Ngày tết trung thu còn được biết đến là ngày tết của đoàn viên và tình thân. Vào dịp này, các em nhỏ được vui chơi, rước đèn, phá cỗ nên ngày tết trung thu còn được gọi là ngày tết thiếu nhi ở nước ta. Vậy, nguồn gốc tết trung thu là từ đâu? Ý nghĩa tết trung thu là gì? Nên làm gì để tết trung thu thêm ý nghĩa? Hãy cùng Shopee tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tết trung thu 2022 vào ngày nào trong năm?
Trong văn hóa cổ truyền của dân tộc ta, tết trung thu là ngày giữa mùa thu. Theo đó, Tết trung thu hàng năm sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch (cụ thể là ngày 15 tháng 8 âm lịch). Đây là thời điểm tiết trời dễ chịu nhất trong năm, là thời điểm kết thúc những đợt nắng nóng oi bức của mùa hạ, và chuẩn bị đón những đợt gió lạnh của mùa đông đang về. Trong dịp này, các thành viên trong gia đình có cơ hội được quây quần vui vẻ bên nhau, cùng ngắm trăng, thưởng trà, ăn bánh trung thu. Trẻ em thì cùng nhau đi rước đèn, tổ chức nhiều cuộc thi xem lồng đèn của ai là đẹp nhất. Bên cạnh đó, vào ngày tết Trung thu này, mỗi gia đình thường sẽ chuẩn bị mâm cỗ trông trăng và lúc trăng lên cao, cả gia đình sẽ quây quần dưới ánh trăng để phá cỗ. Chính vì vậy mà từ xa xưa, người Việt đã rất coi trọng việc trang trí, sắm lễ và cúng bái gia tiên vào ngày này.
Trung thu 2022 vào ngày nào? là câu hỏi của nhiều bạn khi những đợt nắng nóng đang vơi dần. Theo lịch vạn niên, tết trung thu năm nay rơi vào thứ Bảy ngày 10 tháng 9 năm 2022 Dương lịch.
Nguồn gốc tết trung thu từ đâu?
Để hiểu hơn về ý nghĩa tết trung thu, chúng mình hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của ngày này.
Tết trung thu có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, trải qua quá trình giao lưu văn hóa, ngày tết này được du nhập vào Việt nam và mang những nét đặc sắc riêng biệt. Ở đất nước Trung Hoa, Tết trung thu có từ thời nhà Đường đời vua Duệ Tông có niên hiệu là Văn Minh. Vào đêm trăng tròn ngày Rằm tháng tám, nhà vua đi dạo chơi ngoài thành và bắt gặp một vị tiên đội lốt một ông lão có bộ râu tóc bạc trắng. Ông lão đã dùng phép thuật của mình biến ra một chiếc cầu vồng lung linh sắc màu, trải dài từ cung trăng đến mặt đất để nhà vua bước lên và dạo chơi nơi cung Quảng Hằng. Sau sự việc đó, nhà vua luyến tiếc cảnh đẹp cung trăng thơ mộng và đặt ra ngày tết trung thu để ngắm hoa, thưởng nguyệt thỏa thích.
Tết trung thu còn gọi là gì? – Một điển tích khác lại cho rằng, vào thời vua Huyền Tông. Nhà vua vì quá mê đắm, sủng ái Dương Quý Phi mà bỏ bê công việc triều chính. Bấy giờ, các triều thần trong triều đình đã ép vua xử tử sủng phi. Cảm động trước sự nhớ thương da diết của nhà vua, các nàng tiên đã cho phép nhà vua gặp lại Dương quý phi vào ngày Rằm tháng tám, ngày mà trăng sáng và đẹp nhất mùa thu. Từ đó, nhà vua đã chọn ngày Rằm tháng tám âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu để tưởng nhớ quý phi.
Theo như một số thông tin lưu truyền trong dân gian, ngày tết trung thu ở Việt Nam ra đời từ thời xa xưa, được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Vào thời nhà Lý, với lòng biết ơn, muốn tạ ơn với thần Rồng đã phù hộ cho dân chúng được mùa màng bội thu, tươi tốt, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, nhà vua đã tổ chức tết trung thu vào ngày Rằm tháng tám hàng năm. Vào ngày này, dân chúng trong thành Thăng Long sẽ được tổ chức các lễ hội múa rối nước, đua thuyền, rước đèn, treo đèn lồng khắp nơi, vui chơi Tết trung thu. Cho đến ngày nay, những phong tục này vẫn còn được người dân Việt gìn giữ, tiếp nối và tổ chức hàng năm.
Ý nghĩa tết trung thu ở Việt Nam
Ngày nay, tết trung thu vẫn là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, được lưu trữ và duy trì tổ chức hàng năm. Trong ngày này, mọi người thường bày cỗ với bánh trung thu, mâm ngũ quả, treo đèn lồng, đèn ông sao, nhảy múa vui chơi linh đình. Ngoài ra, ở một số nơi vẫn duy trì truyền thống múa rối nước, múa lân rất tưng bừng, vui vẻ. Do đó, khi được hỏi tết trung thu còn gọi là gì? người ta thường nghĩ ngay đến ngày tết thiếu nhi.
Từ xa xưa, vầng trăng luôn có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người. Vầng trăng tròn, trăng khuyết nhiều khi cũng là niềm vui nỗi buồn, sự sum họp, đoàn viên hay sự chia ly. Trong ngày này, mọi gia đình đều có cơ hội quây quần với nhau bên mâm ngũ quả, ngắm trăng, thưởng trà. Từ đó, ý nghĩa tết trung thu còn mang ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.
Ngoài những ý nghĩa về một ngày dành riêng cho thiếu nhi, ngày tết của tình thân, đêm trăng trung thu còn là dịp để mọi người tiên đoán vận mệnh quốc gia, tiên đoán về mùa màng. Theo dân gian, nếu trăng đêm trung thu mà có màu vàng thì năm đó sẽ được mùa bội thu. Nếu trăng có màu xanh hay xanh lục thì năm này sẽ có nhiều thiên tai, hiểm họa. Đặc biệt, năm nào có trăng trung thu màu cam, trong sáng thì năm ấy đất nước được thái bình, thịnh trị, mọi điều như ý.
Như vậy, Shopee đã cùng các bạn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu của người Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ này, chúng mình có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về các nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc, cũng như giải đáp thắc mắc cho các bạn về câu hỏi tết Trung Thu 2022 vào ngày nào trong năm. Nếu có thể, trong dịp tết trung thu này, bạn hãy thu xếp công việc trở về nhà để cùng quây quần bên gia đình để có một mùa tết trung thu ý nghĩa.
>> Xem thêm: Bí quyết trang trí mâm cỗ Trung Thu không phải ai cũng biết