đó mà cúc họa mi lại tượng trưng cho sự trong trắng, ngây thơ. Bên cạnh đó là sự hiếu thảo của đứa con hướng về hướng gia đình. Cùng Shopee tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
Tượng trưng cho sự hiếu thảo
Trong cuộc sống, ý nghĩa cúc họa mi còn là sự mong ước về tình yêu thương của mẹ cha và lòng hiếu thảo của một đứa con ngây ngô, trong trắng. Vì vậy mà mỗi một bó cúc họa mi đi kèm theo đó là những lời cầu chúc và hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với ba mẹ mình.
Ngoài ra, tặng một bó cúc họa mi cho cho chị gái hay em gái cũng là một cách để thể hiện sự gắn kết giữa tình anh chị em trong gia đình.
Tượng trưng cho sự an lành, thịnh vượng
Dân gian có câu “Tùng Trúc Cúc Mai”. Trong đời sống tinh thần của người Việt, hoa Cúc là biểu tượng cao quý của sự an lành, thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người.
Màu trắng tinh khôi cùng nhụy vàng tươi tắn của hoa cúc họa mi thích hợp tặng cho bạn bè hay đồng nghiệp với ý nghĩa như sự động viên, khích lệ hay một lời chúc may mắn trong cuộc sống.
>>Xem thêm: Cây Kim ngân hợp mệnh gì và Ý nghĩa phong thủy của cây Kim ngân
Công dụng của hoa cúc họa mi
Cúc họa mi không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh khôi mà trong Đông y loài hoa này còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi đến mùa cúc họa mi bạn có thể tận dụng loài hoa này để dùng làm trà cũng như nguyên liệu làm đẹp như sau:
- Dưỡng da: Dùng hoa cúc họa mi khô để pha như trà và uống hàng ngày giúp giữ là da mịn màng. Rửa mặt bằng nước pha cúc họa mi 2-3 lần mỗi tuần cũng có thể làm sạch, xoa dịu da, giảm nhờn và kháng khuẩn cho da.
- Thanh nhiệt: Trà hoa cúc họa mi giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Lưu thông máu: Cúc họa mi còn có tác dụng trong việc lưu thông máu, khí huyết bằng ngâm mình trong bồn nước nóng cùng cúc họa mi tươi khoảng 20 phút để thư giãn.
- Làm sạch da, giảm dị ứng: Đun sôi hỗn hợp hoa cúc, lá hương thảo tươi để nguội rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ giúp làm dịu da bị ngứa hay nổi mẩn vì dị ứng.
- Giảm tình trạng khô da: Tinh dầu tự nhiên chiết xuất từ cúc họa mi chứa giúp cải thiện những làn da khô thiếu dưỡng chất. Vì vậy, chỉ cần giã nát một lượng hoa cúc họa mi vừa đủ, trộn lẫn với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên mặt trong vòng 10 phút và rửa mặt lại với nước sạch thì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
>>Xem thêm: Hoa đậu biếc có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng
Cách trồng hoa cúc họa mi
Chuẩn bị
- Hạt giống: Lựa hạt giống cúc họa mi tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sau đó, ngâm hạt trong nước ấm từ 10 – 15 tiếng. Đối với hạt giống có kích thước nhỏ thì không cần ngâm.
- Đất trồng: Trộn đất pha giữa đất Akadama hạt nhỏ, 20% – 30% đất mùn và đất có lớp rêu theo tỉ lệ 1:1. Đảm bảo độ ẩm và quá trình thoát nước của đất.
Cách thực hiện
- Cách gieo trồng: Tiến hành gieo hạt cúc họa mi ở độ sâu khoảng 0.5cm. Nhiệt độ tốt nhất để cây nảy mầm là khoảng 20 – 26 độ C. Tháng 9 – tháng 10 trong năm là thời điểm lý tưởng nhất để trồng cúc họa mi. Khi tưới nước cho đất, nên sử dụng bình hoa sen để tránh làm trôi hạt giống.
- Hạt giống cúc họa mi thường nảy mầm, mọc lá, phát triển trong khoảng 30 – 40 ngày. Trong lúc đó bạn cần làm cỏ, vun xới đất và bấm ngọn cho cây khi cây được khoảng 15 – 20 ngày. Lưu ý giữa 2 lần bấm ngọn liên tiếp cần thì phải cách nhau ít nhất 15 ngày.
- Thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cây nếu phát hiện sâu bệnh, tưới nước cho cây ở dạng phun sương, để cả bông và lá hoa đều hấp thụ được nước. Bên cạnh đó nên bấm nụ phụ của hoa để hoa nở to và đẹp hơn.
Cách chăm sóc cúc họa mi
- Kiểm tra nhiệt độ: Thời tiết mát mẻ giúp cúc họa mi sinh trưởng rất nhanh, nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 20 – 25 độ C, tuy nhiên nếu thời tiết quá lạnh cây sẽ chết.
- Kiểm tra độ ẩm: Loài hoa này không ưa ẩm, nên chỉ cần tưới nước 1 lần trong ngày, mỗi ngày tưới cách nhau khoảng 7 – 10 ngày.
- Ánh sáng: Cúc họa mi là loài hoa ưa sáng nên cần đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu trồng hoa vào ngày nắng nóng thì nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời bằng cách đưa cây đến chỗ mát hoặc dùng bạt che phủ.
- Đất trồng: Thường xuyên làm sạch cỏ dại quanh cúc họa mi, nếu không loài cỏ hoang này sẽ ăn hết các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Vậy là Shopee Blog đã cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa hoa cúc họa mi và những công dụng thần kỳ cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa này. Hãy tiếp tục theo dõi Shopee Blog để tham khảo thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa về phong cách sống. Đón đọc mỗi ngày nhé!
>> Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời từ các loài hoa ăn được mà bạn nên biết