Gạo lứt đang được nhiều người lựa chọn sử dụng thay thế cho gạo trắng hằng ngày. Tất cả là nhờ vào những tác dụng của gạo lứt mang đến cho sức khỏe con người. Nếu bạn biết sử dụng gạo lứt một cách hợp lý chúng sẽ giúp cải thiện đáng kể các tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hoặc loãng xương. Vậy ăn gạo lứt có tác dụng gì đối với sức con người? Hãy cùng Shopee tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật. Đây là loại ngũ cốc nguyên hạt rất bổ dưỡng. Chúng chỉ bị loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài còn sẽ giữ nguyên lại phần cám và mầm gạo. Nhờ vậy mà trong gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, ví dụ như Vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, các axit béo không bão hòa, Protein, tinh bột.
Gạo lứt hiện nay được lựa chọn để hỗ trợ điều trị các bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, ứ nước, vàng da, bỏng, sốt, viêm, trĩ, liệt, vẩy nến, thiếu Vitamin, chảy máu mũi, nôn ra máu,… Bên cạnh đó, chúng cũng là một chất giúp kích thích sự thèm ăn, đồng thời làm dịu và se vết thương.
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Trong một bát gạo lứt chúng sẽ chứa lượng dinh dưỡng bao gồm:
- Calo: 216
- Chất xơ: 3,5 gram
- Carb: 44 gram
- Protein: 5 gram
- Chất béo: 1,8 gram
- Niacin (B3): 15% RDI
- Thiamin (B1): 12% RDI
- Axit pantothenic (B5) : 6% RDI
- Pyridoxine (B6): 14% RDI
- Magiê: 21% RDI
- Kẽm: 8% RDI
- Sắt: 5% RDI
- Đồng: 10% RDI
- Photpho: 16% RDI
- Selen: 27% RDI
- Mangan: 88% RDI
Chính nhờ những thành phần này mà tác dụng của gạo lứt luôn được tận dụng một cách triệt để trong việc duy trì, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
6 tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Ngay bây giờ Shopee sẽ chia sẻ cho bạn biết tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bạn.
Giảm cân hiệu quả
Tác dụng đầu tiên khi nhắc đến gạo lứt đó chính là việc chúng có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả. Nếu như các loại gạo khác sau quá trình xay xát sẽ làm thiếu hụt đáng kể chất xơ cũng như chất dinh dưỡng thì gạo lứt ngược lại. Trong 158gram gạo lứt chứa 3,5 gram chất xơ nhưng trong gạo trắng chỉ có hơn 1 gram mà thôi. Vì thế khi ăn gạo lứt bạn sẽ thấy no lâu hơn, hạn chế cơn thèm ăn và giảm lượng calo tiêu thụ.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Cũng là nhờ vào chất xơ và các hợp chất có lợi khác mà gạo lứt có khả năng giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, các hợp chất Lignans trong gạo lứt có tác dụng giảm huyết áp và mức Cholesterol một cách hiệu quả hạn chế nguy cơ bệnh tim. Magie trong gạo lứt sẽ bảo vệ trái tim của chúng ta luôn khỏe mạnh. Từ đó, giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tác dụng của gạo lứt huyết rồng khi được sử dụng để thay thế cho cơm gạo trắng hằng ngày sẽ giúp cho những người mắc bệnh tiểu đường có thể giải quyết được vấn đề này. Những người bị tiểu đường tuýp 2 nếu ăn 2 khẩu phần gạo lứt trong ngày thì sẽ có thể giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Không chứa Gluten
Gluten sẽ gây ra cho người sử dụng một vài vấn đề ví dụ như: dị ứng, đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy nếu như cơ thể của bạn không thể dung nạp được Gluten.
Những người mắc bệnh tự miễn khi thực hiện chế độ ăn không Gluten sẽ rất tốt cho sức khỏe của mình. Vì vậy, gạo lứt rất tốt cho những đối tượng này.
Tăng cường sức khỏe xương
Magie trong gạo lứt chính là một thành phần giúp cho xương của bạn trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, gạo lứt còn hỗ trợ vào quá trình hoạt hóa Vitamin D của cơ thể để chúng ta có thể hấp thụ nhiều canxi hơn.
Tốt cho trẻ sơ sinh
Khi bạn cho trẻ ăn gạo lứt sẽ có những tác dụng sau đây:
- Giúp ngăn ngừa táo bón khi con không muốn ăn rau.
- Vitamin B trong gạo lứt sẽ giúp con có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
- Protein giúp cơ, khớp và dây chằng của con phát triển.
- Cung cấp một nguồn năng lượng tích cực để con phát triển mỗi ngày.
Chế biến gạo lứt đúng cách
Chúng ta có nhiều cách để chế biến gạo lứt và sử dụng. Ví dụ như nấu cơm, cháo gạo lứt hạt sen, chè đậu đen gạo lứt, làm trà gạo lứt… Tác dụng của gạo lứt rang hay tác dụng của trà gạo lứt cũng như cơm gạo lứt sẽ tương tự nhau. Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn cách phù hợp nhất với bản thân mình.
Để nấu gạo lứt ngon, việc đầu tiên là bạn cần phải biết cách chọn gạo. Hãy chọn mua loại gạo hạt chắc, không bị mối mọt. Cách chế biến loại gạo này như sau:
Bước 1: Vo sơ gạo với nước sau đó ngâm khoảng 1 đến 2 tiếng để loại bỏ Asen.
Bước 2: Vo gạo lại một lần nước sau đó nấu món ăn theo như mong muốn. Nếu nấu cơm, bạn đong gạo và nước theo tỉ lệ 2 nước 1 gạo. Nếu muốn ăn cháo thì có thể cho thêm nước.
Bước 3: Đợi khoảng 15 đến 30 phút là bạn đã có cơm gạo lứt.
Nếu làm trà gạo lứt, bạn cho lên bếp rang vàng và thơm. Sau đó hãm khoảng 30 phút hoặc đun trong nước sôi 10 đến 15 phút là được. Trà gạo lứt có thể kết hợp thêm với đậu đỏ, mật ong, bí đao tùy sở thích.
Với những chia sẻ về tác dụng của gạo lứt, Shopee hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về loại gạo này và áp dụng trong thực đơn của gia đình. Nếu bạn biết cách chế biến các món ăn khác từ gạo lứt hãy chia sẻ với Shopee ngay nhé!
>> Xem thêm: Các món ngon với bún gạo lứt hỗ trợ giảm cân hiệu quả