Chó là loài động vật bốn chân trung thành hàng đầu trong các vật nuôi tại nhà. Chó thích chơi đùa với chủ và nhận được không ít tình yêu thương từ các gia đình nuôi mình. Vậy, tuổi thọ của chó là bao nhiêu, người bạn bốn chân này có thể gắn kết với gia đình mấy năm? Cùng Shopee Blog tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Tuổi thọ của chó là bao nhiêu?
Chó là loài động vật phát triển cơ, hệ tiêu hóa thích hợp với các chất protein và chất đạm. Chúng thích vận động nên tuổi thọ của chó cũng khá cao trong các loài động vật bốn chân. Nếu bạn chăm sóc thú cưng cẩn thận, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần và sức đề kháng, tuổi thọ trung bình của chó có thể dao động 10 – 15 năm hoặc dài hơn.
Tuổi thọ trung bình của chó các loại
Dựa vào từng giai đoạn phát triển và chất lượng cuộc sống, mỗi loài chó sẽ có tuổi thọ khác nhau.
Tuổi thọ của chó cỡ nhỏ
Những giống chó kích thước nhỏ thường có khả năng chống chọi bệnh không cao. Tuy nhiên, tuổi thọ của chúng cũng có sự phân hóa tùy theo đặc tính di truyền và khả năng chống chịu bệnh.
Với các loài có bộ gen khỏe mạnh, tuổi thọ có thể kéo dài đến 10 – 15 năm. Còn lại, tuổi thọ của loài này không kéo dài lâu, khoảng 5 – 8 năm với điều kiện chăm sóc tốt. Một số giống chó nhỏ phổ biến có thể kể đến như là: Chihuahua, chó Bắc Kinh, phốc sóc,…
Tuổi thọ của chó cỡ trung
Nổi bật trong tầm vóc trung bình có thể kể đến chó ta và Poodle. Với sự thông minh và hoạt bát, tuổi thọ của chó Poodle ở 3 dòng chính với kích thước khác nhau có thể tham khảo:
- Dòng Poodle Standard: 12 – 15 năm
- Dòng Poodle Miniatures: 7 – 10 năm
- Dòng Toy Poodle: 5 – 7 năm
- Dòng Tiny Poodle và Teacup Poodle: vì có sức sống kém, tuổi thọ của chó Poodle 2 dòng này không cao, khoảng 3 – 4 năm
Về chó ta, chúng có 4 giống thuần chủng là: chó Bắc Hà, chó H’Mông cộc đuôi, chó Phú Quốc và chó Dingo Đông Dương. Nhờ sự thích nghi với các điều kiện tự nhiên bản địa, tuổi thọ của chó ta rất cao, 10 – 17 năm. Hơn thế nữa, nếu được nuôi dưỡng tốt, loài thú cưng nhanh nhẹn này có thể sống tới 20 năm tuổi.
Tuổi thọ của chó cỡ lớn
Dựa vào quy đổi, các giống chó to sẽ có tuổi thọ lâu nhất. Vì loài này thường quen sống trong môi trường khắc nghiệt nên sự năng động, bền bỉ của chúng giúp tuổi đời được nâng lên cao.
Ước lượng này có thể bao gồm tuổi thọ của chó ta ở giống Phú Quốc hay một số loại chó nhà và tuổi thọ của chó Alaska,…. là 10 – 15 năm. Một vài trường hợp đặc biệt tuổi thọ có thể cao hơn tùy thuộc vào môi trường và chế độ chăm sóc.
Cách tính tuổi của chó
Tuổi của chó phần lớn được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng và quy cách chăm sóc. Do đó, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất trong cách tính tuổi của chó và đang có rất nhiều cách tính khác nhau. Hãy cùng Shopee Blog điểm qua một số cách tính phổ biến dưới đây.
Áp dụng bảng tính khoa học
Theo Gino Pugnetti từ 1994, tuổi của chó có thể ước tính theo tuổi của người với bảng biểu chi tiết:
Dựa theo giai đoạn phát triển và trọng lượng
Cách thứ hai là có thể dựa trên đặc điểm về ngoại hình, vóc dáng để tính tuổi của chó. Phương pháp này khá phổ biến vì có thể áp dụng trên nhiều giống chó khác nhau. Theo The Blue Ridge Veterinary Services 2013, dù thuộc chủng loại nào, chỉ cần chia các chú chó thành 3 nhóm cân nặng:
- Chó cỡ nhỏ: cân nặng dưới 9kg
- Chó cỡ trung bình: cân nặng trong khoảng 9kg – 12kg
- Chó cỡ lớn: cân nặng trên 20kg
Dựa trên kích thước này, bạn sẽ sử dụng bảng tham chiếu The Blue kể trên để xác định tuổi của chó. Trong đó, vòng trong cùng là tuổi của chó cỡ nhỏ và lần lượt ra ngoài là vòng giữa – cỡ trung bình, ngoài cùng – cỡ lớn.
