Bánh tổ (bánh niên cao) là một loại bánh truyền thống của người Hoa và vùng đất Quảng Nam dùng để thờ ông bà tổ tiên trong ngày Tết. Đây cũng là loại bánh tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới vô cùng thơm ngon, độc đáo. Sau đây, Shopee Blog sẽ hướng dẫn các cách làm bánh tổ theo đúng vị người Hoa và Quảng Nam nhé!
Bánh tổ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
Bánh tổ (bánh niên cao) là một loại bánh truyền thống với nguyên liệu chính là gạo nếp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại bánh này xuất phát từ bánh lùng kú của người Hoa dùng cúng bái ông bà tổ tiên trong ngày Tết Nguyên Đán. Trong đó, lùng là cái lồng, kú là hấp, thể hiện cho cách chế biến bánh tổ. Ngoài ra, bánh còn có những chấm đỏ ở mặt trên với quan niệm lấy hên năm mới, tượng trưng cho sự thịnh vượng, viên mãn.
Bánh niên cao được coi là loại bánh may mắn vô cùng phổ biến trong ngày Tết của người Hoa. Sau này vào thế kỷ 16-17 đã được du nhập vào Hội An, Quảng Nam và trở thành một loại bánh đặc sản lâu đời. Ngoài những loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tày, họ cũng thường dùng loại bánh này để thờ ông bà tổ tiên nên được gọi là bánh tổ. Cách chế biến và hương vị cũng được biến tấu phù hợp với văn hóa và khẩu vị địa phương của người dân nơi đây.
Các cách làm bánh tổ chuẩn vị
Có hai cách làm bánh tổ phổ biến hiện nay là làm theo cách người Hoa truyền thống và làm theo cách người miền Trung. Mỗi cách đều sẽ có điểm mạnh và tạo ra loại bánh có hương vị riêng đặc trưng. Cùng Shopee Blog tìm hiểu cách làm sau đây nhé!
Cách làm bánh tổ theo kiểu người Hoa
Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách làm bánh tổ người Hoa, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu nấu ăn sau:
- 400g bột nếp
- 1 muỗng canh bột năng
- 150gr đường cát vàng
- 250gr đường thốt nốt
- 500ml nước
- 60ml dầu ăn
Ngoài ra, bạn có thể thay thế bột năng bằng bột tán mì (tinh bột mì) để bánh có độ dai, dẻo hơn và chuẩn vị bánh người Hoa.
Nấu nước đường
Cắt nhỏ hoặc đập nát đường thốt nốt để đường dễ tan hơn rồi cho vào nồi. Cho thêm đường cát vàng và nước vào, bắc bếp, đun ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi. Nước đường tan hoàn toàn và chuyển thành màu vàng cánh gián thì tắt lửa, để hỗn hợp nguội đến còn khoảng 45 độ.
Nhào và trộn bột bánh
Trước khi pha bột với nước đường, bạn nên rây mịn bột nếp và bột năng thì bánh sẽ ngon và đẹp mắt hơn. Cho toàn bộ bột vào thau, tiếp theo đó lần lượt cho phần nước đường ấm đã chuẩn bị vào. Bạn nên chia nước đường thành 4-5 lần và đổ từ từ kết hợp khuấy nhẹ hỗn hợp theo một chiều.
Khi hỗn hợp bánh đã được trộn đều, mịn, có độ sệt thì tiếp tục cho vào 60ml dầu ăn, khuấy đều đến khi tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau. Bạn nên khuấy trong khoảng 20 phút để bánh mịn hơn. Để bánh nghỉ trong khoảng 10 phút để các bọt khí tan hết, tránh bị rỗ bánh khi hấp.
Hấp bánh
Chuẩn bị khay bánh hình tròn hoặc các hình con cá, bông hoa với kích thước tùy thích. Để dễ lấy bánh ra sau khi nấu, bạn có thể lót thêm giấy nến, bao ni lông thực phẩm vào khuôn tròn trước khi đổ bánh. Với những khuôn có hình dạng phức tạp, nhiều chi tiết nhỏ, bạn nên thoa thêm một lớp dầu nhé. Sau khi đổ khuôn, nếu trên bánh còn bọt khí, bạn có thể dùng cây tăm để loại bỏ, tránh để bánh bị rỗ nhé.
Khi cho bánh vào xửng hấp, bạn nên bọc bánh bằng giấy bạc, đậy nắp để tránh bị đọng hơi nước làm bánh mất thẩm mỹ. Hấp bánh trong khoảng 60 phút ở lửa trung bình thấp.
