Trong những năm tháng phát triển đầu đời, trẻ sơ sinh thường mắc phải những bệnh về đường hô hấp. Một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng của bệnh chính là rửa mũi cho bé. Đọc ngay bài viết sau đây để biết 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng chuẩn nhé!
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Việc tiết ra dịch nhầy trong khoang mũi được xem là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Theo nhận định của bác sĩ Tai – Mũi – Họng Philip Chen, thuộc Trung tâm khoa học sức khỏe UT Health San Antonio (Mỹ), chất nhầy được cơ thể sản sinh ra nhằm chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn. Bên cạnh đó, khi không khí đi vào đường hô hấp, chất nhầy bên trong sẽ đóng vai trò là một tấm màng bảo vệ vững chắc. Nó giúp hấp thụ những chất bẩn ngay tại đây, và giữ ẩm vừa đủ cho hệ thống mô bên dưới.
Vì vậy, việc loại bỏ chất nhầy hoàn toàn khỏi hệ thống hô hấp của bé là một sai lầm. Bạn chỉ nên tiến hành rửa mũi và làm giảm chất nhầy trong một số trường hợp như sau:
Đồng thời, trước khi tiến hành việc rửa mũi cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Nhi Khoa. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn, đúng cách hơn, hạn chế tối đa những rủi ro gặp phải trong hành trình trưởng thành của bé.
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Khi khoang mũi của bé bị bít tắc do dịch nhầy, bé sẽ thường có phản ứng hắt hơi để đẩy chất nhầy ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu chất nhầy dư thừa vẫn còn hoặc nếu bé không thể hắt hơi, bạn có thể tiến hành rửa mũi cho bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, không gây hại đến hệ hô hấp của bé.
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Thông thường, khi phát hiện ra trẻ bị nghẹt mũi cho dịch nhầy, nhiều phụ huynh thường chọn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý. Đây là cách làm tương đối đơn giản và dễ thực hiện.
Bạn nên chọn phương pháp này trong những trường hợp sau:
- Trẻ bị bệnh hô hấp: nước muối sinh lý với hàm lượng 0,9% Natri Clorid sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus đang tồn đọng bên trong hệ hô hấp của bé. Bên cạnh đó, nước muối này cũng sẽ hỗ trợ làm giảm dịch nhầy, giúp cho trẻ dễ thở hơn.
- Mũi của bé bị khô: khi mũi bị khô quá mức, cơ thể sẽ không tiết ra được một lượng dịch nhầy vừa đủ để bảo vệ niêm mạc mũi. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên để giảm tình trạng khô mũi.
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, tăm bông, khăn mềm hoặc gạc y tế. Bạn cần thay mới tăm bông và gạc sau mỗi lần vệ sinh, không được sử dụng lại những vật dụng này khi chưa được làm sạch.
Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng, lót thêm một lớp khăn dày hoặc gối phía dưới đầu của trẻ.
Bước 3: Giữ nhẹ đầu của bé ở một bên tay, tay còn lại đặt ống nước muối sinh lý vào mũi bé và nhỏ từng giọt. Bạn lưu ý nên giữ bé và thao tác nhẹ nhàng, ngăn tình trạng bé giãy giụa mạnh khiến dịch nhầy bị trào ngược lại bên trong.
Bước 4: Bóp nhẹ khoảng 4 – 5 lần vào 2 bên cánh mũi của bé để giúp dịch nhầy dễ chảy ra ngoài hơn. Đồng thời, bạn cũng phải dùng gạc y tế hoặc khăn mềm để lau ngay phần dịch nhầy chảy ra. Điều này sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái hơn.
Bước 5: Đỡ bé ngồi dậy từ từ và lau sạch phần dịch nhầy còn sót lại.
Lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng ống bơm
Đây là một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và được nhiều gia đình áp dụng hiện nay. Dụng cụ này có 2 đầu, một đầu hút nhỏ, được thiết kế vừa vặn với mũi của trẻ. Đầu còn lại là thân bóp bằng cao su, dùng để tạo lực đẩy dịch nhầy ra bên ngoài. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị ốm bơm hút mũi, nước muối sinh lý và khăn sạch. Tất cả các vật dụng này cần được làm sạch và để khô tự nhiên trước khi sử dụng.
Bước 2: Đặt bé ở một tư thế phù hợp, cụ thể là:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Đặt em bé nằm nghiêng, lót thêm khăn ở dưới cổ và đầu nhằm ngăn tình trạng dịch nhầy bị chảy ngược lại vào trong
- Trẻ trên 1 tuổi: Đặt bé ở tư thế ngồi, cúi người về phía trước. Bạn có thể nhờ thêm một người nữa để giữ bé ngồi cho vững chắc.
