Việt Nam là một đất nước đa sắc màu văn hóa với 54 dân tộc anh em. Trong một năm, nước ta có rất nhiều ngày lễ, tết theo phong tục của từng dân tộc. Đặc biệt, trong tiết trời mùa hạ, mùng 5 tháng 5 âm lịch, chúng ta sẽ được đón một cái Tết rất đặc biệt – Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ). Vậy Tết Đoan Ngọ ăn gì? Ý nghĩa của ngày Tết này là gì? Bạn hãy cùng Shopee đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ
Trước khi tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ ăn gì? Chúng mình cần có những kiến thức cơ bản về ngày lễ này như: Ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì? Ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra vào dịp nào?
Tết Đoan ngọ là một ngày tết truyền thống ở một số nước từng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông như: Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc,.. Ở các quốc gia khác nhau sẽ có phong tục, tục lệ khác nhau như: tục giết sâu bọ, hái thuốc thảo dược vào giờ Ngọ, tục tắm nước lá,…
Tại Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ mang một số ý nghĩa đặc biệt và được nhân dân lưu giữ từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết về ngày Tết này ở nước ta rất đặc biệt và mang những ý nghĩa riêng biệt.
Truyện kể rằng, vào một ngày đầu tháng 5, sau vụ mùa bội thu, nhân dân dự định tổ chức một ngày ăn mừng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó lại xuất hiện rất nhiều sâu bọ đến phá hoại lương thực, thực phẩm đã thu hoạch. Dân làng rất lo lắng về nạn sâu bọ phá hoại mùa màng. Lúc này, có người tự xưng là Đôi Truân đã chỉ cho dân chúng cách cúng bái, thờ tổ tiên để đuổi chúng đi. Để tưởng nhớ ngày này, dân chúng hàng năm đều lập đàn cúng và cái tên “Tết diệt sâu bọ” cũng ra đời từ đó.
Ngày nay, ở một số vùng miền, người dân vẫn rất coi trọng ngày tết này. Không những vậy, đây còn là dịp để nhiều gia đình Việt sum vầy sau Tết Nguyên Đán của dân tộc.
Tết đoan ngọ ăn gì?
Vào ngày Tết Đoan ngọ, các gia đình trong làng thường dậy sớm để chuẩn bị đồ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người không biết Tết diệt sâu bọ ăn gì? hay Tết Đoan Ngọ ăn bánh gì? Cần phải chuẩn bị những gì? Dưới đây sẽ là một số gợi ý về thức ăn, đồ uống mà bạn cần chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống này.
Rượu nếp
Trong dân gian, rượu nếp Tết Đoan Ngọ được nấu theo cách rất đặc biệt. Loại rượu này chủ yếu là làm từ xôi nguyên hạt lên men (thường gọi là “cái rượu”). Loại xôi này được làm từ các loại gạo nếp trắng, gạo nếp cẩm chuyên dùng để làm rượu được lựa chọn tỉ mỉ. Sau khi xôi chín, để nguội, người dân sẽ cho thêm một chút men rượu và ủ trong khoảng 3 ngày.
Rượu nếp có vị cay cay, ngọt ngọt, rất dễ chịu. Trong Tết Đoan Ngọ, rượu nếp được khuyên dùng khi vừa mới ngủ dậy thì hiệu quả “diệt sâu bọ” sẽ hiệu nghiệm nhất. Bởi mọi người cho rằng, trong bộ phận tiêu hóa có chứa rất nhiều kí sinh trùng có hại, chúng nằm sâu trong bụng, rất khó để tiêu diệt. Vào ngày tết này, chúng sẽ ngoi lên, đây sẽ là cơ hội để chúng ta tiêu diệt chúng và rượu nếp được coi là một loại “vũ khí tối tân”.
Trái cây
Giống như các ngày tết khác trong năm, ngày Tết Đoan Ngọ bắt buộc phải có mâm ngũ quả bày lên bàn thờ, dâng tổ tiên. Vậy vào ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì? Thờ cúng cái gì?
Trong thời điểm diễn ra ngày tết, các loại trái cây sẽ bắt đầu vào mùa. Do đó, bên cạnh mong muốn “tiêu diệt” mầm bệnh, người dân còn có nguyện vọng cầu cho cây trái được mùa. Một số loại trái cây thường được dùng trong ngày tết 5/5 như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu,..
Bánh tro
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng thắc mắc: Ngày lễ, Tết truyền thống nào cũng có một loại bánh không thể thiếu. Vậy, Tết Đoan Ngọ ăn bánh gì?
Loại bánh được dùng trong Tết diệt sâu bọ là bánh tro. Ở địa phương khác nhau, loại bánh này còn có tên gọi khác nhau như là: bánh ú tro, bánh âm, bánh gio, bánh nẳng,.. Theo đó, loại bánh này cũng sẽ được làm dưới nhiều hình dạng khác nhau: hình chóp tam giác, hình thon dài (như bánh tét nhưng nhỏ hơn).
Bánh tro được làm từ những hạt gạo nếp được chọn kỹ càng, trộn với nước tro. Cách làm loại bánh này yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao. Từ khâu chọn loại lá để đốt tro, lọc nước tro, chọn gạo, đến khâu chọn lá gói, gói bánh, luộc bánh,… đều được thực hiện kỹ càng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bánh thường được ăn cùng với mật đường hoặc đường. Bánh có vị ngọt, thanh mát, ngon miệng. Đây sẽ là món chống ngấy trong mâm cỗ các ngày tết.
Như vậy, Shopee đã cùng các bạn giải quyết bài toán Tết Đoan Ngọ ăn gì? Hy vọng với những chia sẻ này, chúng mình có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về ngày lễ, Tết truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, với chị em nội trợ nào mà chưa biết cần chuẩn bị những món gì cho ngày Tết diệt sâu bọ năm nay thì hãy tham khảo bài viết của chúng mình. Bên cạnh đó, bạn còn những gợi ý gì về các món ăn được sử dụng trong ngày Tết này thì đừng ngần ngại việc chia sẻ cho Shopee và mọi người cùng biết nhé!