Thành phẩm
Dùng cây đũa hoặc que đâm vào chính giữa bánh, nếu không còn bột dính lên thì bánh đã chín. Để tạo hình dấu đỏ lên bánh, bạn có thể dùng màu thực phẩm đỏ để vẽ hoặc in lên bánh những họa tiết chữ Hán.
>> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu
Cách làm bánh tổ miền Trung (bánh tổ Quảng Nam)
Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách gói bánh tổ miền Trung, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu sau:
Bào đường, giã gừng và trộn nước đường
Với đường mật dạng khối, bạn cần bào hoặc đập nát đường ra để đường dễ tan khi nấu. Sau đó, giã nhuyễn toàn bộ gừng và vắt lấy nước. Cho đường, nước gừng và khoảng 1 lít nước nóng vào khuấy thật đều là đã có hỗn hợp nước đường làm bánh.
Trộn bột
Cho lần lượt 500g bột nếp vào hỗn hợp nước đường và khuấy đến khi tan đều. Hỗn hợp bột có độ sánh, mịn, sệt là đã đủ tiêu chuẩn.
Gấp khuôn
Rửa sạch và lau khô lá chuối rồi cắt thành các miếng lá hình vuông vừa phải theo ý thích. Xếp hai lớp lá chồng lên nhau, gấp hai bên đầu lại để định hình khuôn và dùng ghim bấm cố định các góc. Đổ hỗn hợp bột vào khuôn để hấp bánh.
Hấp bánh
Cho bánh lên xửng hấp và bắt đầu hấp trong khoảng 1 giờ với bánh nhỏ, ít bánh và khoảng 2 giờ với bánh lớn, nhiều bánh. Lưu ý để lửa vừa nhỏ trong suốt thời gian hấp nhé.
Thành phẩm
Khi bánh đã nguội, rắc thêm mè lên bề mặt bánh để thưởng thức. Cách ăn bánh tổ chính xác là cắt nhỏ miếng vừa ăn để bánh giòn đều và không bị dính.
>> Xem thêm: 15+ các loại chả Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt
Cách làm bánh tổ chiên không dính
Để bánh tổ không bị dính khi chiên, bạn có thể thử cách chiên truyền thống của người Hoa với những nguyên liệu cơ bản sau:
- Bánh tổ
- Trứng gà
- Dầu ăn
Bằng cách sử dụng trứng gà, bánh sẽ có độ giòn vừa phải, không bị dính vào nhau và rất dễ ăn, lại vô cùng béo ngậy. Bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Cắt bánh tổ thành các miếng nhỏ vừa ăn
- Bước 2: Đập trứng vào tô và đánh đều
- Bước 3: Bắc chảo chống dính lên bếp, cho thêm 100ml dầu ăn, đợi dầu sôi thì hạ lửa vừa.
- Bước 4: Nhúng các miếng bánh tổ qua một lớp trứng rồi đem chiên vàng đều. Đây là loại bánh ngọt nên rất dễ bị khét, vậy nên bạn nhớ liên tục đảo bánh nhé.
Cách chiên bánh tổ này sẽ giúp bánh giòn tan, thơm phức và là món ăn vô cùng thú vị trong ngày Tết cùng bạn bè, người thân.
Lưu ý khi làm bánh tổ
Khi làm bánh tổ người Hoa hoặc Quảng Nam, bạn đều phải chú ý một vài điều sau đây để có được thành phẩm thơm ngon và đẹp mắt nhất nhé:
- Chọn bột nếp chất lượng, ngon và dẻo: Bánh tổ có nguyên liệu chính là bột nếp vì vậy độ thơm ngon của bánh phụ thuộc phần lớn vào loại nguyên liệu này.
- Ưu tiên chọn các loại đường có màu vàng, nâu: Màu đường sẽ quyết định màu sắc của bánh vì thế những loại đường thốt nốt, đường mật sẽ đem lại thành phẩm đẹp mắt nhất.
- Khi hấp nên lau nước đọng trên nắp xửng thường xuyên: Việc này sẽ giúp bánh láng mịn hơn, tránh bị rỗ.
- Bảo quản bánh ở nơi thoáng mát: Loại bánh truyền thống này rất dễ bị ôi, thiu khi để lâu trong thời tiết nóng, ẩm.
Và vừa rồi là cách làm bánh tổ ngày Tết của người Hoa và Quảng Nam cực kỳ chi tiết mà Shopee Blog muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn có thể tự tay làm ra những chiếc bánh tổ đẹp mắt và thơm ngon trong dịp Tết này. Ngoài ra, Shopee còn có rất nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi lớn để bạn mua sắm Tết đó, vậy nên đừng bỏ lỡ nhé!
>> Xem thêm: 20+ món ăn ngày Tết không thể thiếu, đậm đà bản sắc Việt Nam