Bước 3: Nhỏ nước muối vào mũi của bé để làm rã chất bẩn và làm sạch khoang mũi. Bạn nên nhỏ từ từ từng giọt, và bóp nhẹ cánh mũi của trẻ trong khoảng 5 giây.
Bước 4: Bóp hết không khí bên trong ống bơm ra ngoài và giữ ống bơm chặt trong tay. Sau đó, bạn nhẹ nhàng đặt đầu hút của ống bơm vào mũi của bé và dần dần thả tay ra để ống bơm hút chất nhầy.
Bước 5: Lấy ống bơm ra, dùng khăn mềm lau sạch vành mũi cho bé. Tiếp theo, bạn vệ sinh lại ống bơm rồi lặp lại các bước tương tự cho cánh mũi còn lại.
Lưu ý khi thực hiện cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp này:
Cách rửa mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi chữ U chuyên dụng
Đây là một loại dụng cụ được sử dụng để hút dịch nhầy thừa và gỉ mũi ra bên ngoài. Bạn nên sử dụng thiết bị này trong những trường hợp sau:
- Phương pháp rửa mũi bằng máy bơm không lấy được phần gỉ mũi
- Mũi của trẻ có quá nhiều dịch nhầy và gỉ mũi bám vào, gây khó thở
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hút mũi chữ U và khăn sạch. Bạn nên vệ sinh tất cả những dụng cụ này thật kỹ trước khi sử dụng cho bé.
Bước 2: Lót khăn ở dưới cổ cho trẻ, sau đó giữ bé ở tư thế thẳng, nên nâng cao phần đầu để dễ hút dịch mũi ra ngoài hơn. Bạn nên giữ bé nhẹ nhàng, vỗ về để bé cảm thấy an toàn, không sợ hãi, tránh tình trạng bé giãy giụa mạnh gây nguy hiểm.
Lưu ý:
- Với bé dưới 1 tuổi: có thể bế bé theo chiều nghiêng, hoặc đặt nằm trên gối kê cao đầu
- Với bé trên 1 tuổi: giữ bé ở tư thế ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước
Bước 3: Gắn vòi lớn của thiết bị chữ U vào một bên mũi của bé, bố hoặc mẹ sẽ hút ở vòi còn lại. Bạn nên chú ý lực hút vừa phải, không quá mạnh, tránh gây ra sự khó chịu cho trẻ. Phần dịch nhầy khi được hút ra sẽ chảy xuống khoang bên dưới.
Bước 4: Làm tương tự với bên mũi còn lại.
Bước 5: Dùng khăn sạch để lau viền mũi bên ngoài cho bé. Sau đó, bạn vệ sinh dụng cụ sạch sẽ rồi cất giữ ở nơi khô ráo.
Nên lưu ý điều gì khi vệ sinh mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U?
>>> Xem thêm: Top 5 dụng cụ hút mũi cho trẻ mẹ nên mua
Rửa mũi cho trẻ bằng khăn giấy
Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh dễ thực hiện nhất là vệ sinh bằng khăn giấy. Bạn có thể thực hiện theo những bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị khăn xô mềm hoặc khăn giấy an toàn với trẻ nhỏ.
Bước 2: Quấn khăn theo dạng que để dễ đưa vào khoang mũi của bé.
Bước 3: Một tay giữ đầu bé nhẹ nhàng, tay còn lại đưa que khăn giấy vào bên trong mũi bé và để cho khăn thấm chất nhầy.
Bước 4: Dùng một miếng khăn giấy mới và làm tương tự với cánh mũi còn lại.
Khi áp dụng cách làm này, bạn cần lưu ý đến những yếu tố:
>>> Xem thêm: Top 8 khăn ướt cho trẻ sơ sinh mẹ nên chọn ngay
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh này đòi hỏi bạn phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo. Nếu không, bé sẽ dễ bị sặc nước hoặc bị khó chịu. Bạn có thể thao tác theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn bông hoặc miếng lót dày, 1 chiếc cốc, bơm tiêm, 1 chiếc khăn thường và 2 khăn sữa (là loại khăn dành riêng cho việc chăm sóc cơ thể bé).
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi: sử dụng ống bơm tiêm 3ml và 5ml
- Với trẻ trên 3 tháng tuổi: sử dụng ống bơm tiêm 10ml
Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng trên giường, đặt thêm một tấm lót hoặc khăn bông ở phía dưới đầu của bé.
Bước 3: Quấn khăn sữa quanh cổ để giữ cho quần áo của bé được sạch sẽ
Bước 4: Đổ nước muối sinh lý ra một chiếc cốc, sử dụng ống bơm và bơm 1 – 2 ml nước muối vào ống.