Ví dụ: Chó của bạn có cân nặng 5kg nên thuộc nhóm chó nhỏ. Dựa theo hình trên, khi thú cưng của bạn 3 tuổi nghĩa là tương đương 29 tuổi ở người.
Dựa theo ngoại hình
Cách tính tuổi chó thứ ba là xác định theo các đặc điểm về ngoại hình bằng 4 bộ phận trên cơ thể.
Tính tuổi chó theo hàm răng
Số lượng răng và màu sắc của răng là 2 đặc điểm cần chú ý. Lưu ý trước về số lượng răng:
- Chó 1 tháng tuổi: có tổng cộng 28 chiếc răng
- Chó 7 tháng tuổi: mọc đủ 42 chiếc răng
Về màu sắc răng thì còn phụ thuộc khá nhiều vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, tổng quan chung dùng để tham khảo thường là:
- Chó dưới 4 tháng tuổi: Răng trắng, nhỏ và nhọn
- Chó 4 tháng – 1 tuổi: Răng trắng sữa, hơi phình và to ra
- Chó 1 tuổi – 2 tuổi: Răng ngả màu vàng
- Chó 3 tuổi – 5 tuổi: Răng bị xỉn màu
- Chó trên 5 tuổi: Răng rụng dần một cách tự nhiên
Dựa theo làn da
Giống như con người, da của chó cũng lão hóa theo thời gian và là cách tính tuổi chó khách quan, dễ dàng.
- Chó ít tuổi: làn da khá đẹp, mịn
- Chó lớn tuổi: da có những vùng xấu, nhăn nheo. Nhất là dấu hiệu chảy xệ, nhăn nhúm ở khu vực quanh miệng
Tuy nhiên chó của bạn đang mắc phải những bệnh da liễu thì phương pháp này có thể không chính xác.
Dựa theo bộ lông
Bạn có thể nhìn màu lông và cảm nhận bằng cách sờ bộ lông
- Chó ít tuổi: lông thường mềm mại và có sợi mảnh
- Chó lớn tuổi: lông cứng, thô và màu đục hơn
Dựa theo đôi mắt
Tương tự bộ lông, bạn cũng sẽ cảm nhận tuổi của chó qua đôi mắt chúng mỗi khi nhìn kỹ.
- Chó ít tuổi: mắt trong, sáng rõ và không có rỉ mắt
- Chó lớn tuổi: mắt đục hơn, nhìn không trong và sáng như mắt chó nhỏ
Cách duy trì tuổi thọ của chó
Khi đã nắm rõ mọi thông tin về cách tính tuổi của chó, có lẽ bạn cũng nhận ra được để “người bạn trung thành” sống lâu hơn với mình thì cần yêu thương và chăm sóc chú chó ấy tốt hơn. Shopee Blog gợi ý cho bạn 4 cách duy trì tuổi của chó dưới đây:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đời sống của chó. Một chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học sẽ giúp các chú chó phát triển và hoàn thiện về thể trạng, tư duy, hình dáng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát khẩu phần thức ăn cho chó hàng ngày để tránh tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì. Điều này sẽ gây nên một số bệnh nguy hiểm và làm suy giảm tuổi thọ.
>> Xem thêm: Top 8 thức ăn khô cho chó vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng
Đảm bảo chất lượng vệ sinh
Môi trường không đảm bảo vệ sinh dễ gây ra những bệnh có hại tới sức khỏe và tuổi thọ những chú chó. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da.
Do đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh cho thú cưng và nơi ở của chúng kỹ càng, sạch sẽ. Điều này cũng góp phần làm không gian sống của bạn gọn gàng, thoáng mát hơn.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe
Bệnh tật là nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng tuổi thọ của các chú chó. Vì vậy, bạn nên thường xuyên dẫn chúng tới bác sĩ thú y để được theo dõi sức khỏe, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của những bệnh nguy hiểm.
Theo đó, bạn cũng cần cho chúng tiêm phòng định kỳ, đúng liều, đúng mũi tại các cơ sở thú y uy tín. Những điều này chắc chắn là cách chăm sóc thú cưng giúp chó nhà mình khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Duy trì các vận động linh hoạt
Các bộ phân trên cơ thể của chó sẽ dễ bị yếu sức và già đi nếu không được vận động thường xuyên. Vì vậy, bạn nên để các chú chó nhà mình được vận động thoải mái bằng cách dẫn chúng đi dạo ít nhất 1 lần/ ngày hoặc tạo các trò chơi tương tác vận động tại nhà.
Có một sự thật là khi đã nuôi một chú chó, chúng ta luôn mong chúng có thể ở lại với mình lâu nhất. Shopee Blog hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn yêu thương, chăm sóc và sống vui với người bạn 4 chân hơn mỗi ngày.
>> Xem thêm: Phụ kiện nuôi chó ở chung cư cần chuẩn bị gì?