Cây hồng leo sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của mỗi gia đình bởi chúng toát lên vẻ đẹp nên thơ, lãng mạng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa hồng leo đơn giản, hiệu quả tại nhà.
Sơ lược về cây hoa hồng leo
Cây hồng leo là loại cây cảnh thuộc họ hoa hồng Rosaceae, chúng có nguồn gốc xuất từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam những năm trở lại đây. Cây hồng leo nổi bật với dáng cây leo độc đáo và màu hoa rực rỡ.
Bạn có thể trồng cây hồng leo để trang trí cho tường nhà, cổng ra vào, ban công,… Hình ảnh những đóa hoa hồng leo nở rộ sẽ mang đến không khí ấm áp và hạnh phúc cho căn nhà của bạn.
Ý nghĩa của hoa hồng leo
Trong phong thủy, cây hồng leo chính là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc cho lứa đôi và gia đình. Ngoài ra, các nhà phong thủy cho biết chúng còn lan tỏa hòa khí giúp giữ lửa cho tình yêu, từ đó tình yêu lứa đôi càng thêm bền chặt và gắn kết.
Cách trồng hoa hồng leo đơn giản, hiệu quả tại nhà
Các bước chuẩn bị để trồng hoa hồng leo
Để có được những cây hoa hồng leo tươi tốt và nở hoa đẹp rực rỡ, bạn nên chú ý một vài yếu tố sau:
Chọn giống cây phù hợp với nhu cầu
Giống và màu sắc của cây hoa hồng leo rất đa dạng. Vì thế, bạn hãy cân nhắc về vấn đề diện tích xung quanh vườn có thể trồng được số lượng cây nhiều hay ít, có một tông màu chủ đạo hay sẽ có thật nhiều màu sắc.
Thông thường, nếu chỉ chọn trồng một giống cây để trồng ở ngoài trời và sân vườn sẽ gây ra cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, nếu chọn quá nhiều màu hoa lại gây mất trật tự, rối mắt. Vì thế, các bạn nên cân nhắc kết hợp một số loại hạt giống hoa hồng leo với nhau để mang lại sự tươi tắn và hài hòa.
Vị trí trồng cây
Việc lựa chọn vị trí trồng cây đúng đắn góp phần làm cho việc chăm sóc trở nên dễ dàng, đồng thời giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Bạn nên ưu tiên trồng cây ở khu vực thoáng mát, đón nhiều ánh nắng (6 – 8 tiếng/ngày) ở hướng Đông. Nếu bạn muốn tạo ra nhánh dây leo thì hãy đặt chậu cây cạnh ban công, tường, cổng nhà,…
>> Xem thêm: Top 7 các loại hoa leo giàn dễ trồng cho nhà xinh đẹp mắt
Thời gian trồng cây
Cây hồng leo nên trồng vào đầu xuân, hè hoặc thu bởi đây là thời gian thích hợp để cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Thời điểm tốt nhất nên là vào đầu xuân vì có khí hậu ấm áp, hồng leo sẽ phát triển nhanh và ổn định.
Cách chọn chậu cây
Shopee Blog xin được gợi ý các kích thước chậu cây trồng hoa hồng leo mà bạn nên chọn:
- Chậu có kích thước 20x20cm: Phù hợp với cây hồng leo nhỏ, thấp hơn 0.5m.
- Chậu có kích thước 40x40cm: Phù hợp với cây hồng leo có chiều cao từ 1m trở lên.
Tùy theo sở thích mà mỗi bạn sẽ muốn chọn một chất liệu chậu khác nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn dễ dàng di chuyển thì có thể chọn chậu cây nhựa. Còn nếu bạn muốn cố định chậu và chọn chậu có tính thẩm mỹ cao thì các loại chậu gỗ, chậu sứ sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Cách trồng hoa hồng leo bằng gốc cây
Dùng một phần phân lót bón ở dưới đáy chậu, sau đó dùng kéo cắt phần vỏ bao đất ở gốc cây. Cố định cây hoa hồng leo ở chính giữa chậu, nhẹ nhàng bỏ phần đất trồng, giá thể đã được trộn đều vào chậu. Cuối cùng dùng tay ấn nhẹ để chặt gốc.
Sau khi đã hoàn thành các bước trồng, bạn sử dụng thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa chậu, dùng dây buộc cây hồng leo vào thanh tre để tránh các tác động bên ngoài làm gãy cây. Cuối cùng bạn tưới đẫm nước cho cây vào lần đầu tiên, đem chậu cây để ở khu vực thoáng mát tầm 3 đến 5 ngày trước khi đưa ra ngoài phơi nắng.
>> Xem thêm: Điểm danh các loại cây trồng ban công chịu nắng cực tốt
Cách trồng hoa hồng leo theo phương pháp nhân giống
Ngoài cách trồng hồng leo, bạn có thể tham khảo thêm cách thức nhân giống cây một cách hiệu quả. Sau đây là hai cách nhân giống cây hoa hồng leo được nhiều người áp dụng:
Cách chăm sóc cây hoa hồng leo sau khi trồng
Nên chọn loại phân bón nào?
Với đặc điểm ra nhiều hoa như cây hoa hồng leo thì việc cung cấp chất dinh dưỡng từ phân bón là rất quan trọng. Sau đây là hai loại phân bón mà bạn nên dùng để chăm cây hoa hồng leo:
- Phân hữu cơ: là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tương đối ổn định. Phân hữu cơ giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong đất, cân bằng độ PH, giúp cho cây phát triển xanh tốt. Thêm một điểm đặc biệt là loại phân này rất thân thiện với môi trường.
- Phân vô cơ: có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Đối với những cây con mới trồng thì tốt nhất nên sử dụng loại phân này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bón đúng liều lượng và tần suất sử dụng để tránh làm cây bị ngộ độc phân bón.
Lưu ý: Không nên dùng phân giàu đạm vì chúng kích thích cây lấy dinh dưỡng từ lá, hạn chế rễ phát triển.
Trồng cây hồng leo có hao nước không?
Cây hồng leo phát triển tốt nhất khi được đảm bảo đủ độ ẩm của đất trong suốt mùa sinh trưởng. Số lượng và tần suất nước tưới sẽ phụ thuộc vào loại đất, khí hậu và nơi ở.
Trong điều kiện khô nóng và nhiều gió sẽ làm hoa hồng nhanh bị khô héo, vì thế bạn cần cung cấp lượng nước nhiều và đều đặn hơn.
Để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh, bạn cần cung cấp cho chúng đủ lượng nước trong mùa sinh trưởng. Nên ưu tiên tưới nước ở gốc, hạn chế tưới lên tán cây. Khi tán lá ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Cách cắt tỉa cho cây hoa hồng leo
Hãy thường xuyên cắt tỉa mầm và nhánh cây bị héo sau mỗi đợt ra hoa (nên cắt khoảng 2 đến 3 đốt lá để cho cây ra cành mới nhiều hoa hơn). Ngoài ra, việc thiết kế giàn, khung để làm chỗ tựa cho cây là cách trồng hoa hồng leo ban công được nhiều người yêu thích.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách trồng hoa hồng leo đơn giản, hiệu quả tại nhà. Shopee Blog hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để biến hoá không gian nhà ở của mình thêm tươi mới và nổi bật.
Và đừng quên theo dõi Shopee Blog mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ các thông tin thú vị về cây cảnh và hạt giống nhé!
>> Xem thêm: Cây Kim ngân hợp mệnh gì và Ý nghĩa phong thủy của cây Kim ngân