Bước 5: Để bé nằm nghiêng, bơm nhẹ dung dịch nước muối vào cánh mũi nằm ở vị trí cao hơn, nước và chất nhầy sẽ chảy ra ở cánh mũi còn lại hoặc chảy ở phía miệng của bé. Bạn cần lặp lại động tác này nhiều lần khi thấy nước mũi chảy ra trong hơn và sạch hơn.
Bước 6: Lau sạch mũi và mặt bé bằng khăn sữa.
Bước 7: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
Khi chọn cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm, bạn nên chú ý:
Những lưu ý quan trọng khi rửa mũi cho trẻ
Bên cạnh việc lựa chọn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh phù hợp với bé, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi tiến hành vệ sinh.
- Nên rửa tay thật kỹ trước khi bắt đầu vệ sinh cho bé
- Các thao tác vệ sinh nên được tiến hành từ tốn, chậm rãi và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho trẻ quen dần với việc vệ sinh, tránh việc tiếp xúc đột ngột khiến trẻ dễ bị sợ hãi, lo lắng.
- Chỉ nên hút đờm ở miệng và mũi khoảng 2 – 3 lần một ngày. Vì nếu làm nhiều hơn, thành mũi và niêm mạc mũi của bé có thể bị tổn thương.
- Chỉ nên nhỏ nước muối tối đa là 4 lần một ngày. Việc nhỏ mũi quá nhiều lần có thể khiến bé bị nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
- Cần vệ sinh thật kỹ các dụng cụ được dùng để vệ sinh mũi cho bé, tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Trong quá trình vệ sinh mũi cho bé, nếu bạn cảm thấy bé khó chịu thì nên dừng lại và thử lại sau.
- Không nên áp dụng những phương pháp rửa mũi này với trẻ có bệnh ở hệ thần kinh. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp phù hợp.
- Nên xin ý kiến và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi vệ sinh mũi cho bé.
Câu hỏi thường gặp về vấn đề vệ sinh mũi cho trẻ
Có nên rửa mũi cho trẻ hay không?
Khi trẻ bị nghẹt mũi do cơ thể tiết ra quá nhiều dịch nhầy, việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp cho bé cảm giác thoải mái hơn. Vì cách này sẽ giúp loại bỏ bớt bụi bẩn và lượng dịch nhầy dư thừa trong khoang mũi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đến tần suất rửa mũi, tránh việc lạm dụng dẫn đến tác dụng ngược nhé!
Tần suất rửa mũi cho trẻ là bao lâu?
Trên thực tế, việc rửa mũi chỉ mang lại hiệu quả nếu bạn rửa đúng cách với tần suất phù hợp. Vì nếu rửa mũi và nhỏ nước muối sinh lý quá nhiều, niêm mạc mũi của bé sẽ bị kích thích mạnh, khiến cho tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc hút mũi thường xuyên cũng sẽ khiến cho mũi bị khô, mất đi độ ẩm, làm cho bé có cảm giác khó chịu hơn. Tần suất rửa mũi phù hợp là dưới 2 lần/ngày.
Có nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối tự pha không?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe, bạn chỉ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, không nên tự pha nước muối tại nhà và sử dụng. Vì nước muối sinh lý được sản xuất với tỷ lệ 9gr muối trong 1L nước. Tỷ lệ này tương đối giống với tỷ lệ muối trong cơ thể của con người. Vì vậy, nước muối sẽ lý sẽ tương thích và không gây nguy hiểm với hầu hết mọi người.
Nước muối khi được pha tại nhà sẽ không thể bảo đảm những yếu tố như tiệt trùng, tỷ lệ pha,… Điều này sẽ gây ra một số vấn đề như sau:
Tổng kết
Với 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn như trên, bạn có thể lựa chọn cách làm phù hợp với bé và điều kiện của mình. Trong quá trình thực hiện, bạn cần quan sát phản ứng và thái độ của bé. Nếu bé cảm thấy khó chịu quá mức và khóc quấy thì bạn nên ngưng lại và tìm phương pháp khác. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi tự thực hiện tại nhà. Bạn cũng cần lưu ý không nên rửa mũi liên tục, vì khoang mũi sẽ luôn cần một lớp dịch nhầy vừa phải để bảo vệ niêm mạc mũi.
Ngoài ra, đừng quên chọn mua vật dụng vệ sinh mũi cho bé ở những địa chỉ uy tín, chính hãng nhé! Shopee Blog hy vọng rằng những hướng dẫn tại chuyên mục Mẹ & Bé sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình nuôi dạy trẻ.
>>> Xem thêm: Trẻ bị sốt nên làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh?