Bí kíp kéo dài tuổi thọ đồ dùng nhà bếp cực kỳ đơn giản mà bạn đôi khi không nhận ra. Nhìn lại những thói quen tưởng chừng như bình thường lại chính là thủ phạm khiến đồ dùng nhà bếp của bạn nhanh hỏng.
Nếu bạn cảm thấy mình đã bảo quản đồ dùng nhà bếp đúng cách, nhưng chúng vẫn nhanh hỏng thì nên xem lại. Đôi khi chỉ vì tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể làm hỏng món đồ mà mình chăm sóc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lý do khiến bạn phải thường xuyên mua nồi, chảo, tô, chén mới.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ dụng nhà bếp
Nhiệt độ là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ dùng nhà bếp của bạn. Bởi các loại nồi, chảo, bát, đĩa vốn được làm từ những chất liệu khác nhau. Dù chúng có chịu nhiệt tốt đến mấy cũng không thể co giãn kịp với nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Nếu bạn có thói quen rửa chảo ngay sau khi nấu, hay dùng nắp thủy tinh dày để đậy xoong nồi nóng thì hãy cẩn thận. Vì những việc này vô tình sẽ khiến đồ dùng bị hư hại. Lớp chống dính của chảo sẽ dễ dàng bong tróc nếu bạn thường xuyên rửa như vậy. Và chiếc nắp nồi thủy tinh của bạn rất dễ vỡ nếu không chú ý đến nhiệt độ.
Ngoài ra các loại tô, chén, ly thủy tinh hay sứ cũng tương tự. Không nên chọn loại dày vì sẽ dễ dàng vỡ khi gặp nhiệt độ cao đột ngột. Bạn cũng cần chú ý tránh đổ thức ăn quá nóng vào chúng.
Để nồi chảo rỗng trên bếp lâu trước khi nấu
Một trong những sai lầm hay mắc phải của nhiều người là để nồi chảo trên bếp và không có gì trong đó. Nên nhớ rằng bề mặt nồi chảo phải tiếp xúc trực tiếp với lửa. Và nhiệt độ sẽ tăng dần nếu bạn cứ tiếp tục để như vậy. Điều này sẽ làm cho lớp đáy nồi bị vàng ố và biến chất. Tạo ra những chất độc hại trong quá trình nấu. Và tuổi thọ đồ dùng nhà bếp cũng sẽ giảm theo.
Vì thế hãy chú ý khi nấu nướng. Tắt bếp khi bạn cảm thấy không kịp cho thức ăn vào nồi. Đừng vì tiện tay mà làm hỏng chiếc nồi yêu thích nhé!
Sử dụng sai chức năng của các đồ dùng nhà bếp
Chắc hẳn rất nhiều người có thói quen dùng các đồ dùng nhà bếp sao cho tiện nhất khi nấu. Ví dụ như lấy thớt để đậy nồi thức ăn. Hay lấy dao để đảo thức ăn trong chảo.
Những việc này đúng là sẽ khiến công việc làm bếp “tiện tay” hơn chút ít. Nhưng lại khiến tuổi thọ của đồ dùng nhà bếp giảm. Thậm chí còn tạo ra độc tố trong quá trình nấu nướng. Ví dụ khi bạn dùng thớt để đậy thức ăn nóng. Những vi khuẩn từ mặt thớt có thể dễ dàng xâm nhập vào thức ăn. Nếu thớt bằng nhựa, sẽ tạo ra độc tố do chất liệu nhựa làm thớt vốn không phải là chất liệu chịu nhiệt. Việc dùng dao để đảo thức ăn cũng vậy, sẽ tạo ra những kim loại trong thức ăn. Hay làm hỏng dao và nồi chảo vì độ bén của nó.
Không để riêng chén đĩa ướt và chén đĩa khô
Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất của các bà nội trợ. Bởi đôi khi quá bận, bạn chỉ kịp rửa bát mà quên cất đi những đồ dùng có sẵn trên kệ. Điều này có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến đa số các loại đồ dùng nhà bếp. Nhưng chắc chắn sẽ khiến tuổi thọ của một số đồ dùng nhà bếp giảm.
Nhất là các loại đồ dùng bằng gỗ như thớt, đũa, muỗng… Điều này còn kiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thức ăn.
Ngâm chảo chống dính quá lâu hay rửa bằng dụng cụ sắt
Chảo chống dính tuy khá tiện lợi nhưng lại thường xuyên trong tình trạng bám dầu mỡ. Mà những vết bẩn cứng đầu ấy khó tẩy sạch được chỉ với việc rửa thông thường. Do đó nhiều người có thói quen ngâm chảo chống dính rất lâu trước khi rửa. Hoặc cọ chúng bằng những dụng cụ ma sát cao.
Tuy nhiên những cách này không những không làm sạch hết được những vết dầu mỡ mà còn khiến tuổi thọ của chảo chống dính giảm.
Có một mẹo nhỏ cho bạn để tẩy sạch dầu mỡ cho chảo chống dính lại rất đơn giản. Hãy thử dùng một ít bột mì pha với nước ấm cho vào chảo trong khoảng 5 đến 10 phút. Bột và nước ấm sẽ hút dầu mỡ thừa và giúp bạn rửa chúng rất dễ dàng. Chỉ cần dùng chút nước rửa bát sau khi ngâm, đảm bảo chiếc chảo của bạn sẽ sạch như mới.